Vật rắn

Lý thuyết Vật rắn, khái niệm về vật rắn, các dạng cân bằng của vật rắn, trọng tâm của vật rắn và điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế.
(400) 1334 29/07/2022

I - VẬT RẮN

Vật rắn là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

II - CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN

1. Các dạng cân bằng của vật rắn

- Cân bằng bền: Nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài

- Cân bằng không bền: Đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu

- Cân bằng phiếm định: Sau khi vật rời khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới.

2. Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực

Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối

\(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó

III - TRỌNG TÂM CỦA VẬT RẮN

- Trọng tâm G của vật rắn: là điểm đặt của trọng lực

- Cách xác định trọng tâm của các vật rắn mỏng, phẳng:

     + Đối với các vật có dạng hình học đối xứng đồng chất, trọng tâm của vật nằm ở trọng tâm hình học của vật.

+  Đối với các vật rắn mỏng phẳng có hình dạng bất kỳ, ta có thể dử dụng dây dọi để xác định trọng tâm của vật: treo vào các điểm khác nhau trên vật rắn sau đó vẽ lại phương của dây dọi, giao điểm của các đường đánh dấu là trọng tâm của vật rắn mỏng phẳng.

IV - ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

- Mặt chân đế: là phần diện tích đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các phần tiếp xúc của vật rắn với mặt phẳng đỡ.

- Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế: Đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.

- Mức vững vàng của vật rắn phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm

(400) 1334 29/07/2022