Có 5 học sinh lớp 12A1, 3 học sinh lớp 12A2, 2 học sinh lớp 12D1. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh trên thành một hàng dài. Tính xác suất để trong 10 học sinh trên không có hai học sinh cùng lớp đứng cạnh nhau.
A. \(\dfrac{{13}}{{630}}\)
B. \(\dfrac{{13}}{{360}}\)
C. \(\dfrac{{11}}{{630}}\)
D. \(\dfrac{{11}}{{360}}\)
Lời giải của giáo viên
Số phần tử của không gian mẫu: \(n\left( \Omega \right) = 10!\)
Gọi biến cố A: “trong 10 học sinh trên không có hai học sinh cùng lớp đứng cạnh nhau”
* Tìm số phần tử của A:
Xếp 5 học sinh lớp 12A1 vào 5 vị trí có 5! cách
Ứng mỗi cách xếp 5 học sinh lớp 12A1 sẽ có 6 khoảng trống gồm 4 vị trí ở giữa và hai vị trí hai đầu để xếp các học sinh còn lại.
TH1: Xếp 3 học sinh lớp 12A2 vào 4 vị trí trống ở giữa (không xếp vào hai đầu), có\(A_4^3\) cách.
Ứng với mỗi cách xếp , chọn 1 trong 2 học sinh lớp 12D1 xếp vào vị trí trống thứ 4 (để 2 học sinh lớp 12D1 không được ngồi cạnh nhau), có 2 cách.
Học sinh lớp 12D1 còn lại có 8 vị trí để xếp có 8 cách.
Theo quy tắc nhân, ta có \(5!.A_4^3.2.8\) (cách)
TH2: Xếp 2 trong 3 học sinh lớp 12A2 vào 4 vị trí trống ở giữa và học sinh còn lại xếp vào 2 đầu, có: \(C_3^2.2.A_4^2\) (cách).
Ứng với mỗi cách xếp đó sẽ còn 2 vị trí trống ở giữa, xếp 2 học sinh lớp 12D1 vào vị trí đó, có 2 cách.
Theo quy tắc nhân, ta có: \(5!.C_3^2.2.A_4^2.2\)(cách).
\( \Rightarrow n\left( A \right) = A_4^3.5!.2.8 + 5!.C_3^2.2.A_4^2.2 = 63360\) (cách)
* Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{{63360}}{{10!}} = \)\(\dfrac{{11}}{{630}}\).
Chọn: C
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D; AB = AD = 2a;CD = a . Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD) bằng 600 . Gọi I là trung điểm của AD. Biết 2 mặt phẳng (SBI) và (SCI) cùng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Tính thể tích khối chóp S.ABCD.
Đồ thị sau đây là của hàm số\(y = {x^4} - 3{x^2} - 3\). Với giá trị nào của m thì phương trình \({x^4} - 3{x^2} + m = 0\)có ba nghiệm phân biệt ?
Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}}\) xác định trên R\{1} . Đạo hàm của hàm số là:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), tâm \(O\). Cạnh bên \(SA = 2a\) và vuông góc với mặt đáy \(\left( {ABCD} \right)\). Gọi \(H\) và \(K\) lần lượt là trung điểm của cạnh \(BC\) và \(CD\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(HK\) và \(SD\).
Cho hàm số \(y = f(x)\), biết rằng hàm số \(y = f'(x - 2) + 2\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hỏi hàm số \(y = f(x)\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?
Tính đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 2018} \right)\) tại điểm \(x = 0\).
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD. Gọi M(1;3) là trung điểm của cạnh BC, \(N\left( { - \dfrac{3}{2};\dfrac{1}{2}} \right)\) là điểm trên cạnh AC sao cho \(AN = \dfrac{1}{4}AC\) . Xác định tọa độ điểm D, biết D nằm trên đường thẳng \(x - y - 3 = 0\)
Gọi giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^4} + 2{x^2} - 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\) lần lượt là \(M\) và \(m\). Khi đó, giá trị của \(M.m\) là:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông, \(SA \bot \left( {ABCD} \right).\) Khẳng định nào dưới đây sai?
Cho tam giác ABC vuông cân tại A có BC =2. Tính tích vô hướng \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CA} \):
Cho hàm số \(y = f(x)\)có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Hàm số \(y = f(x)\)có bao nhiêu điểm cực tiểu?
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{1 - x}}\) trên đoạn [ 2 ; 3 ] bằng:
Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right) = 2{\cos ^3}x - \cos 2x\) trên tập hợp \(D = \left[ { - \dfrac{\pi }{3};\dfrac{\pi }{3}} \right]\)