Soạn Nhìn về vốn văn hóa dân tốc siêu ngắn
Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các cơ sở:
+ Tôn giáo.
+ Nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học).
+ Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán).
+ Sinh hoạt (ăn, ở, mặc).
Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
- Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện.
- Đặc điểm này nói lên thế mạnh của vốn văn hóa dân tộc: tạo ra cuộc sống thiết thực bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng thanh lịch sống có tình nghĩa có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
Các ví dụ:
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng: Chùa Một Cột, kiến trúc Cung đình Huế, Hoàng thành Thăng Long...
- Các câu tục ngữ, ca dao: “Người thanh nói tiếng cũng thanh / Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”...
Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Hạn chế của vốn văn hóa dân tộc:
- Đời sống tinh thần và vật chất: dung hòa trong tất cả nên đời sống chưa có một vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật, chưa ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hóa khác.
- Tôn giáo, nghệ thuật: Ít quan tâm đến tôn giáo nên tôn giáo không phát triển, không có các công trình kì vĩ, tráng lệ. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.
- Quan niệm về lí tưởng: không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, chấp nhận cái gì vừa phải, không ca tụng trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo.
Câu 4 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống của Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo.
Người Việt Nam đã tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.
Ví dụ: Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Câu thơ của Nguyễn Trãi có sự kế thừa từ tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử.
Câu 5 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên mặt tích cực của văn hóa Việt Nam. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.
Câu 6 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác chân chính dân tộc đó... là dân tộcViệt Nam có bản lĩnh” bởi:
- Về lịch sử: dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức, đồng hóa nên chúng ta không thể trông cậy vào khả năng tạo tác (sự sáng tạo của dân tộc).
- Về chữ viết: Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán.
- Về văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hóa các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thể thơ tự do, phóng khoáng của phương Tây...
⇒ Chúng ta tiếp thu nhưng không hề rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác.