Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 10

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 10

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 54 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 205744

Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện diệp lục và carotenoid?

Xem đáp án

Dung dịch cồn 90-96o là dung môi hòa tan được diệp lục và carôtenôit dùng chiết rút được các sắc tố trên và phát hiện ra các sắc tố đó từ lá.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 205745

Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể động vật và các khía cạnh liên quan, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim.

(2). Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi.

(3). Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.

(4). Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu.

Số lượng các phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

(1). Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim→ sai

(2). Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi → đúng.

(3). Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao → sai, bề mặt trao đổi khí phải mỏng và ẩm.

(4). Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu  → đúng

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 205746

Nucleotit không phải là đơn phân cấu trúc nên loại phân tử nào sau đây?

Xem đáp án

Đơn phân cấu trúc protein là acid amin

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 205747

Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò gì?

Xem đáp án

Trong sự tồn tại của quần xã khống chế sinh học có vai trò: Điều hòa mật độ ở các quần thể, đảm bảo cân bằng trong quần xã.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 205748

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào? 

Xem đáp án

Có 2 loại đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào là đột biến lệch bội và đột biến đa bội (tự đa bội và dị đa bội).

Trong các dạng đột biến trên, đột biến đảo đoạn và lặp đoạn là các dạng đột biến cấu trúc NST.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 205749

Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí? 

Xem đáp án

Động vật trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí: châu chấu.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 205750

Sự phân li của cặp gen Aa diễn ra vào kì nào của quá trình giảm phân? 

Xem đáp án

Kì sau của giảm phân 1.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 205751

Phát biểu nào dưới đây mô tả đúng cấu trúc của một nucleosome?

Xem đáp án

Một phần phân tử ADN dài 146 cặp nucleotide cuộn 1,75 vòng quanh lõi gồm 8 phân tử protein histon.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 205752

Thường biến có đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen. Thường biến không phải là nguyên liệu của tiến hóa vì thường biến không di truyền được cho đời sau.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 205753

Ở cá riếc, tiến hành các phép lai sau đây:

♀ không râu x ♂ có râu → F1 100% không râu.

♀ có râu x ♂ không râu → F1 100% có râu.

Cho rằng số lượng con F1 và tỷ lệ đực cái tạo ra là 1:1, nếu cho tất cả các con F1 ở 2 phép lai

ngẫu phối với nhau thì tỷ lệ đời F2 sẽ thu được tỷ lệ:

Xem đáp án

Ở cá riếc, tiến hành các phép lai sau đây:

♀ không râu x ♂ có râu → F1 100% không râu.

♀ có râu x ♂ không râu → F1 100% có râu.

Nhận thấy kết quả lai thuận và lai nghịch luôn cho đời con có kiểu hình 100% giống mẹ à di truyền theo dòng mẹ.

Cho tất cả các con F1 ở 2 phép lai ngẫu phối với nhau thì tỷ lệ đời F2 sẽ thu được tỷ lệ 1 không râu: 1 có râu.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 205754

Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A là 

Xem đáp án

Quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa → Tần số alen A = 0,16 +  \( {0,48 \over 2}\)= 0,4

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 205755

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

Xem đáp án

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở Kỷ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 205756

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là :

Xem đáp án

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản.

Cách li sinh sản có 2 dạng:

+ Cách li trước hợp tử: Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

+ Cách li sau hợp tử: Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 205757

Một tế bào có kiểu gen AaBb De/dE XY, giảm phân không xảy ra đột biến. Số loại giao tử tối thiểu là:

Xem đáp án

Một tế bào có kiểu gen AaBb De/dE XY, giảm phân không xảy ra đột biến. Số loại giao tử tối thiểu là 1 (nếu xét tế bào sinh trứng).

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 205758

Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là:

Xem đáp án

Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh vật sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 205759

“Đây là một dạng hệ sinh thái trẻ, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu từ quang năng. Thành phần và độ đa dạng sinh học thấp, được cung cấp thêm một phần vật chất từ bên ngoài”. Đây là mô tả của:

Xem đáp án

“Đây là một dạng hệ sinh thái trẻ, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu từ quang năng. Thành phần và độ đa dạng sinh học thấp, được cung cấp thêm một phần vật chất từ bên ngoài” Đây là mô tả của hệ sinh thái nông nghiệp.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 205760

Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu đuợc tạo nên từ chất nào sau đây?

Xem đáp án

Có khoảng 90 - 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H2O thông qua quang hợp; trong đó oxi trong nước được giải phóng ra ngoài không đi vào sản phẩm quang hợp. Như vậy, các chất hữu cơ trong cây chủ yếu đuợc tạo nên từ CO2 và nước.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 205761

Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 7.

II. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.

III. Trong số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.

IV. Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN con chỉ chứa 1 mạch đơn N14.

Xem đáp án

Gọi số tế bào ban đầu là a, sau 2 lần phân chia trong môi trường N15 thì số mạch N15 là: 2a× (22 – 1) = 42 → a = 7

Các tế bào phân chia 2 lần trong môi trường N15 được chuyển sang môi trường N14 phân chia 2 lần nữa nên không có phân tử nào chứa 2 mạch N15 → Có 42 phân tử chứa 1 mạch N15↔ có 42 phân tử chứa 1 mạch N14

Số tế bào ở lần cuối là: 7×24 =112 tế bào→ Số phân tử chỉ chứa N14 = 112 – 42 = 70

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 205762

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể? 

Xem đáp án

Đột biến gen không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể. Nó chỉ làm thay đổi, trình tự, số lượng các nucleotit trong một gen nào đó.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 205763

Ở người tính trạng nhóm máu A, B, O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Tần số alen IO trong quần thể là \({\sqrt{0,25} }\) = 0,5
Nhóm máu B chiếm tỉ lệ 39% = IBIB + 2IBIO
Giải ra, ta được tần số alen IB là 0,3.
Vậy tần số alen IA là 0,2.
Vậy nhóm máu A trong quần thể có tỉ lệ: 0,04 IAIA : 0,2IAIO
 Người mang nhóm máu A có dạng: 1/6 IAIA : 5/6IAIO
Cặp vợ chồng mang nhóm máu A.
Xác suất để con có nhóm máu O là: 5/12×5/12=25/144
Vậy xác suất để con có nhóm máu giống bố mẹ (nhóm máu A) là 119/144.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 205764

Một loài động vật, tiến hành lai thuận và lai nghịch cho kết quả như sau:

Lai thuận: ♂ Mắt đỏ × ♀ Mắt trắng → F1 có 100% cá thể mắt trắng.

Lai nghịch: ♂ Mắt trắng × ♀ Mắt đỏ → F1 có 100% cá thể mắt đỏ.

Nếu cho con đực F1 ở phép lai nghịch giao phối với con cái F1 ở phép lai thuận, thu được F2. Theo lí thuyết, số cá thể mắt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả khác nhau, con lai 100% có kiểu hình giống mẹ → Tính trạng màu mắt di truyền theo dòng mẹ.

Nếu cho con đực F1 ở phép lai nghịch giao phối với con cái F1 ở phép lai thuận tức là:

F1: ♂ Mắt đỏ × ♀ Mắt trắng → F2 luôn cho kiểu hình giống mẹ → F2 cho kiểu hình 100% mắt trắng.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 205766

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

A sai. Vì nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.

B sai. Vì ngoài mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác, nhân tố hữu sinh còn bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với thế giới hữu cơ của môi trường.

D sai. Vì những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật được xếp vào nhân tố vô sinh.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 205767

Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n =12, trong trường hợp trên mỗi cặp NST tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng 3 nhiễm (2n+ 1) xảy ra thì số kiểu gen dạng 3 nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là:

Xem đáp án

Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n =12, trong trường hợp trên mỗi cặp NST tương đồng xét một cặp gen dị hợp.

Nếu có đột biến lệch bội dạng 3 nhiễm (2n+ 1) xảy ra thì số kiểu gen dạng 3 nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là = 35 x 4 x \(C_6^1\) = 5832.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 205768

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo ra 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

A sai. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(23-2) = 60 → k = 60:6 = 10.

B đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN

= 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (24 – 2) = 140.

→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 10×2×25– 140 = 500.

C đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 10× (25 + 2 – 24) = 180.

D đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 10×(24-2) = 140.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 205770

Một cơ thể đực có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân cho 2 giao tử AB và ab hoặc Ab và aB

A sai. Vì nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử trong trường hợp 3 tế bào này cho các giao tử hệt nhau.

B đúng. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.

C sai. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 3AB và 3ab hoặc (3Ab và 3aB) hoặc: (2AB : 2ab : 1Ab : 1aB) hoặc (2Ab : 2aB : 1AB : 1ab)

D sai. Vì nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì có thể xảy ra các trường hợp: (4AB: 4ab : 1Ab : 1aB) hoặc (4Ab : 4aB : 1AB : 1ab) hoặc (2AB : 2aB : 3Ab : 3ab) hoặc (2Ab : 2aB : 3AB : 3ab)

→ không xuất hiện trường hợp giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 205773

Cho biết các alen trội là trội hoàn toàn và thế tứ bội chỉ cho giao tử 2n hữu thụ. Có bao nhiêu phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở  là 11:1.

(1)    AAaa x Aaaa            (3) Aa x AAAa            (5) AAaa x AAaa

(2)    AAAa x AAaa            (4) Aa x AAaa            (6) AAAa x AAAa

Xem đáp án

Fphân li theo tỷ lệ 11:1à Bố mẹ cho 12 tổ hợp. Xét tỷ lệ giao tử bố mẹ

(1) AAaa x Aaaa

(1AA:4Aa:1aa) x (1Aa:1aa)

12 tổ hợp, KH 11:1

(2) AAAa x AAaa

(1AA:1Aa) x (1AA:4Aa:1aa)

12 tổ hợp, KH 100% trội

(3) Aa x AAaa

(1A:1a) x (1AA:1Aa)

4 tổ hợp

(4) Aa x AAaa

(1A:1a) x (1AA:4Aa:1aa)

12 tổ hợp, KH 11:1

(5) AAaa x AAaa

(1AA:4Aa:1aa) x (1AA:4Aa:1aa)

36 tổ hợp

(6) AAAa x AAAa

(1AA:1Aa) x (1AA:1Aa)

4 tổ hợp

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 205774

Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.

II. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.

III. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh.

IV. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.

Xem đáp án

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.

Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Ví dụ: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh. Do đó, (1), (3) đúng.

II là mối quan hệ hội sinh.

IV là mối quan hệ cạnh tranh.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 205775

Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng. Quần thể 1 có cấu trúc di truyền: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa; Quần thể 2 có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường, trong đó người chồng thuộc quần thể 1, người vợ thuộc quần thể 2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 1 đứa con gái dị hợp là 11/48.

II. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa trong đó có 1 đứa bình thường và 1 đứa bị bệnh là 3/16.

III. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen dị hợp là 11/48.

IV. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen đồng hợp là 5/16. 

Xem đáp án

A: da bình thường > a: da bạch tạng.

Quần thể 1: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa;

Quần thể 2: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

Người chồng có da bình thường, ở quần thể 1: 1/3 AA: 2/3 Aa (tỉ lệ alen A = 2/3; a = 1/3)

Người vợ có da bình thường, ở quần thể 2: 1/4 AA; 3/4 Aa (tỉ lệ alen A = 5/8; a = 3/8)

I. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 1 đứa con gái dị hợp là 11/48 => đúng

Tỉ lệ sinh con Aa = \({2 \over 3} x {3 \over 8} + {1 \over 3} x {5\over 8} = {11\over 24}\) sinh con gái dị hợp = 1/2 . Aa = 11/48

II. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa trong đó có 1 đứa bình thường và 1 đứa bị bệnh là 3/16. à sai

Sinh con aa (bị bệnh) = 1/8; sinh con bình thường = A- = 7/8

Sinh 1 con bị bệnh, 1 con bình thường =  \( {1 \over 8} x {7 \over 8} x {C_2^1} = {7 \over 32}\)

III. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen dị hợp là 11/48 => sai

Sinh 2 đều có kiểu gen dị hợp = (11/24)2 = 121/576

IV. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen đồng hợp là 5/16 => sai

Sinh 2 con đều có kiểu gen đồng hợp = (AA + aa)2 = 169/576

Có 1 nhận định đúng.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 205776

Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.

II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.

III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

IV. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.

Xem đáp án

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.

I đúng. Vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến.

II sai. Vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.

III đúng. Vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào. IV sai. Vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 205777

Chiều dài và chiều rộng của cánh của một loài ong mật trinh sản được quy định bởi hai gen A và B nằm trên cùng một NST có quan hệ trội lặn hoàn toàn, khoảng cách di truyền giữa hai gen đủ lớn để xảy ra quá trình hoán vị gen. Ong chúa cánh dài, rộng giao hoan với các con đực đồng nhất về kiểu gen và có kiểu hình cánh ngắn, hẹp thu được F1 100% các cá thể cánh dài, rộng. Tiếp tục tiến hành các phép lai và ghi nhận các kết quả của chúng. Cho các nhận xét sau: 

(1). Cả ong chúa và các ong đực ở thế hệ ban đầu đều thuần chủng về 2 cặp tính trạng.

(2). Nếu cho ong chúa F1 giao hoan với ong đực F1 sẽ tạo ra đời con có 5 loại kiểu hình khác nhau xét cả tính trạng giới tính.

(3). Nếu ong chúa F1 giao hoan với các ong đực P sẽ tạo ra đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình giống nhau ở 2 giới.

(4). Nếu cho ong chúa P giao hoan với ong đực F1 sẽ chỉ tạo ra 1 loại kiểu hình về chiều dài và chiều rộng cánh.

Số nhận xét đúng: 

Xem đáp án

A và B nằm trên cùng một NST (có hoán vị gen)

Có trinh sinh.

Ong chúa cánh dài, rộng giao hoan với các con đực đồng nhất về kiểu gen và có kiểu hình cánh ngắn, hẹp thu được F1 100% các cá thể cánh dài, rộng.

=> dài (A) trội so với ngắn (a)

Rộng (B) trội so với hẹp (b)

P: AB/AB x ab

F1: AB/ab; AB

(1). Cả ong chúa và các ong đực ở thế hệ ban đầu đều thuần chủng về 2 cặp tính trạng => đúng

(2). Nếu cho ong chúa F1 giao hoan với ong đực F1 sẽ tạo ra đời con có 5 loại kiểu hình khác nhau xét cả tính trạng giới tính => đúng

F1: AB/ab                   x AB

GF: AB, ab, Ab, aB                AB

F2: AB/AB, AB/ab, AB/Ab, AB/aB, AB, ab, Ab, aB

Giới cái có 1KH

Giới đực có 4KH

(3). Nếu ong chúa F1 giao hoan với các ong đực P sẽ tạo ra đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình giống nhau ở 2 giới => đúng

F1: AB/ab                   x ab

GF1: AB, ab, Ab, aB     AB

F2: ♀: AB/ab, ab/ab, Ab/ab, aB/ab

♂: AB, ab, Ab, aB

(4). Nếu cho ong chúa P giao hoan với ong đực F1 sẽ chỉ tạo ra 1 loại kiểu hình về chiều dài và chiều rộng cánh => đúng

F1: AB/AB x AB

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 205778

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây đời P giao phấn thu được F1 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 16% cây thân cao, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 20% số cây thân cao, hoa trắng.

II. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 2/7.

Xem đáp án

Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ → Tính trạng thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.

Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp; B: hoa đỏ, b: hoa trắng.

F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16% → \( {ab \over ab}\) = 25% - 16% = 9% = 0,09.

0,09  \({ab \over ab}\)= 0,3ab × 0,3ab (do hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau)

→ F1 có kiểu gen \( {AB \over ab}\)và tần số hoán vị = 1 - 2×0,3 = 0,4 = 40% → II đúng.

I đúng. Vì F1 lai phân tích: \({AB \over ab} x {AB \over ab}\)

→ Tỉ lệ cây cao, hoa trắng \( {AB \over ab}\)= 0,2Ab × 1ab = 0,2 = 20%

III sai. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng

 \( {0,5 - \sqrt{0,09} \over 0,5 +\sqrt{0,09}} = {0,2\over 0,8}\) = 1/4.

IV sai. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng  = \( {0,09 \over 0,5 + 0,09} = {9 \over 59}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 205780

Xét một cơ thể đực có kiểu gen \( {AbDeGH \over aBdEGH}\) tiến hành giảm phân tạo giao tử. Giả sử trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng ở tất cả các tế bào đều có hoán vị gen. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

II. Có 9 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 16 loại giao tử.

III. Có 2 tế bào giảm phân và mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

IV. Có 9 tế bào giảm phân và mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu trên đều đúng. → Đáp án D.

Kiểu gen trên có 4 cặp gen dị hợp.

I đúng. 2 tế bào giảm phân thì số giao tử tối đa = 2 × 2 + 2 = 6 loại.

II đúng. Kiểu gen trên có 4 cặp dị hợp → Số loại giao tử tối đa tạo ra = 24 = 16 loại.

(vì 16 < 2 × 9 + 2 )

III đúng. 2 tế bào giảm phân có trao đổi chéo tại 1 điểm thì số giao tử tối đa = 2 × 2 + 2 = 6 loại.

IV đúng. 9 tế bào giảm phân có trao đổi chéo tại 1 điểm thì số giao tử tối đa = 2 × 4 = 8 loại.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 205781

Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Ở F2, kiểu hình hoa vàng có kiểu gen dị hợp chiếm 12,5%.

   II. Ở F2, kiểu hình hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp chiếm 6,25%.

   III. Ở F2, có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.

   IV. Trong số các cây hoa trắng ở F2, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 50%.

Xem đáp án

Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây hoa đỏ.

Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.

Quy ước :

A-B- : đỏ

A-bb ; aaB- : vàng

aabb : trắng

P : AABB x aabb

F1 : AaBb

F1 x F1

F2 : 9A-B- ; 3A-bb ; 3aaB- : 1aabb

   I. Ở F2, kiểu hình hoa vàng có kiểu gen dị hợp chiếm 12,5% => sai

Aabb + aaBb = 4/16

   II. Ở F2, kiểu hình hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp chiếm 6,25% =>  đúng

AABB = 1/16

   III. Ở F2, có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng => sai, có 4 KG quy định hoa vàng là AAbb, Aabb, aaBB, aaBb

   IV. Trong số các cây hoa trắng ở F2, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 50% => sai, tỉ lệ hoa trắng đồng hợp trong số các cây hoa trắng là 100%.

Có 1 nhận định đúng.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 205782

Ở một loài ngẫu phối, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen (A1, A2, A3, A4). Tần số alen A1 là 0,625, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể đang cân bằng di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen A3 = 0,125.

II. Quần thể có tối đa 6 kiểu gen dị hợp về gen 

III. Các kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 43,75%.

IV. Các kiểu gen dị hợp về gen A1 chiếm tỉ lệ 46,875%.

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án D.

- Phát biểu I. đúng. Vì tổng tần số của 4 alen A1 + A2 + A3 + A4 = 1, trong đó A1 = 0,625

Suy ra A2 + A3 + A4 = 1 – 0,625 = 0,375. → A3 = 0,375 : 3 = 0,125.

- Phát biểu II. đúng. Vì khi gen A có 4 alen thì số kiểu gen dị hợp = C = 6.

- Phát biểu III. đúng. Vì có 4 kiểu gen đồng hợp là A1A1 ; A2A2 ; A3A3 ; A4A4

Tỉ lệ của 4 kiểu gen này = (0,625)2 + (0,125)2 + (0,125)2 + (0,125)2 = 0,4375.

- Phát biểu IV. đúng. Vì có 3 kiểu gen dị hợp về gen A1 là A1A2 ; A1A3 ; A1A4.

Tỉ lệ của 3 kiểu gen dị hợp này = 2.0,625.0,125 + 2.0,625.0,125 + 2.0,625.0,125 = 0,46875.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 205783

Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1). Xác suất người số 18 mang alen gây bệnh là 66,67%

(2). Có thể xác định được kiểu gen của cặp vợ chồng 5 và 6 cùng các con của họ.

(3). Tất cả các cá thể bị bệnh đều có thể xác định được kiểu gen nhờ các thông tin từ phả hệ.

(4). Cặp vợ chồng 22 – 23 sinh con thứ 4 là nữ, lành bệnh có xác suất là 16,67%

Xem đáp án

Do cặp 11 x 12 bị bệnh nhưng sinh được con 18 không bệnh => bệnh do gen trội quy định

=> gen quy định bệnh (A) là gen trội hoàn toàn so với gen quy định không bệnh (a)

(1). Xác suất người số 18 mang alen gây bệnh là 66,67% => sai, 18 chỉ có KG aa (không bệnh).

(2). Có thể xác định được kiểu gen của cặp vợ chồng 5 và 6 cùng các con của họ => đúng, họ đều có KG là aa

(3). Tất cả các cá thể bị bệnh đều có thể xác định được kiểu gen nhờ các thông tin từ phả hệ => sai, không thể xác định kiểu gen của tất cả các cá thể bị bệnh.

(4). Cặp vợ chồng 22 – 23 sinh con thứ 4 là nữ, lành bệnh có xác suất là 16,67% => sai

24, 25, 26 đều có KG aa =>  22: Aa  x  23: aa

Sinh con thứ 4 là nữ, lành bệnh = 0,5 x aa = 0,5 x 0,5 = 0,25

Vậy có 1 nhận định đúng.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »