Soạn Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Câu 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Cơ sở xuất hiện và nội dung cụ thể từng giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học.
Câu 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Mối quan hệ giữa các giá trị của văn học
- Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc.
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy.
Câu 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
- Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc chuyển hóa văn bản ngôn từ nghệ thuật thành tác phẩm văn học thông qua các giai đoạn như đọc văn bản (tri giác ngôn từ, tái tạo hình ảnh…), phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, ghi nhớ những điều hay, tâm đắc…
- Tính chất tiếp nhận văn học:
+ Đó là một quá trình giao tiếp.
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng.
+ Tính đa dạng, không thống nhất của việc tiếp nhận văn học.
Câu 4 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
- Quá trình tiếp nhận văn học bao gồm ba cấp độ:
+ Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.
+ Cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Cảm thụ chú ý đến cả nội dung hình thức và nội dung biểu hiện (nghệ thuật).
- Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần
+ Không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình.
+ Tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận.
+ Biết trân trọng tác phẩm, tìm cách tìm hiểu tác phẩm một cách khách quan, trọn vẹn.
+ Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
+ Không nên suy diễn tùy tiện