Vài nét về Lưu Quang Vũ
1. Tiểu sử
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra trong một gia đình trí thức ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
- Từ năm 1965 đến năm 1970, ông vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.
- Từ năm 19780đến năm 1978 ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh: làm hợp đồng cho Nhà xuất bản Giải phóng, chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...
- Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu.
- Là một con người tài năng đa dạng nhưng gặp nhiều bất hạnh.
- Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 ( viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kì)
- Lưu Quang Vũ thành công nhất ở thể loại kịch, với những vở kịch gây chấn động dư luận như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,...
- Trước khi đến với thể loại kịch nói, Lưu Quang Vũ từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh. Thơ Lưu Quang Vũ không sắc sảo và dữ dội như kịch nhưng giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Các tác phẩm tiêu biểu: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu,...
b. Phong cách nghệ thuật
Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.