Động năng
I - KHÁI NIỆM
1. Năng lượng
Năng lượng là dạng vật chất đặc biệt gắn liền với mọi vật.
Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
2. Động năng
Động năng là năng lượng có được do chuyển động.
II - BIỂU THỨC TÍNH ĐỘNG NĂNG
1. Biểu thức động năng
Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(v\) là năng lượng (kí hiệu Wđ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức:
\({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)
Trong đó:
+ \(m\): khối lượng của vật (kg)
+ \(v\): vận tốc của vật (m/s)
- Đơn vị của động năng: Jun (J)
2. Sự biến thiên động năng
Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công.
Biến thiên động năng của vật khi thay đổi vận tốc từ \({v_1} \to {v_2}\) bằng công của ngoại lực \(\overrightarrow F \) tác dụng vào vật làm vật thay đổi vận tốc từ \({v_1} \to {v_2}\)
\({{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} = \frac{1}{2}m(v_2^2 - v_1^2) = A\)
Hệ quả: Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng (tức là vật thu thêm công - hay vật sinh công âm). Ngược lại, khi lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng của vật giảm (tức là vật sinh công dương).