Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc lần 1
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
164 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{5}{{x - 1}}\) là đường thẳng có phương trình
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 0\)
Nên Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{5}{{x - 1}}\) là đường thẳng y = 0.
Đường cong dưới đây là đồ thị một hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D.
Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
Đồ thị đạt cực trị tại 3 điểm x = -1; x = 0; x = 1 nên
\(\begin{array}{l}
y' = A.x(x - 1)(x + 1)\\
= A.\left( {{x^3} - x} \right)
\end{array}\) với A là hằng số
Suy ra \(y = B.\left( {{x^4} - 2x} \right) + C\)
Thay các tọa độ điểm cực trị vào tìm B, C.
Ta được: \(y = 2{x^4} - 4{x^2} + 1\)
Cho khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh \(a\). Hai mặt bên (SAB) và (SAC) cùng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp biết \(SC = a\sqrt 3 \).
\(\begin{array}{l}
{S_{ABC}} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\\
SA = \sqrt {S{C^2} - A{C^2}} = a\sqrt 2 \\
{V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}SA.{S_{ABC}} = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{{12}}
\end{array}\)
Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x\) Tọa độ của điểm cực đại của đồ thị hàm số là
\(\begin{array}{l}
y' = 3{x^2} - 3\\
y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x = - 1
\end{array} \right.
\end{array}\)
Suy ra Tọa độ của điểm cực đại của đồ thị hàm số là (- 1;2).
Tìm các giá trị của tham số \(m\) để bất phương trình \(mx>3\) vô nghiệm.
Bất phương trình \(mx>3\) vô nghiệm khi m = 0.
Giá trị cực tiểu của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 2\) là
\(\begin{array}{l}
y' = 3{x^2} - 6x - 9\\
y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 3\\
x = - 1
\end{array} \right.
\end{array}\)
Suy ra Giá trị cực tiểu của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 2\) là \({y_{CT}} = {3^3} - {3.3^2} - 9.3 + 2 = - 25\)
Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy bằng B và chiều cao bằng h là
Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy bằng B và chiều cao bằng h là \(V=Bh\)
Hàm số \(y = {x^4} - 2\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
\(y'=4x^3\)
y' = 0 khi x = 0
Nên Hàm số \(y = {x^4} - 2\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
Giá trị của \(B = \lim \frac{{4{n^2} + 3n + 1}}{{{{\left( {3n - 1} \right)}^2}}}\) bằng
\(B = \lim \frac{{4{n^2} + 3n + 1}}{{{{\left( {3n - 1} \right)}^2}}}\)=\(\frac{4}{9}.\)
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^3} - 3x + 5\) trên đoạn \(\left[ {2;4} \right]\) là
\(\begin{array}{l}
y' = 3{x^2} - 3\\
y' = 0 \Leftrightarrow x = \pm 1\\
y(2) = {2^3} - 3.2 + 5 = 7\\
y(4) = {4^3} - 3.4 + 5 = 57
\end{array}\)
Vậy Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^3} - 3x + 5\) trên đoạn \(\left[ {2;4} \right]\) là là 7.
Cho hàm số \(y = \frac{{2x + 5}}{{x - 3}}\). Phát biểu nào sau đây là sai ?
\(\begin{array}{l}
y = \frac{{2x + 5}}{{x - 3}}\\
y' = \frac{{2\left( {x - 3} \right) - \left( {2x + 5} \right)}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}\\
y' = \frac{{ - 11}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}
\end{array}\)
Hàm số nghịc biến trên \((-\infty ; 3)\) và \((3; +\infty )\).
Hình mười hai mặt đều thuộc loại khối đa diện nào sau đây ?
Hình mười hai mặt đều thuộc loại khối đa diện {5;3}.
Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng \(a\). Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (BCD)
Gọi hình chiếu vuông góc hạ từ A đến mặt phẳng (BCD) là H. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (BCD) là AH.
Vì tứ diện đều nên H là trọng tâm tam giác BCD.
Suy ra \(BH = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}={a \sqrt 3 \over 3}\)
Trong tam giác ABH có \(AH = \sqrt {A{B^2} - B{H^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)}^3}} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
Vậy khoảng cách chính bằng AH.
Phương trình chính tắc của Elip có độ dài trục lớn bằng 8, độ dài trục nhỏ bằng 6 là:
Độ dài trục lớn bằng 8 suy ra 2a = 8 suy ra a = 4.
Độ dài trục nhỏ bằng 6 suy ra 2b = 6 suy ra b = 3.
Phương trình chính tắc của Elip \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1.\)
Cho hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
Khi nói hàm số đơn điệu trên khoảng K, ta chỉ xét K là 1 đoạn, 1 khoảng hoặc nửa khoảng. Vì thế khi nói hàm số đơn điệu trên các khoảng như \(R\backslash \left\{ { - 1} \right\},R\backslash \left\{ 1 \right\}\) hoặc \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( { - 1; + \infty } \right)\) thì đây đều là các khoảng rời rạc nên các khẳng định này đều là khẳng định sai.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(\Delta :x - y + 1 = 0\) và hai điểm \(A\left( {2;\,\,1} \right),\,\,B\left( {9;\,\,6} \right).\) Điểm \(M\left( {a;\,\,b} \right)\) nằm trên đường \(\Delta \) sao cho \(MA + MB\) nhỏ nhất. Tính \(a+b\)
Xét vị trí tương đối của 2 điểm A, B và đường thẳng \(\Delta \)
(2-1+1).(9-6+1)=8 > 0 nên 2 điểm A, B nằm cùng phía nhau so với đường thẳng \(\Delta\)
Gọi A' là điểm đối xứng với A qua đường thẳng \(\Delta\) và H là giao điểm của AA' và \(\Delta\), I là giao điểm của A'B và \(\Delta\).
Ta có \(MA + MB = MA' + MB \ge A'B\). Dấu "=" xảy ra khi M trùng I
Phương trình AA': x+y-3=0
Tọa độ điểm H là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 3\\
x - y = - 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 1\\
y = 2
\end{array} \right. \Rightarrow H\left( {1;2} \right)\)
H là trung điểm của AA' nên A'(0;3)
Phương trình A'B: x-3y+9=0
Tọa độ điểm I là nghiệm hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}
x - 3y = - 9\\
x - y = - 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 3\\
y = 4
\end{array} \right. \Rightarrow I\left( {3;4} \right)\)
Tìm đượ a=3, b=4 nên a+b=7
Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^4} - m{x^2} + \frac{3}{2}\) có cực tiểu mà không có cực đại.
\(y = \frac{1}{2}{x^4} - m{x^2} + \frac{3}{2}\)
\(\begin{array}{l}
y' = 2{x^3} - 2mx = 0\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
{x^2} = m
\end{array} \right.
\end{array}\)
Để hàm số có cực tiểu mà không có cực đại thì PT \({x^2} = m\) vô nghiệm
Vậy \(m \le 0\).
Gọi A, B là hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = - \frac{1}{3}{x^3} + x - \frac{2}{3}\). Tọa độ trung điểm của AB là
\(y' = - {x^2} + 1,y'' = - 2x\), điểm uốn \(I\left( {0; - \frac{2}{3}} \right)\)
Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {\sin ^2}x - 4\sin x - 5\).
Đặt sin x = t với \(t \in \left[ { - 1;1} \right]\)
Ta có: \(y=t^2-4t-5\) với
\(t \in \left[ { - 1;1} \right]\)
\(y'=2t-4=0 \Leftrightarrow t = 2\left( l \right)\)
Ta có: y(-1)=0, y(1)=- 8 nênmin y= - 8
Hình dưới đây là đồ thị của hàm số \(y = f'\left( x \right)\).
Hỏi hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảngnào trong các khoảng dưới đây?
Dựa vào đồ thị, ta có \(f'\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x > 2\)
Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C'. Biết rằng góc giữa (A'BC) và (ABC) là \(30^0\), tam giác A'BC có diện tích bằng 8. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C' .
Gọi H là trung điểm BC
Đặt AB = a, ta có: \(AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Xét tam giác A'AH, ta tìm được \(A'H = a,AA' = \frac{a}{2}\)
\({S_{A'BC}} = 8 \Rightarrow \frac{1}{2}A'H.BC = 8 \Rightarrow a = 4\)
Thể tích của khối lăng trụ ABC.A'B'C': \(\begin{array}{l}
A'H = a,AA' = \frac{a}{2}\\
V = AA'.{S_{ABC}} = 8\sqrt 3
\end{array}\)
Gọi S là tập hợp các giá trị của tham số \(m\) sao cho phương trình \({\left( {x + 1} \right)^3} + 3 - m = 3\,\sqrt[3]{{3x + m}}\) có đúng hai nghiệm thực. Tính tổng tất cả phần tử của tập hợp S.
Hàm số \(f(x)=x^3+3x\) đồng biến trên R nên:
\(\begin{array}{l}
{\left( {x + 1} \right)^3} + 3 - m = 3\sqrt[3]{{3x + m}}\\
\Leftrightarrow {\left( {x + 1} \right)^3} + 3\left( {x + 1} \right) = {\left( {\sqrt[3]{{3x + m}}} \right)^3} + 3\sqrt[3]{{3x + m}}\\
\Leftrightarrow x + 1 = \sqrt[3]{{3x + m}}\\
\Leftrightarrow m = {x^3} + 3{x^2} + 1
\end{array}\)
Bảng biến thiê của hàm số \(y=x^3+3x^2+1\)
Phương trình ban đầu có đúng 2 nghiệm thực khi và chỉ khi m=5 hoặc m=1
Suy ra S={1;5}
Cho hàm số \(y=f(x)\). Hàm số \(y=f'(x)\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây.
Tìm \(m\) để hàm số \(y = f({x^2} + m)\) có 3 điểm cực trị.
Dễ thấy hàm số \(f(x^2+m)\) là hàm chẵn, để hàm số này có 3 điểm cực trị thì hàm số này phải có đúng 1 điểm cực trị dương
Ta có: \(y' = 2x.f'\left( {{x^2} + m} \right),y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
f'\left( {{x^2} + m} \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
{x^2} + m = 0\\
{x^2} + m = 1\\
{x^2} + m = 3
\end{array} \right.\)
Chú ý rằng đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) tiếp xúc với trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1 nên các nghiệm của \({x^2} + m = 1\) (nếu có) không làm cho \(f'\left( {{x^2} + m} \right)\) đổi dấu khi x đi qua, do đó các điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( {{x^2} + m} \right)\) là các nghiệm của hệ \(\left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
{x^2} + m = 0\\
{x^2} + m = 3
\end{array} \right.\)
Hệ này có duy nhất 1 nghiệm dương khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}
- m \ge 0\\
3 - m > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 \le m < 3\)
Có 30 tấm thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên ra 10 tấm . Tính xác suất để lấy được 5 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn trong có có đúng một tấm thẻ mang số chia hết cho 10.
30 số từ 1 đến 30 được chia thành 3 tập hợp:
Tập hợp các số lẻ: 15 phần tử
Tập hợp các số chia hết cho 10: 3 phần tử
Tập hợp các số chẵn không chia hết cho 10: 12 phần tử
Số cách chọn ra 5 phần tử trong tập hợp thứ 1: \(C_{15}^5\)
Số cách chọn ra 1 phần tử trong tập hợp thứ 2: \(C_3^1\)
Số cách chọn ra 4 phần tử trong tập hợp thứ 3: \(C_{12}^4\)
Tổng số cách chọn thỏa mãn: \(C_{15}^5.C_3^1.C_{12}^4\) . Không gian mẫu: \(C_{30}^{10}\)
Xác suất cần tính: \(P = \frac{{C_{15}^5.C_3^1.C_{12}^4}}{{C_{30}^{10}}} = \frac{{99}}{{667}}\)
Gọi \(S = \left[ {a;b} \right]\) là tập tất cả các giá trị của tham số \(m\) để với mọi số thực \(x\) ta có \(\left| {\frac{{{x^2} + x + 4}}{{{x^2} - mx + 4}}} \right| \le 2.\). Tính tổng \(a+b\)
Vì \(\left| {\frac{{{x^2} + x + 4}}{{{x^2} - mx + 4}}} \right| \le 2\) đúng với mọi x nên \({x^2} - mx + 4 \ne 0\) với mọi x, do đó \(\Delta = {m^2} - 16 < 0 \Leftrightarrow - 4 < m < 4\) . Khi đó \({x^2} - mx + 4 > 0\)
\(\begin{array}{l}
\left| {\frac{{{x^2} + x + 4}}{{{x^2} - mx + 4}}} \right| \le 2 \Leftrightarrow \frac{{{x^2} + x + 4}}{{{x^2} - mx + 4}} \le 2 \Leftrightarrow {x^2} + x + 4 \le 2{x^2} - 2mx + 8 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {2m + 1} \right)x + 4 \ge 0\\
\Delta = {\left( {2m + 1} \right)^2} - 16 \le 0 \Leftrightarrow - 4 \le 2m + 1 \le 4 \Leftrightarrow - \frac{5}{2} \le m \le \frac{3}{2}\\
\Rightarrow a + b = - 1
\end{array}\)
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị nhận hai điểm \(A\left( {0;3} \right)\) và \(B\left( {2; - 1} \right)\) làm hai điểm cực trị. Số điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = \left| {a{x^2}\left| x \right| + b{x^2} + c\left| x \right| + d} \right|\) là
Đặt \(f(x)=ax^3+bx^2+cx+d\). Hàm số có 2 điểm cực trị. Thực hiện các phép biến đổi đồ thị, suy ra các đồ thị hàm số \(y = f\left( {\left| x \right|} \right);y = \left| {f\left( x \right)} \right|\) như hình vẽ:
Dựa vào phép biến đổi đồ thị suy ra số điểm cực trị là 7
Cho hình chóp có 20 cạnh. Tính số mặt của hình chóp đó.
giả sử đa giác có \(n\) đỉnh. Số cạnh của hình chóp là \(2n = 20 \Rightarrow n = 10\)
Số mặt hình chóp là \(n+1=11\)
Hình lăng trụ có thể có số cạnh là số nào sau đây?
Gia sử đa giác có \(n\) cạnh, khi đó lăng trụ có \(3n\) cạnh nên số cạnh hình lăng trụ phải chia hết cho 3
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là nửa lục giác đều ABCD nội tiếp trong đường tròn đường kính AD = 2a và có cạnh SA vuông góc với mặt phẳng đáy (ABCD) với \(SA = a\sqrt 6 \). Tính khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SCD)
AB giao CD tại E. Vì ABCD là nửa lục giác đều đường kính AD nên tam giác ADE đều và B, C là trung điểm AE và DE
Kẻ \(AH \bot SC\left( {H \in SC} \right)\) . Dễ thấy \(CD \bot AC \Rightarrow CD \bot (SAC) \Rightarrow AH \bot CD\) . Do đó khoảng cách từ A tới (SCD) là AH
\(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{6{a^2}}} + \frac{1}{{3{a^2}}} = \frac{1}{{2{a^2}}} \Rightarrow AH = \sqrt 2 a\)
Theo định lý Ta let: \({d_{B/\left( {SCD} \right)}} = \frac{1}{2}{d_{A/\left( {SCD} \right)}} = \frac{1}{2}AH = \frac{{\sqrt 2 a}}{2}\)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn (C) có tâm \(I\left( {1; - 1} \right)\) và bán kính R = 5. Biết rằng đường thẳng \(\left( d \right):3x - 4y + 8 = 0\) cắt đường tròn (C) tại 2 điểm phân biệt A, B. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Khoảng cách từ I tới đường thẳng d: \(IH = \frac{{\left| {3 - 4.\left( { - 1} \right) + 8} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {4^2}} }} = \frac{{15}}{5} = 3\)
Áp dụng định lí pitago: \(HB = \sqrt {I{B^2} - I{H^2}} = \sqrt {{5^2} - {3^2}} = 4 \Rightarrow AB = 2.HB = 2.4 = 8\)
Xác định đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số hàm số \(y = \frac{{ - 2x + 5}}{{1 - x}}\).
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 2\), tiệm cận ngang \(y=2\)
Tìm \(m\) để hàm số \(y = \frac{{{\rm{cos}}x - 2}}{{{\rm{cos}}x - m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\).
\(y' = \frac{{2 - m}}{{{{\left( {{\rm{cos}}x - m} \right)}^2}}}.\left( {{\rm{cosx}}} \right)' = \frac{{2 - m}}{{{{\left( {{\rm{cos}}x - m} \right)}^2}}}.\left( { - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}} \right),{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} > 0,\forall x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\)
Hàm số nghịch biến trên \(\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)\) khi và chỉ khi
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
2 - m > 0\\
{\rm{cos}}x - m \ne 0
\end{array} \right.,\forall x \in \left( {0;\frac{\pi }{2}} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m < 2\\
m \notin \left( {0;1} \right)
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m < 2\\
\left[ \begin{array}{l}
m \ge 1\\
m \le 0
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
- 1 \le m < 2\\
m \le 0
\end{array} \right.
\end{array}\)
Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y = - \frac{1}{3}{x^3} + \left( {m - 1} \right){x^2} + \left( {m + 3} \right)x - 4\) đồng biến trên khoảng (0;3).
\(y’=-x^2+2(m-1)+m+3\)
Hàm số đồng biến trên (0;3) khi và chỉ khi
\(\left\{ \begin{array}{l}
y'\left( 0 \right) \ge 0\\
y'\left( 3 \right) \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m + 3 \ge 0\\
- 9 + 6m - 6 + m + 3 \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ge - 3\\
m \ge \frac{{12}}{7}
\end{array} \right. \Leftrightarrow m \ge \frac{{12}}{7}\)
Cho hình chóp S.ABC \(SA = x,BC = y,AB = AC = SB = SC = 1\). Thể tích khối chóp S.ABC đạt giá trị lớn nhất khi tổng \(x+y\) bằng
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và BC
Dễ thấy \(BC \bot AN,BC \bot SN \Rightarrow BC \bot \left( {SAN} \right)\) . Do đó
\(\begin{array}{l}
{V_{S.ABC}} = {V_{S.ABN}} + {V_{S.ANC}} = \frac{1}{3}.{S_{SAN}}.BN + \frac{1}{3}.{S_{SAN}}.CN = \frac{1}{3}{S_{SAN}}\left( {BC + CN} \right) = \frac{1}{3}{S_{SAN}}.BC\\
MN = \sqrt {A{N^2} - A{M^2}} = \sqrt {A{B^2} - B{N^2} - A{M^2}} = \sqrt {1 - \frac{{{y^2}}}{4} - \frac{{{x^2}}}{4}}
\end{array}\)
Do đó \({S_{SAN}} = \frac{1}{2}SA.MN = \frac{x}{2}\sqrt {1 - \frac{{{y^2}}}{4} - \frac{{{x^2}}}{4}} \)
Do đó
\(\begin{array}{l}
{V_{S.ABC}} = \frac{1}{6}xy\sqrt {1 - \frac{{{x^2}}}{4} - \frac{{{y^2}}}{4}} \\
\Rightarrow {V^2} = \frac{1}{{36}}{x^2}{y^2}\left( {1 - \frac{{{x^2}}}{4} - \frac{{{y^2}}}{4}} \right) = \frac{{16}}{{36}}.\frac{{{x^2}}}{4}.\frac{{{y^2}}}{4}.\left( {1 - \frac{{{x^2}}}{4} - \frac{{{y^2}}}{4}} \right) \le \frac{4}{9}{\left( {\frac{1}{3}} \right)^3}
\end{array}\)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(\frac{{{x^2}}}{4} = \frac{{{y^2}}}{4} = 1 - \frac{{{x^2}}}{4} - \frac{{{y^2}}}{4} \Leftrightarrow x = y = \frac{2}{{\sqrt 3 }}\)
Cho hàm số \(f(x)\), biết rằng hàm số \(y = f'(x - 2) + 2\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hỏi hàm số \(f(x)\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?
Thực hiện các phép tịnh tiến đồ thị hàm số, ta thấy \(f'\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - 1;1} \right)\)
Tìm số tự nhiên \(n\) thỏa mãn \(\frac{{C_n^0}}{{1.2}} + \frac{{C_n^1}}{{2.3}} + \frac{{C_n^2}}{{3.4}} + ... + \frac{{C_n^n}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}} = \frac{{{2^{100}} - n - 3}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\).
\(\begin{array}{l}
\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)C_{n + 2}^{k + 2} = \left( {k + 1} \right)\left( {n + 2} \right).C_{n + 1}^{k + 1} = \left( {n + 2} \right)\left( {n + 1} \right)C_n^k\\
\Rightarrow \frac{{C_n^k}}{{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)}} = \frac{{C_{n + 2}^{k + 2}}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}
\end{array}\)
Áp dụng ta có:
\(\begin{array}{l}
VT = \frac{1}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\left( {C_{n + 2}^2 + C_{n + 2}^3 + ... + C_{n + 2}^{n + 2}} \right) = \frac{1}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\left( {C_{n + 2}^0 + C_{n + 2}^1 + ... + C_{n + 2}^{n + 2} - 1 - n - 2} \right)\\
= \frac{1}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\left( {{2^{n + 2}} - n - 3} \right)\\
\Rightarrow {2^{n + 2}} = {2^{100}} \Rightarrow n = 98
\end{array}\)
Cho hàm số \(f(x)\) có \(f'\left( x \right) = {\left( {x + 1} \right)^4}{\left( {x - 2} \right)^3}{\left( {2x + 3} \right)^7}{\left( {x - 1} \right)^{10}}\). Tìm số điểm cực trị của hàm số \(f\left( x \right)\).
\(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x \in \left\{ { - 1;2; - \frac{3}{2};1} \right\}\) . tuy nhiên qua các nghiệm -1 và 1, \(f’(x)\) không đổi dấu nên hàm số chỉ có 2 điểm cực trị.
Tập tất cả các giá trị của tham số thực \(m\) để phương trình \(m\left( {\sqrt {1 + x} + \sqrt {1 - x} + 3} \right) + 2\sqrt {1 - {x^2}} - 5 = 0\) có đúng hai nghiệm thực phân biệt là một nửa khoảng \(\left( {a;b} \right]\). Tính \(b - \frac{5}{7}a\).
Điều kiện: \(x \in \left[ { - 1;1} \right]\) . Đặt \(\sqrt {1 + x} + \sqrt {1 - x} = t\) , ta có
\(\begin{array}{l}
t' = \frac{1}{{2\sqrt {1 + x} }} - \frac{1}{{2\sqrt {1 - x} }} = \frac{{\sqrt {1 - x} - \sqrt {1 + x} }}{{2\sqrt {1 - {x^2}} }} = \frac{{ - x}}{{\sqrt {1 - {x^2}} \left( {\sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} } \right)}}\\
{t^2} = 2 + 2\sqrt {1 - {x^2}} \Rightarrow 2\sqrt {1 - {x^2}} = {t^2} - 2
\end{array}\)
Do đó \(\begin{array}{l}
m\left( {\sqrt {1 + x} + \sqrt {1 - x} + 3} \right) + 2\sqrt {1 - {x^2}} - 5 = 0\left( 1 \right)\\
\Leftrightarrow m\left( {t + 3} \right) + {t^2} - 2 - 5 = 0 \Leftrightarrow {t^2} + mt + 3m - 7 = 0\\
\Leftrightarrow 7 - {t^2} = m\left( {t + 3} \right) \Leftrightarrow \frac{{7 - {t^2}}}{{t + 3}} = m\left( 2 \right)
\end{array}\)
BBT
Dựa vào bảng biến thiên hàm t(x) trên, ta thấy để (1) có đúng 2 nghiệm thực phân biệt x thì (2) có đúng 1 nghiệm \(t \in \left[ {\sqrt 2 ;2} \right)\) . Nghiệm còn lại nếu có khác 2
Xét hàm \(f\left( t \right) = \frac{{7 - {t^2}}}{{t + 3}},f'\left( t \right) = \frac{{{t^2} + 6t + 7}}{{{{\left( {t + 3} \right)}^2}}} < 0,\forall t > 0\) nên \(f(x)\) nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Do đó (2) có nghiệm thuộc \(\left[ {\sqrt 2 ;2} \right)\) khi và chỉ khi \(f\left( {\sqrt 2 } \right) \ge m > f\left( 2 \right) \Leftrightarrow \frac{{15 - 5\sqrt 2 }}{7} \ge m > \frac{3}{5}\)
Do đó \(a = \frac{3}{5};b = \frac{{15 - 5\sqrt 2 }}{7}\) nên \(b - \frac{5}{7}a = \frac{{12 - 5\sqrt 2 }}{7}\)
Cho hàm số \(y=x^3-2009x\) có đồ thị là (C). Gọi \(M_1\) là điểm trên (C) có hoành độ \(x_1=1\). Tiếp tuyến của (C) tại \(M_1\) cắt (C) tại điểm \(M_2\) khác \(M_1\), tiếp tuyến của (C) tại \(M_2\) cắt (C) tại điểm \(M_3\) khác \(M_2\), tiếp tuyến của (C) tại điểm \(M_{n-1}\) cắt (C) tại điểm \(M_n\) khác \(M_{n-1}\) (\(n=4,5,...\)). Gọi \(\left( {{x_n};{y_n}} \right)\) là tọa độ điểm \(M_n\). Tìm \(n\) sao cho \(2009{x_n} + {y_n} + {2^{2013}} = 0\).
Giả sử \({M_i}\left( {{x_i};{y_i}} \right)\) , tiếp tuyến tại M có phương trình \((d_i):y=ax+b\)
Phương trình hoành độ giao điểm của \((d_i)\) và (C):
\({x^3} - 2009x = ax + b \Leftrightarrow {x^3} - 2009 - ax - b = 0\left( 1 \right)\)
Vì \((d_i)\) và (C) tiếp xúc với nhau tại điểm có hoành độ \(x_i\) nên (1) có nghiệm \(x=x_i\). Do đó
\({x^3} - 2009 - ax - b = {\left( {x - {x_i}} \right)^2}\left( {x + k} \right) = \left( {{x^2} - 2{x_i}x + {x_i}^2} \right)\left( {x + k} \right)\)
Đồng nhất hệ số \({x^2}:0 = k - 2{x_i} \Leftrightarrow k = 2{x_i}\) . do đó \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow {\left( {x - {x_i}} \right)^2}\left( {x + 2{x_i}} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = {x_i}\\
x = - 2{x_i}
\end{array} \right.\)
Do đó \(M_{i+1}\) có hoành độ \(-2x_i\)
Xét dãy số (un) với \(u_i\) là hoành độ của điểm Mi. Dễ thấy \({u_n} = - 2{u_{n - 1}}\) nên dãy số này là cấp số nhân công bội q=-2 với \(u_1=1\). Ta có: \({u_n} = {u_1}.{q^{n - 1}} = {\left( { - 2} \right)^{n - 1}}\)
Do đó
\(\begin{array}{l}
2008{x_n} + {y_n} + {2^{2013}} = 0 \Leftrightarrow 2009{x_n} + {x_n}^3 - 2009{x_n} + {2^{2013}} = 0\\
\Leftrightarrow x_n^3 = - {2^{2013}} \Leftrightarrow {\left( { - 2} \right)^{3n - 3}} = {\left( { - 2} \right)^{2013}}\\
\Leftrightarrow 3n - 3 = 2013 \Leftrightarrow n = 672
\end{array}\)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh \(a, AC=a\). Tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AD và SC, biết góc giữa đường thẳng SD và mặt đáy bằng \(60^0\).
Không mất tính tổng quát, giả sử a = 1.
Gọi H là trùng điểm của AB. Kẻ \(HM \bot BC\) \((M \in BC)\); \(HN \bot SM\) \((N \in SM)\).
Tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy nên \(SH \bot (ABCD)\).
Áp dụng định lý hàm số cos:
Theo đề bài:
\(\widehat {ADH} = {60^o}\\ \Rightarrow SH = DH.\tan {60^o}\\ = \frac{{\sqrt 7 }}{2}.\sqrt 3 = \frac{{\sqrt {21} }}{2}\)
Lại có \(HM = HB.\sin {60^o} = \frac{1}{2}.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{{\sqrt 3 }}{4}\)
Ngoài ra:
\(BC \bot (SHM) \Rightarrow BC \bot HN \Rightarrow HN \bot \left( {SBC} \right)\\ \Rightarrow \frac{1}{{H{N^2}}} = \frac{1}{{S{H^2}}} + \frac{1}{{H{N^2}}} = \frac{{116}}{{21}}\)
\( \Rightarrow HN = \frac{{\sqrt {609} }}{{58}}\). Chú ý rằng AD // (SCB), bằng 2 lần khoảng cách từ H (theo ĐL Talet)
\(d = 2HN = \frac{{\sqrt {609} }}{{29}}\)
Cho hình vuông \({A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\) có cạnh bằng 1. Gọi \({A_{k + 1}},{B_{k + 1}},{C_{k + 1}},{D_{k + 1}}\) thứ tự là trung điểm các cạnh \({A_k}{B_k},{B_k}{C_k},{C_k}{D_k},{D_k}{A_k}\) (với \(k = 1,\,\,2,\,\,...).\) Chu vi của hình vuông \({A_{2018}}{B_{2018}}{C_{2018}}{D_{2018}}\) bằng
Gọi \(u_i\) là chu vi hình vuông \({A_{2i}}{B_{2i}}{C_{2i}}{D_{2i}}\)
Dễ thấy \({A_{2i + 2}}{D_{2i + 2}} = \frac{1}{2}{A_{2i}}{D_{2i}}\), từ đó chu vi hình vuông \({A_{2i + 2}}{B_{2i + 2}}{C_{2i + 2}}{D_{2i + 2}}\) bằng 2 lần chu vi hình vuông \({A_{2i}}{B_{2i}}{C_{2i}}{D_{2i}}\) nên \({u_i} = \frac{1}{2}{u_{i + 1}}\)
Ngoài ra \({A_2}{B_2} = \sqrt 2 {A_2}{B_1} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) nên \({u_1} = 2\sqrt 2 \)
Dãy số \((u_n)\) là cấp số nhân có công bội \(\frac{1}{2}\) nên \({u_n} = {u_1}{\left( {\frac{1}{2}} \right)^{n - 1}} = 2\sqrt 2 .\frac{1}{{{2^{n - 1}}}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{{2^{n - 2}}}}\)
Do đó chu vi hình vuông \({A_{2018}}{B_{2018}}{C_{2018}}{D_{2018}}\) bằng \({u_{1009}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{{2^{1007}}}}\)
Biết rằng đồ thị của hàm số \(y = \frac{{\left( {n - 3} \right)x + n - 2017}}{{x + m + 3}}\) (\(m, n\) là tham số) nhận trục hoành làm tiệm cận ngang và trục tung làm tiệm cận đứng. Tính tổng \(m+n\).
Mẫu số có nghiệm bằng p và bậc của tử nhỏ hơn bậc của mẫu. Như vậy
\(\left\{ \begin{array}{l} m + 3 = 0\\ n - 3 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m = - 3\\ n = 3 \end{array} \right. \Rightarrow m + n = 0\)
Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\) có đồ thị là (C). Gọi I là giao điểm 2 đường tiệm cận, \(M\left( {{x_0},{y_0}} \right)\), (\(x_0>0\)) là một điểm trên (C) sao cho tiếp tuyến với (C) tại M cắt hai đường tiệm cận lần lượt tại A, B thỏa mãn \(A{I^2} + I{B^2} = 40\). Tính tích \({x_0}{y_0}\).
I(-1;2). Tịnh tiến trục tọa độ theo vectơ \(\overrightarrow {OI} \), công thức đổi hệ trục: \(\left\{ \begin{array}{l} x = X - 1\\ y = Y + 2 \end{array} \right.\)
Phương trình (C) trong hệ trục IXY:
\(\begin{array}{l} Y + 2 = \frac{{2\left( {X - 1} \right) - 1}}{{X - 1 + 1}}\\ \Leftrightarrow Y = \frac{{ - 3}}{x} \end{array}\)
Tiệm cận: X=0 và Y=0.
Giải sử \(M\left( {{X_0};{Y_0}} \right)\), phương trình tiếp tuyến qua M:
\(Y = \frac{3}{{{X_0}^2}}\left( {X - {X_0}} \right) - \frac{3}{{{X_0}}} = \frac{{3X}}{{{X_0}^2}} - \frac{6}{{{X_0}}}\)
Giao điểm với các đường tiệm cận: \(A\left( {0; - \frac{6}{{{X_0}}}} \right);\,\,B\left( {2{X_0};0} \right).\)
Ta có:
Chú ý rằng \({x_0} = {X_0} - 1 > 0\) (theo giải thiết) nên \(X_0>1\), do đó \({X_0} = 3 \Rightarrow {Y_0} = - 1.\)
Do đó
\(\begin{array}{l} {x_0} = {X_0} - 1 = 2\\ {y_0} = {Y_0} + 2 = - 1 + 2 = 1 \end{array}\)
Nên \(x_0y_0=2\).
Phần thực của số phức \(z = - 5 - 4i\) bằng
Phần thực của số phức \(z = - 5 - 4i\) bằng -5
Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) và \(AB \bot BC\), gọi I là trung điểm BC. Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABC) là góc nào sau đây?
\(SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SA \bot BC\)
Ta có
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} SA \bot BC\\ AB \bot BC \end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right)\\ \Rightarrow BC \bot SB \end{array}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} \left( {SBC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC\\ AB \bot BC\\ SB \bot BC \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left( {\left( {SBC} \right),\left( {ABC} \right)} \right) = \widehat {SBA}\\ \end{array}\)
Cho một hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng \(a\), góc giữa cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng \(45^0\). Thể tích khối chóp đó là
Kẻ \(SH\bot \left( ABC \right)\Rightarrow H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC.\)
Ta có \(\tan {{45}^{0}}=\dfrac{SH}{AH}\)
\(\Rightarrow SH=AH=\dfrac{AB}{\sqrt{3}}\)
\(=\dfrac{a}{\sqrt{3}}\Rightarrow {{V}_{S.ABC}}=\dfrac{1}{3}SH.{{S}_{ABC}}\)
\(=\dfrac{1}{3}.\dfrac{a}{\sqrt{3}}.\dfrac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}=\dfrac{{{a}^{3}}}{12}.\)
Chọn B
Tìm \(m\) để phương trình \(y = \frac{{{\rm{cos}}x + 2\sin x + 3}}{{2\cos x - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + 4}}\) có nghiệm
Dễ thấy 2cos x – sinx +4 > 0 với mọi x
Phương trình tương đương với: \(cos x+2sin x+3=2mcosx-msinx+4m\)
\( \Leftrightarrow \left( {2m - 1} \right){\rm{cos}}x - \left( {m + 2} \right){\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + 4m - 3 = 0\)
Phương trình này có nghiệm khi và chỉ khi
\({\left( {2m - 1} \right)^2} + {\left( {m + 2} \right)^2} \ge {\left( {4m - 3} \right)^2} \Leftrightarrow - 11{m^2} + 24m - 4 \ge 0 \Leftrightarrow \frac{2}{{11}} \le m \le 2\)
Một xe buýt của hãng xe A có sức chứa tối đa là 50 hành khách. Nếu một chuyến xe buýt chở x hành khách thì giá tiền cho mỗi hành khách là \(20{\left( {3 - \frac{x}{{40}}} \right)^2}\) (nghìn đồng). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
\(0 \le x \le 0\left( {x \in N} \right)\) Số tiền thu được: \(f\left( x \right) = 20x{\left( {3 - \frac{x}{{40}}} \right)^2}\)
ÁP dụng bất đẳng thức: \(abc \le {\left( {\frac{{a + b + c}}{3}} \right)^3}\) với \(a,b,c>0\)
\(f\left( x \right) = 400.\frac{x}{{20}}\left( {3 - \frac{x}{{40}}} \right)\left( {3 - \frac{x}{{40}}} \right) \le 400{\left( {\frac{{3 + 3}}{3}} \right)^2} = 3.200\)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi: \(\frac{x}{{20}} = 3 - \frac{x}{{40}} \Leftrightarrow x = 40\)
Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông cân tại C, cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy, biết AB = 4a, SB = 6a. Thể tích khối chóp S.ABC là V. Tỷ số \(\frac{{{a^3}}}{{3V}}\) có giá trị là
\(V = \frac{1}{3}{S_{ABC}}.SA = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}.{\left( {2\sqrt 2 a} \right)^2}.2\sqrt 5 a = \frac{{8\sqrt 5 }}{3}{a^3} \Rightarrow \frac{{{a^3}}}{{3V}} = \frac{1}{{8\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt 5 }}{{40}}\)
Tìm a để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + ax + 1,\,\,\,x > 2\\
2{x^2} - x + 1,\,\,\,x \le 2
\end{array} \right.\) có giới hạn tại \(x=2\)
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} f\left( x \right) = 2a + 5,\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} f\left( x \right) = 7\)
Hàm số có giới hạn tại x = 2 thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} f\left( x \right)\)
Do đó \(2a + 5 = 7 \Leftrightarrow a = 1\)