Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 5
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 5
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
96 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen là:
Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen là đậu Hà Lan
Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là:
Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là: Ưu thế lai
Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào?
Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào pha S của kỳ trung gian
Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở:
Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở: Con cái là XX, con đực là XY
Ở một quần thể thực vật tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỷ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai lần lượt là?
Qua mỗi thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ dị hợp giảm 1 nửa. Ở F1: Aa = 1/2; F2: Aa = 1/4
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất
Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng:
Thường sử dụng E.coli làm tế bào nhận vì chúng sinh sản rất nhanh
Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdee khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là:
Theo quy luật Mendel, số loại giao tử = 2n Trong đó n là số cặp gen dị hợp tử.
Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:
Bộ NST lưỡng bội là 2n, gen liên kết thành từng cặp ⇒ Có n nhóm gen liên kết.
Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợpngày càng tăng là đặc điểm của quần thể tự phối.
Ở người, bệnh nào sau đây do gen nằm trên NST Y gây ra?
Tật túm lông trên vành tai do gen lặn trên NST Y gây ra
Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là :
Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 vàng: 1 xanh?
P: Aa x Aa
GP: A, a
F1: 1AA : 2Aa : 1aa ⇒ KH: 3 vàng : 1 xanh
Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chứng Down là:
Down là hội chứng do trong bộ NST của người mắc có 3 NST số 21 ⇒ Bộ NST của người mắc có 47 NST
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có:
Số KG và KH của từng cặp tính trạng: Aa x aa → 2KG, 2KH; Bb x BB → 2KG, 1KH; Dd x Dd → 3KG, 2KH; EE x ee → 1KG, 1KH.
⇒ Tổng số KG = 2x2x3x1 = 12.
Số KH: 2x1x2x1 = 4
Giả sử mạch mã gốc có bộ ba 5’ TAG 3’ thì bộ ba mã sao tương ứng trên mARN là:
Mạch mã gốc: 5’TAG3’
mARN: 3’AUX5’
Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ:
Con trai nhận NST giới tính X từ mẹ
Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần đã tạo ra số phân tử ADN là:
Số phân tử ADN được tạo ra bằng 2n trong đó n là số lần nhân đôi
Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit là: 600A, 300X. Tổng số liên kết hiđrô của gen là:
Số liên kết hydro của gen H = 2A + 3G
Biết một gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AabbDd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng là:
Tỷ lệ KH lặn cả 3 tính trạng là: ¼ x¼x½ = 1/32
Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của cặp số 7. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.
II. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 15/16.
III. Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm 1/4.
IV. Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm 1/4.
I đúng. Vì tỉ lệ giao tử không bị đột biến = (½)4 = 1/16.
II. Tỉ lệ giao tử bị đột biến = 1 - ( ½)4 = 15/16.
III. Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST = 4.(½)4 = 1/4.
IV. Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST = \(C_4^3\)(½)4 = 1/4.
Khi nói về quá trình dịch mã, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra ở trong nhân của tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành 2 giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.
(4) Có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN, rARN.
Các phát biểu đúng về quá trình dịch mã là (2), (3).
(1) sai vì dịch mã diễn ra ở tế bào chất
(4) sai vì không có sự tham gia trực tiếp của ADN
Những cơ thể mang đột biến nào sau đây là thể đột biến?
(1) Đột biến gen lặn trên NST giới tính.
(2) Đột biến gen trội.
(3) Đột biến dị đa bội.
(4) Đột biến gen lặn trên NST thường.
(5) Đột biến đa bội.
(6) Đột biến cấu trúc NST.
Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình: 1 (NST Y) ,2, 3, 5, 6
Ở một loài thực vật, A: thân cao, a: thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể \( {Ab \over aB}\) (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả 2 giới) tự thụ phấn. tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau là:
Ab/aB , hoán vị f = 20%
Giao tử : AB = ab = 0,1 và Ab = aB = 0,4
Đời con, tỉ lệ cây thấp vàng aabb = 0,1 x 0,1 = 0,01 = 1%
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dich mã. à sai
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể → đúng
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit → sai, đột biến điểm liên quan đến 1 cặp nu
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến → đúng
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường → đúng
Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành 3 phép lai:
Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ : 25% nâu.
Phép lai 2: vàng x trắng → F1: 100% vàng.
Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng : 50% nâu : 25% vàng.
Từ kết quả trên rút ra kết luận về thứ tự của các alen từ trội đến lặn là:
Xét phép lai 1: đỏ x đỏ → 75% đỏ : 25% nâu → tính trạng màu đỏ là trội so với tính trạng màu nâu.
Xét phép lai 2: vàng x trắng → 100% vàng → vàng là trội so với trắng.
Xét phép lai 3: Mắt vàng x Mắt nâu → 25% trắng : 50% nâu : 25 % vàng → 4 tổ hợp = 2 x 2 ⇒ vàng, nâu dị hợp. Có xuất hiện Trắng --> vàng, nâu trội vàng => Thứ tự từ trội đến lặn là: đỏ → nâu → vàng → trắng.
Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng bình thường có khả năng sinh con mắc bệnh với xác suất bao nhiêu phần trăm? Biết rằng bố mẹ của họ đều bình thường nhưng người chồng có cô em gái mắc bệnh và người vợ có cậu em trai mắc bệnh này.
Hai vợ chồng này đều có em ruột bị bệnh nên bố mẹ họ phải có kiểu gen : Aa × Aa → Họ có kiểu gen : 1AA :2Aa
Cặp vợ chồng này : (1AA :2Aa)×(1AA :2Aa)↔ (2A :1a) × (2A :1a)
Xác suất họ sinh con bị bệnh là 1/9 ≈ 11,11%
Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 2 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 2 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:
Vì kết thúc giảm phân I sẽ tạo ra 2 loại tế bào là Aabb và aabb.
Ở giảm phân II, cặp số 1 không phân li thì sẽ có:
-Tế bào AAbb, cặp AA không phân li sẽ tạo ra giao tử AAb và giao tử b.
-Tế bào aabb, cặp aa không phân li sẽ tạo ra giao tử aab và giao tử b.
→ Có 3 loại giao tử có KG là AAb, aab, b.
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen.
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A đỏ >> a vàng
B tròn >> b bầu dục
Ta có : P thuần chủng => F1: 100% cây hoa đỏ, quả tròn \( {AB \over ab}\)
Xét đời F2 có :
Kiểu hình hoa đỏ bầu dục ( A-bb) là 9% => (aa,bb) = 0,25 – 0,09 = 0,16
(aa,bb) = 0.16 = 0,4 ab x 0,4 ab .
=> ab = 0,4
Có xảy ra hoán vị gen với tần số (0,5 – 0,4 ) x 2 = 0,2 => 4 đúng
Số kiểu gen được tạo ra trong quần thể ở thế hệ F2 là 10 kiểu gen => 1 và 2 sai
Tỉ lệ cá thể có kiểu gen \( {AB \over ab}\) là : 0.4 x 0.4 x 2 = 0.32
Ở 1 quần thể động vật, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên NST thường. Ở thế hệ xuất phát (P), khi chưa xảy ra ngẫu phối có tần số alen A ở giới đực trong quần thể là 0,8 ; tần số alen A ở giới cái là 0,4. Nếu quần thể này thực hiện ngẫu phối, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(2) Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền sẽ là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
(3) Tần số kiểu gen đồng hợp là 32% sau 1 thế hệ ngẫu phối.
(4) Tần số alen A = 0,6 ; a = 0,4 duy trì không đổi từ P đến F2.
♂: 0,8A:0,2a
♀: 0,4A:0,6a
Sau 1 thế hệ ngẫu phối: (0,8A:0,2a)(0,4A:0,6a) → 0,32AA:0,56Aa: 0,12aa
→ tần số alen chung của quần thể: 0,6A:0,4a
Khi quần thể cân bằng di truyền sẽ có cấu trúc: 0,36AA:0,48Aa: 0,16aa
Xét các phát biểu
I sai; II đúng; III sai, tỷ lệ đồng hợp là 44%; IV đúng
Bệnh mù màu ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là:
Xét bệnh bạch tạng :
A bình thường >> a bị bệnh
Người chồng bình thường, bố mẹ bình thường, em gái bị bạch tạng
=> Người chồng có dạng : (\( {1 \over 3}\)AA : \( {2\over 3}\)Aa)
Người vợ bình thường, bố mẹ không bị bạch tạng, em trai bị bạch tạng
=> Người vợ có dạng : (\( {1 \over 3}\)AA : \( {2 \over 3}\)Aa)
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị bạch tạng là : \( {1 \over 3}\) x \( {1\over 3}\)= \( {1 \over9}\)
Xét bệnh mù màu
B bình thường >> b mù màu
Người chồng bình thường : XBY
Người vợ có bố mù màu
=> Người vợ có kiểu gen XBXb
Xác suất sinh con đầu lòng là con trai, bị mù màu là: \({1 \over 2}\) x \({1 \over 2}\) = \({1 \over 4}\)
Vậy xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con trai bị 2 bệnh trên là \( {1 \over 4}\)x \( {1 \over 9}\)= \({1 \over 36}\)
Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau:
Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’ XAA 5’ ; 3’ XAG 5’ ; 3’ XAT 5’ ; 3’ XAX 5’ và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết có những dự đoán nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(1) Đúng, do tạo ra mã kết thúc UGA
(2) Đúng do vị trí nu thứ 3 của một số bộ ba bất kể là loại nu nào trong 4 loại nu A,U,G,X thì vẫn mã hóa 1 loại axit amin. Đây là do tính thoái hóa mã di truyền
(3) Sai, xảy ra đột biến dịch khung, toàn bộ các axit amin bắt đầu kể từ vị trí đột biến đều bị thay đổi
(4) Đúng do 2 vị trí nu đầu tiên là vị trí đặc hiệu, thay thế cặp nu khác sẽ mã hóa axit amin khác
Trong giảm phân tạo giao tử ở một phụ nữ lớn tuổi đã xảy ra sự không phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân I. Bố giảm phân bình thường. Đời con của cặp vợ chồng này bị đột biến dạng thể ba nhiễm có thể có bao nhiêu % sống sót?
Người phụ nữ xảy ra sự không phân li ở cặp NST giới tính trong giảm phân I
XX tạo giao tử XX và O
Cặp NST giới tính của chồng người phụ nữ này giảm phân bình thường XYsẽ tạo được các giao tử X , Y
Trong thụ tinh giữa giao tử bình thường của bố với giao tử do rối loạn phân li của mẹ sẽ tạo được 3 loại hợp tử có khả năng sống sót: XXX; XXY; XO
→ Thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ là : 2/3 = 66,67%
Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. Hà và Lan đều có mẹ bị bệnh bạch tạng. Bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình thường (nhưng có bố đều bị bệnh). Hà sinh 1 con gái bình thường đặt tên là Phúc, Lan sinh 1 con trai bình thường đặt tên là Hậu. Sau này Phúc và Hậu lấy nhau. Xác suất cặp vợ chồng Phúc và Hậu sinh 2 đứa con đều bình thường là bao nhiêu?
Hà và Lan có bố mẹ : AA x aa
→ Hà và Lan có kiểu gen: Aa
Chồng của 2 người bình thường (A-) có bố bị bệnh (aa)
→ Chồng của 2 người có kiểu gen: Aa
Hà sinh 1 con gái (Phúc) bình thường ↔ (1/3AA : 2/3Aa)
Lan sinh 1 con trai (Hậu) bình thường ↔ (1/3AA : 2/3Aa)
Phúc và Hậu lấy nhau : (1/3AA : 2/3Aa) x (1/3AA : 2/3Aa)
ta có các phép lai:
AA X AA ⇒ AA 1/3X1/3 =1/9
Aa x Aa ⇒ tỷ lệ A-: 2/3×2/3×(3/4)2=1/4
Aa x AA ⇒ Tỷ lệ A- : 2/3 x 1/3 x 2 =4/9
vậy xác suất sinh 2 con bình thường là: 1/4 +4/9+1/9=29/36
Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là:
Gen quy định màu mắt có 2 \({2+1 \over 2}\) = 3KG
Gen quy định dạng tóc có 2 \( {2+1 \over 2}\) = 3 KG
Gen quy định nhóm máu có 3 \( {3 + 1 \over 2}\) = 6KG
=> Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen trong quần thể là : 3.3.6 = 54 KG
Giả sử 1 cây ăn quả của 1 loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Phát biểu sai là C, nếu nuôi hạt phấn rồi lưỡng bội hoá tạo ra cây thuần chủng.
Đề thi liên quan
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 5
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-