Các dạng bài tập về chuyển động của hệ vật
I - LÝ THUYẾT
- Nếu các vật trong hệ liên kết với nhau bằng dây nối không dãn, nhẹ thì các vật trong hệ chuyển động với cùng một gia tốc:
\(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + ...}}{{{m_1} + {m_2} + ...}}\)
Trong đó: \({F_1};{F_2}\) là ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ
- Nếu các vật liên kết với nhau bằng ròng rọc cần chú ý:
+ Đầu dây luồn qua ròng rọc động đi được quãng đường s thì vật treo vào trục ròng rọc đi được quãng đường là \(\dfrac{s}{2}\), vận tốc và gia tốc cũng theo tỉ lệ đó.
+ Nếu hệ gồm hai vật chồng lên nhau thì khi có chuyển động tương đối ta cần khảo sát từng vật riêng lẻ, khi không có chuyển động tương đối ta coi hai vật là một vật có khối lượng bằng tổng khối lượng của hai vật khi khảo sát.
II - CÔNG THỨC CỘNG GIA TỐC
\(\overrightarrow {{a_{13}}} = \overrightarrow {{a_{12}}} + \overrightarrow {{a_{23}}} \)
Trong đó:
+ \({a_{13}}\): gia tốc tuyệt đối (gia tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên)
+ \({a_{12}}\): gia tốc tương đối (gia tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động)
+ \({a_{23}}\): gia tốc kéo theo (gia tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên)