Bài 16: gh
1/ Làm quen
- Tiếng ghế gồm âm gh, âm ê.
- Âm gh đứng trước, âm ê đứng sau
- Đánh vần:
Giới thiệu chữ g và chữ gh:
2/ Mở rộng vốn từ
Tìm tiếng chứa g và gh trong tranh:
Trả lời:
a. Tiếng có chứa âm g
- Tìm trong tranh tiếng có chứa âm g: gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá
- Tìm thêm tiếng khác có chứa âm g: gáo, gạo, gò, gầu, gấu, găng tay, gặng hỏi,....
b. Tiếng có chứa âm gh
- Tìm trong tranh tiếng có chứa âm gh: ghi, ghẹ
- Tìm thêm tiếng khác có chứa âm gh: ghẹo, ghe, ghế, ghi, ...
3/ Ghi nhớ
4/ Tập đọc
a) Tập đọc
- Tranh 1: Hà có ghế gỗ.
- Tranh 2: Ba Hà có ghế da.
- Tranh 3: Bờ hồ có ghế đá.
- Tranh 4: Bà bế bé Lê ở ghế đá.
b) Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi: Hà có ghế gì?
Trả lời: Hà có ghế gỗ.
- Câu hỏi: Ba Hà có ghế gì?
Trả lời: Ba Hà có ghế da.
- Câu hỏi: Bờ hồ có ghế gì?
Trả lời: Bờ Hồ có ghế đá.
- Câu hỏi: Bà bế be Lê ngồi ghế nào?
Trả lời: Bà bế bé Lê ngồi ở ghế.
5/ Hướng dẫn viết
- Chữ gh: là chữ ghép từ hai chữ cái g và h. Viết chữ g trước (1 nét cong kín, 1 nét khuyết ngược), chữ h sau (1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu).
- Tiếng ghế: viết gh trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê, chú ý nối nét giữa gh và ê.
- Tiếng gỗ: viết chữ g trước, chữ ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
- Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín.
- Số 7: cao 4 li. Gồm 3 nét: nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên.