Ngữ pháp - Câu tường thuật
CÂU TƯỜNG THUẬT
1. Phân biệt câu trực tiếp và câu gián tiếp
- Khi biến đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, chúng ta phải thay đổi :
+ Bỏ dấu ngoặc, dấu phẩy, dấu chấm sau chữ “said”.
+ Thay đổi đại từ “I” => “She”
+ Thay đổi thì của động từ “come” => “came”
+ Thay đổi trạng ngữ/ phó từ: “here” => “there”
- Tuy nhiên nếu người nói vẫn ở vị trí đó và vẫn cùng thời gian đó, chúng ta sẽ không phải thay đổi thì của động từ, tính từ sở hữu, trạng từ chỉ thời gian và địa điểm.
Ví dụ:
Trực tiếp: Mary “I often come here.”
Gián tiếp: Mary is saying (that) she often comes here.
2. Thay đổi từ câu chủ động thành câu bị động.
- Các đại từ: Các đại từ nhân xưng và đại từ sở hữu khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như sau:
- Thay đổi thì của động từ: Thì của động từ trong câu gián tiếp đều tuân thủ theo 1 quy tắc chung là lùi về 1 thì.
- Thay đổi một số động từ khuyết thiếu:
- Thay đổi trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, đại từ và tính từ chỉ định.
3. Lời nói gián tiếp trong câu khẳng định:
- Động từ tường thuật thường được sử dụng là: tell, say, explain, tell someone, say/explain to someone.
Ví dụ:
Trực tiếp: She said: “I will call you tomorrow.”
Gián tiếp: She said (that) she would call me the next day. (Cô ấy nói cô ấy sẽ gọi cho tôi vào ngày hôm sau”
4. Lời nói gián tiếp trong câu hỏi Yes-No:
- Động từ tường thuật thường được sử dụng như là: ask, wonder, inquire, want to know. Nếu những động từ tường thuật trong câu trực tiếp là “said”, “said to”, “told”, chúng ta cần đổi những từ này thành “asked”
- Trợ động từ sẽ lùi về 1 thì và chuyển về sau chủ ngữ.
- Bỏ “that” và dấu hỏi.
- Sử dụng “if/whether” để liên kết mệnh đề chính với câu hỏi gián tiếp.
Ví dụ:
Trực tiếp: We asked Andrew, “Have you bought a new game?”
Gián tiếp: We asked Andrew if he had bought a new game. (Tôi hỏi Andrew xem là có phải cậu ấy mua trò chơi mới phải không”
5. Lời nói gián tiếp trong câu hỏi Wh-question
- Những thay đổi chính cũng giống như trong câu yes-no question
- Từ để hỏi được chuyển về làm liên từ
Ví dụ:
He asked me, “When I call you back?”
He asked me when he could call me back.
6. Câu mệnh lệnh
- Dạng khẳng định
Ví dụ:
- He said to me “Slow down, please.” (request)
=> He asked me to slow down.
- She said to them, “Stop shouting!” (order)
=> She told them to stop shouting.
- Dạng phủ định:
Ví dụ:
He said to me, “Don’t shut the door!” (order)
=> He told me not to shut the door.
7. Một số cấu trúc khác:
- suggested/recommended doing something: gợi ý cho ai làm gì
Ví dụ: He suggested going to the cinema that weekend.
(Anh ta gợi ý đi xem phim vào cuối tuần)
- invited somebody to V: mời ai làm gì
Ví dụ: I invited her to dance.
(tôi mời cô ấy nhảy)
- offered to do something: yêu cầu làm gì
Ví dụ: She offered to drive them home.
(Cô ấy yêu cầu được lái xe đưa họ về nhà.)
- apologized to somebody for doing something: xin lỗi vì điều gì
Ví dụ: We apologized to him for the inconvience.
(Chúng tôi xin lỗi anh ta vì sự bất tiện.)
8. Cấu trúc Wh- to-V-infi
- Câu trúc này luôn sử dụng những động từ sau: ask, wonder, be sure, have no idea, (not) know, decide, tell, remember, forget, explain, learn, understand.
Ví dụ: Now, I don’t know what to do. (Bây giờ tôi không biết làm gì)
I have no idea where to go tonight. (Tôi chẳng biết đi đâu tối nay)