Bài 10: ê l

Lý thuyết về bài 10: ê l tv-cánh diều lớp 1 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(392) 1306 02/08/2022

1/ Làm quen

- Tiếng gồm có âm l, âm ê.

- Âm l đứng trước, âm ê đứng sau

- Đánh vần: lờ - ê - lê, lê

2/ Mở rộng vốn từ

Tìm tiếng chứa âm ê và tiếng chứa âm l

Trả lời:

- Tìm trong tranh tiếng có chứa âm ê: bê, khế, trê

- Tìm thêm những tiếng có chứa âm ê: dê, kệ, bế, dế, ....

- Tìm trong tranh tiếng có chứa âm l: lửa, lặn, lúa

- Tìm thêm những tiếng có chứa âm l: lạnh, lá, lau, lồng, làng, ...

3/ Tập đọc

- Tranh 1: la

- Tranh 2: lá

- Tranh 3: lồ ô

- Tranh 4: le le

- Tranh 5: dế

- Tranh 6: dê

- Tranh 7: đê

- Tranh 8: lọ

- Tranh 9: lê la

* Chú thích:

- La là con vật cùng họ với lừa

- Lồ ô là loài tre to, mọc ở rừng thân thẳng, thành mỏng.

- Le le là một loài chim nước, hình dáng giống như vịt nhưng nhỏ hơn, mỏ nhọn.

- Đê là bờ (sông, biển) ngăn nước bảo vệ nhà cửa, đồng ruộng…

- Lê la là đi hết chỗ này, chỗ kia….trong bài là cậu bé bò lê la theo quả bóng hết chỗ này đến chỗ kia

4/ Hướng dẫn viết

- Chữ ê: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 3 nét:

Nét 1, đặt viết trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2. Chú ý, vòng khuyết nhìn cân xứng không quá to hoặc nhỏ. (Cách viết tương tự chữ e).

Nét 2, nét 3, từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút lên đầu chữ e để viết dấu mũ (ở khoảng giữa đường kẻ 3 và 4) tạo thành chữ ê. 

- Chữ l: Cao 5 li, gồm 1 nét. Nét viết chữ l là kết hợp của hai nét cơ bản khuyết xuôi và móc ngược (phải).

Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6). Đến gần đường kẻ 2 thì viết tiếp nét móc ngược (phải). Dừng bút ở đường kẻ 2.

- Tiếng : viết chữ l trước chữ ê sau, chú ý nối giữa chữ l với chữ ê.

(392) 1306 02/08/2022