Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán - Trường THPT Nghi Xuân
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
169 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, \(SB \bot \left( {ABCD} \right),\,\,\,SB = a\) và \(BC = a\sqrt 3 .\) Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SD\) và \(AB\) bằng
Ta có: \(AB//CD,\,\,CD \subset \left( {SCD} \right)\,\, \Rightarrow AB//\left( {SCD} \right)\,\)
\(\, \Rightarrow d\left( {AB;SD} \right) = d\left( {AB;\left( {SCD} \right)} \right) = d\left( {B;\left( {SCD} \right)} \right)\)
Dựng \(BH \bot SC,\,\,H \in SC\) (1)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}CD \bot BC\\CD \bot SB\,\,\left( {do\,\,SB \bot \left( {ABCD} \right)} \right)\end{array} \right.\,\,\)
\( \Rightarrow CD \bot \left( {SBC} \right)\,\, \Rightarrow CD \bot BH\) (2)
Từ (1), (2) \( \Rightarrow BH \bot \left( {SCD} \right)\)
\( \Rightarrow d\left( {B;\left( {SCD} \right)} \right) = BH\,\,\, \Rightarrow d\left( {AB;SD} \right) = BH\)
Tam giác SBC vuông tại B, \(BH \bot SC\,\,\)
\( \Rightarrow \dfrac{1}{{B{H^2}}} = \dfrac{1}{{S{B^2}}} + \dfrac{1}{{B{C^2}}} = \dfrac{1}{{{a^2}}} + \dfrac{1}{{{{\left( {\sqrt 3 a} \right)}^2}}} = \dfrac{4}{{3{a^2}}} \Rightarrow BH = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
Vậy, \(d\left( {AB;SD} \right) = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Chọn: C
Hàm số \(f(x) = \dfrac{{{x^4}}}{4} - 2{x^2} + 6\) có bao nhiêu điểm cực đại ?
\(f(x) = \dfrac{{{x^4}}}{4} - 2{x^2} + 6 \Rightarrow f'\left( x \right) = {x^3} - 4x;\,f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm 2\end{array} \right.\)
Bảng xét dấu \(f'\left( x \right)\):
\( \Rightarrow \)Hàm số \(f(x) = \dfrac{{{x^4}}}{4} - 2{x^2} + 6\) đạt cực đại tại 1 điểm\(x = 0\).
Chọn: A
Tính đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 2018} \right)\) tại điểm \(x = 0\).
\(f\left( x \right) = x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 2018} \right)\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow f'\left( x \right) = 1.\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 2018} \right) + x.1.\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 2018} \right) + x\left( {x - 1} \right).1.\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 2018} \right) + ... + \\x.\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 2017} \right).1\end{array}\)
\( \Rightarrow f'\left( 0 \right) = 1.\left( { - 1} \right)\left( { - 2} \right)...\left( { - 2018} \right) + 0 + 0 + ... + 0 = 1.2...2018 = 2018!\).
Chọn: C
Cho tam giác ABC vuông cân tại A có BC =2. Tính tích vô hướng \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CA} \):
Vì \(AB \bot AC\) nên \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CA} = 0\).
Chọn: A
Cho hình vuông \(ABCD\) tâm \(O\) cạnh \(a\). Biết rằng tập hợp các điểm \(M\) thỏa mãn \(2M{A^2} + M{B^2} + 2M{C^2} + M{D^2} = 9{a^2}\) là một đường tròn. Bán kính của đường tròn đó là:
Ta có: \(2M{A^2} + M{B^2} + 2M{C^2} + M{D^2} = 2{\overrightarrow {MA} ^2} + {\overrightarrow {MB} ^2} + 2{\overrightarrow {MC} ^2} + {\overrightarrow {MD} ^2}\)
\( = 2{\left( {\overrightarrow {MO} + \overrightarrow {OA} } \right)^2} + {\left( {\overrightarrow {MO} + \overrightarrow {OB} } \right)^2} + 2{\left( {\overrightarrow {MO} + \overrightarrow {OC} } \right)^2} + {\left( {\overrightarrow {MO} + \overrightarrow {OD} } \right)^2}\)
\( = 2M{O^2} + 4\overrightarrow {MO} .\overrightarrow {OA} + 2O{A^2} + M{O^2} + 2\overrightarrow {MO} .\overrightarrow {OB} + O{B^2} + 2M{O^2} + 4\overrightarrow {MO} .\overrightarrow {OC} + 2O{C^2} + M{O^2} + 2\overrightarrow {MO} .\overrightarrow {OD} + O{D^2}\)
\( = 6M{O^2} + 2\overrightarrow {MO} .\left( {2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + 2\overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} } \right) + 2O{A^2} + O{B^2} + 2O{C^2} + O{D^2}\)
\( = 6M{O^2} + 2O{A^2} + O{B^2} + 2O{C^2} + O{D^2}\), (do \(2\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + 2\overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} = 2\left( {\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} } \right) + \left( {\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OD} } \right) = \overrightarrow 0 \))
Mà \(2M{A^2} + M{B^2} + 2M{C^2} + M{D^2} = 9{a^2}\)\( \Rightarrow 6M{O^2} + 2O{A^2} + O{B^2} + 2O{C^2} + O{D^2} = 9{a^2}\) (*)
\(ABCD\) là hình vuông tâm O, cạnh a \( \Rightarrow OA = OB = OC = OD = \dfrac{a}{{\sqrt 2 }}\)
Khi đó, (*) \( \Leftrightarrow 6M{O^2} + 6.\dfrac{{{a^2}}}{2} = 9{a^2} \Leftrightarrow 6M{O^2} = 6{a^2} \Leftrightarrow MO = a\)
Như vậy, tập hợp các điểm \(M\) thỏa mãn \(2M{A^2} + M{B^2} + 2M{C^2} + M{D^2} = 9{a^2}\) là một đường tròn tâm O bán kính là \(R = a\).
Chọn: B
Đồ thị hình bên là của hàm số nào?
Hàm số cần tìm có dạng \(y = \,a\,{x^3} + b{x^2} + cx + d,\,\,a \ne 0\)
Quan sát đồ thị, ta thấy khi \(x \to + \infty ,\,\,y \to + \infty \) \( \Rightarrow a > 0 \Rightarrow \) Loại phương án C
Đồ thị hàm số cắt Oy tại 1 điểm có tung độ dương \( \Rightarrow d > 0 \Rightarrow \) Loại phương án D
Hàm số có 2 cực trị trái dấu \( \Rightarrow \) Chọn A, do \(y = {x^3} - 3x + 1 \Rightarrow y' = 3{x^2} - 3 = 0 \Leftrightarrow x = \pm 1\); còn \(y = {x^3} + 3x + 1\) \( \Rightarrow y' = 3{x^2} + 3\) : vô nghiệm.
Chọn: A
Có 5 học sinh lớp 12A1, 3 học sinh lớp 12A2, 2 học sinh lớp 12D1. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh trên thành một hàng dài. Tính xác suất để trong 10 học sinh trên không có hai học sinh cùng lớp đứng cạnh nhau.
Số phần tử của không gian mẫu: \(n\left( \Omega \right) = 10!\)
Gọi biến cố A: “trong 10 học sinh trên không có hai học sinh cùng lớp đứng cạnh nhau”
* Tìm số phần tử của A:
Xếp 5 học sinh lớp 12A1 vào 5 vị trí có 5! cách
Ứng mỗi cách xếp 5 học sinh lớp 12A1 sẽ có 6 khoảng trống gồm 4 vị trí ở giữa và hai vị trí hai đầu để xếp các học sinh còn lại.
TH1: Xếp 3 học sinh lớp 12A2 vào 4 vị trí trống ở giữa (không xếp vào hai đầu), có\(A_4^3\) cách.
Ứng với mỗi cách xếp , chọn 1 trong 2 học sinh lớp 12D1 xếp vào vị trí trống thứ 4 (để 2 học sinh lớp 12D1 không được ngồi cạnh nhau), có 2 cách.
Học sinh lớp 12D1 còn lại có 8 vị trí để xếp có 8 cách.
Theo quy tắc nhân, ta có \(5!.A_4^3.2.8\) (cách)
TH2: Xếp 2 trong 3 học sinh lớp 12A2 vào 4 vị trí trống ở giữa và học sinh còn lại xếp vào 2 đầu, có: \(C_3^2.2.A_4^2\) (cách).
Ứng với mỗi cách xếp đó sẽ còn 2 vị trí trống ở giữa, xếp 2 học sinh lớp 12D1 vào vị trí đó, có 2 cách.
Theo quy tắc nhân, ta có: \(5!.C_3^2.2.A_4^2.2\)(cách).
\( \Rightarrow n\left( A \right) = A_4^3.5!.2.8 + 5!.C_3^2.2.A_4^2.2 = 63360\) (cách)
* Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{{63360}}{{10!}} = \)\(\dfrac{{11}}{{630}}\).
Chọn: C
Cho hàm số \(y = f\left( x \right).\) liên tục trên R. Hàm số \(y = f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hàm số \(y = f\left( {{x^2}} \right)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
\(y = f\left( {{x^2}} \right) \Rightarrow y' = 2x.f'\left( {{x^2}} \right)\)
Xác định khoảng đồng biến của hàm số, ta có 2 trường hợp:
TH1: \(\left\{ \begin{array}{l}x > 0\\f'\left( {{x^2}} \right) > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\\left[ \begin{array}{l}{x^2} < - 1\\1 < {x^2} < 4\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\\left[ \begin{array}{l} - 2 < x < - 1\\1 < x < 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow 1 < x < 2\)
TH2: \(\left\{ \begin{array}{l}x < 0\\f'\left( {{x^2}} \right) < 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < 0\\\left[ \begin{array}{l} - 1 < {x^2} < 1\\{x^2} > 4\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < 0\\\left[ \begin{array}{l} - 1 < x < 1\\x > 2\\x < - 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x < - 2\\ - 1 < x < 0\end{array} \right.\)
Vậy, hàm số \(y = f\left( {{x^2}} \right)\) đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right),\,\,\left( { - 1;0} \right),\,\,\left( {1;2} \right)\).
Chọn: B
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{1 + 3x}}{{\sqrt {2{x^2} + 3} }}\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{1 + 3x}}{{\sqrt {2{x^2} + 3} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{\dfrac{1}{x} + 3}}{{\sqrt {2 + \dfrac{3}{{{x^2}}}} }} = \dfrac{3}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{3\sqrt 2 }}{2}\).
Chọn: D
Đồ thị sau đây là của hàm số nào?
Đồ thị hàm số có TCĐ: \(x = - 1\) và TCN: \(y = 2\) \( \Rightarrow \) Chọn phương án A.
Chọn: A
Tìm tập xác định \({\rm{D}}\) của hàm số \(y = \dfrac{{2018}}{{\sin x}}.\)
Hàm số xác định \( \Leftrightarrow \sin x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne k\pi \,\,\left( {k \in Z} \right)\)
Vậy tập xác định \({\rm{D}}\) của hàm số \(y = \dfrac{{2018}}{{\sin x}}\) là: \({\rm{D}} = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}.\)
Chọn: D
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD. Gọi M(1;3) là trung điểm của cạnh BC, \(N\left( { - \dfrac{3}{2};\dfrac{1}{2}} \right)\) là điểm trên cạnh AC sao cho \(AN = \dfrac{1}{4}AC\) . Xác định tọa độ điểm D, biết D nằm trên đường thẳng \(x - y - 3 = 0\)
*) Chứng minh MN vuông góc DN:
Ta có: \(\overrightarrow {AN} = \dfrac{1}{4}\overrightarrow {AC} \Leftrightarrow \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {DN} = \dfrac{1}{4}\overrightarrow {AD} + \dfrac{1}{4}\overrightarrow {DC} \Leftrightarrow \overrightarrow {DN} = \dfrac{3}{4}\overrightarrow {DA} + \dfrac{1}{4}\overrightarrow {DC} \)
\(\begin{array}{l}\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {MC} + \overrightarrow {CN} = \dfrac{1}{2}\overrightarrow {BC} + \dfrac{3}{4}\overrightarrow {CA} = \dfrac{1}{2}\overrightarrow {BC} + \dfrac{3}{4}\overrightarrow {CB} + \dfrac{3}{4}\overrightarrow {BA} \\ = \dfrac{1}{4}\overrightarrow {CB} - \dfrac{3}{4}\overrightarrow {AB} = \dfrac{1}{4}\overrightarrow {DA} - \dfrac{3}{4}\overrightarrow {DC} \end{array}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {DN} .\overrightarrow {MN} = \left( {\dfrac{3}{4}\overrightarrow {DA} + \dfrac{1}{4}\overrightarrow {DC} } \right)\left( {\dfrac{1}{4}\overrightarrow {DA} - \dfrac{3}{4}\overrightarrow {DC} } \right)\\ = \dfrac{3}{{16}}D{A^2} - \dfrac{9}{{16}}\overrightarrow {DA} .\overrightarrow {DC} + \dfrac{1}{{16}}\overrightarrow {DA} .\overrightarrow {DC} - \dfrac{3}{{16}}D{C^2} = \dfrac{3}{{16}}D{A^2} - \dfrac{3}{{16}}D{C^2} = 0\end{array}\)
(do DC vuông góc DA và DA = DC) \( \Rightarrow MN \bot DN\)
*) Viết phương trình đường thẳng DN :
\(\overrightarrow {MN} = \left( { - \dfrac{5}{2}; - \dfrac{5}{2}} \right)\,\, \Rightarrow \) Đường thẳng DN có 1 VTPT là \(\left( {1;1} \right)\)
Phương trình đường thẳng DN: \(1\left( {x + \dfrac{3}{2}} \right) + 1.\left( {y - \dfrac{1}{2}} \right) = 0 \Leftrightarrow x + y + 1 = 0\)
*) Tìm tọa độ điểm D:
Tọa độ điểm D là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x - y - 3 = 0\\x + y + 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 2\end{array} \right. \Rightarrow D\left( {1; - 2} \right)\).
Chọn: B
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông, \(SA \bot \left( {ABCD} \right).\) Khẳng định nào dưới đây sai?
+) \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}SA \bot BD\\SA \bot AC\\SA \bot CD\end{array} \right. \Rightarrow D\) đúng
+) \(\left\{ \begin{array}{l}CD \bot AD\\CD \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow CD \bot SD \Rightarrow C\) đúng
+) \(\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AB\\BC \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow BC \bot SB \Rightarrow B\) đúng
Chọn: A
Cho hàm số \(y = f(x)\), biết rằng hàm số \(y = f'(x - 2) + 2\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hỏi hàm số \(y = f(x)\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?
Từ đồ thị hàm số \(y = f'(x - 2) + 2\) ta dựng đồ thị hàm số \(y = f'(x)\) bằng cách: tịnh tiến đồ thị hàm số \(y = f'(x - 2) + 2\) sang trái 2 đơn vị và xuống dưới 2 đơn vị
Quan sát đồ thị hàm số \(y = f'(x)\) (đồ thị màu đỏ) ta có:
\(f'(x) < 0 \Leftrightarrow - 1 < x < 1\)
\( \Rightarrow \)Hàm số \(y = f(x)\) nghịch biến trên khoảng \(( - 1;1).\)
Chọn: B
Đồ thị hình bên là của hàm số nào?
Hàm số cần tìm có dạng \(y = a{x^4} + b{x^2} + c,\,\,a \ne 0\)
Quan sát đồ thị hàm số, ta thấy: khi \(x \to + \infty ,\,\,y \to + \infty \Rightarrow \) Hệ số \(a > 0 \Rightarrow \)Loại phương án A
Đồ thị hàm số cắt Oy tại điểm có tung độ bằng 2 \( \Rightarrow c = 2 \Rightarrow \)Loại phương án D
Hàm số đạt cực tiểu tại hai điểm \(x = \pm 1 \Rightarrow \) Chọn phương án B .
Chọn: B
Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x + 1}}\), chọn mệnh đề đúng ?
TXĐ: \(D = R\backslash \left\{ { - 1} \right\}\).
Ta có: \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x + 1}},\,\,\left( {x \ne - 1} \right)\,\, \Rightarrow y' = \dfrac{1}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0,\,\,\forall x \ne - 1\)
\( \Rightarrow \)Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).
Chọn: D
Gọi giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^4} + 2{x^2} - 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\) lần lượt là \(M\) và \(m\). Khi đó, giá trị của \(M.m\) là:
\(y = {x^4} + 2{x^2} - 1 \Rightarrow y' = 4{x^3} + 4x = 0 \Leftrightarrow 4{x^2}\left( {x + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow x = - 1\)
Hàm số đã cho liên tục trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\), có: \(y\left( { - 1} \right) = 2,\,\,\,\,y\left( 0 \right) = - 1,\,\,\,y\left( 2 \right) = 23\)
\( \Rightarrow M = 23,\,\,m = - 1 \Rightarrow M.m = - 23\).
Chọn: B
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) xác định trên \(R\backslash {\rm{\{ 0\} }}\), liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như sau:
Hàm số đã cho có bao nhiêu điểm cực trị ?
Hàm số đã cho đạt cực đại tại điểm \(x = 1\), hàm số không có cực tiểu.
Chọn: B
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông, \(SA\) vuông góc với đáy, mặt bên \(\left( {SCD} \right)\) hợp với đáy một góc bằng \(60^\circ \), \(M\) là trung điểm của \(BC\). Biết thể tích khối chóp \(S.ABCD\) bằng \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\). Khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \(\left( {SCD} \right)\) bằng:
Ta có: \(SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot CD\)
Lại có: \(CD \bot AB\;\left( {gt} \right) \Rightarrow CD \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow CD \bot SD \Rightarrow \Delta SDC\) vuông tại \(D.\)
Có \(\left( {ABCD} \right) \cap \left( {SCD} \right) = CD.\)
Mà:\(\left\{ \begin{array}{l}CD \bot SD\;\;\left( {cmt} \right)\\CD \bot AD\;\;\left( {gt} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left( {\left( {ABCD} \right),\;\left( {SCD} \right)} \right) = \left( {SD,\;AD} \right) = \angle SDA = {60^0}\)
Xét \(\Delta SAD\) vuông tại \(A\) ta có: \(SA = AD.\tan {60^0} = AD\sqrt 3 .\)
\(\begin{array}{l}{V_{SABCD}} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3} \Leftrightarrow \dfrac{1}{3}A{D^2}.AD\sqrt 3 = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3} \Leftrightarrow AD = a.\\ \Rightarrow {V_{SACD}} = \dfrac{1}{2}{V_{SACD}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6} = \dfrac{1}{3}d\left( {A;\;\left( {SCD} \right)} \right).{S_{SCD}}.\\ \Rightarrow d\left( {A;\;\left( {SCD} \right)} \right) = \dfrac{{3{V_{SACD}}}}{{{S_{SCD}}}}.\end{array}\)
Ta có: \(SD = \sqrt {S{A^2} + A{D^2}} = \sqrt {3{a^2} + {a^2}} = 2a.\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {S_{SCD}} = \dfrac{1}{2}SD.CD = \dfrac{1}{2}.2a.a = {a^2}.\\ \Rightarrow d\left( {A;\;\left( {SCD} \right)} \right) = \dfrac{{3{V_{SACD}}}}{{{S_{SCD}}}} = \dfrac{{3.\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}}}{{{a^2}}} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.\end{array}\)
Vì \(AB//CD \Rightarrow AB//\left( {SCD} \right) \Rightarrow d\left( {A;\;\left( {SCD} \right)} \right) = d\left( {B;\;\left( {SCD} \right)} \right)\)
Lại có: \(\dfrac{{MC}}{{BC}} = \dfrac{1}{2}\left( {gt} \right) \Rightarrow \dfrac{{d\left( {M;\;\left( {SCD} \right)} \right)}}{{d\left( {B;\;\left( {SCD} \right)} \right)}} = \dfrac{1}{2}\)
\( \Rightarrow d\left( {M;\;\left( {SCD} \right)} \right) = \dfrac{1}{2}d\left( {B;\;\left( {SCD} \right)} \right) = \dfrac{1}{2}d\left( {A;\;\left( {SCD} \right)} \right) = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}.\)
Chọn C.
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {\sqrt {4{x^2} + 8x + 1} + 2x} \right)\) bằng
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {\sqrt {4{x^2} + 8x + 1} + 2x} \right)\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{\left( {\sqrt {4{x^2} + 8x + 1} + 2x} \right)\left( {\sqrt {4{x^2} + 8x + 1} - 2x} \right)}}{{\sqrt {4{x^2} + 8x + 1} - 2x}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{8x + 1}}{{\sqrt {4{x^2} + 8x + 1} - 2x}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{8 + \dfrac{1}{x}}}{{ - \sqrt {4 + \dfrac{8}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} - 2}} = \dfrac{8}{{ - 2 - 2}} = - 2.\end{array}\)
Chọn: C
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), tâm \(O\). Cạnh bên \(SA = 2a\) và vuông góc với mặt đáy \(\left( {ABCD} \right)\). Gọi \(H\) và \(K\) lần lượt là trung điểm của cạnh \(BC\) và \(CD\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(HK\) và \(SD\).
Gọi I, E lần lượt là trung điểm của SC, OC
Dựng OJ vuông góc IE, (J thuộc IE)
IK là đường trung bình của tam giác SBC
\( \Rightarrow IK//SB\,\,\, \Rightarrow SB//\left( {IHK} \right)\)
\( \Rightarrow d\left( {SB;HK} \right) = d\left( {SB;\left( {IHK} \right)} \right) = d\left( {B;\left( {IHK} \right)} \right)\)
Lại có: \(BO//HK \Rightarrow d\left( {B;\left( {IHK} \right)} \right) = d\left( {O;\left( {IHK} \right)} \right)\)
Ta có: \(HK//BD\), mà \(BD \bot SA,\,\,BD \bot AC\) (do ABCD là hình vuông)
\( \Rightarrow BD \bot \left( {SAC} \right)\,\, \Rightarrow HK \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow HK \bot OJ\)
Mà \(IE \bot OJ \Rightarrow OJ \bot \left( {IHK} \right) \Rightarrow d\left( {O;\left( {IHK} \right)} \right) = OJ\)
* Tính OJ:
\(OE = \dfrac{1}{2}OC = \dfrac{1}{4}AC = \dfrac{1}{4}.a\sqrt 2 = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{4}\); \(OI = \dfrac{1}{2}SA = \dfrac{1}{2}.2a = a\)
Tam giác OIE vuông tại O, OJ vuông góc IE \( \Rightarrow \dfrac{1}{{O{J^2}}} = \dfrac{1}{{O{I^2}}} + \dfrac{1}{{O{E^2}}} = \dfrac{1}{{{a^2}}} + \dfrac{1}{{\dfrac{{{a^2}}}{8}}} = \dfrac{9}{{{a^2}}} \Rightarrow OJ = \dfrac{a}{3}\) \( \Rightarrow d\left( {SB;HK} \right) = \dfrac{a}{3}\).
Chọn: A
Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}}\) xác định trên R\{1} . Đạo hàm của hàm số là:
\(y = \dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}} \Rightarrow y' = \dfrac{{2.\left( { - 1} \right) - 1.1}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = - \dfrac{3}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\).
Chọn: A
Thể tích khối lập phương có cạnh bằng 2cm bằng:
Thể tích khối lập phương có cạnh bằng 2cm bằng \({2^3} = 8\,\,\left( {c{m^3}} \right)\).
Chọn: D
Cho dãy số (\({u_n}\)) xác định bởi \({u_1} = 1\) ;\({u_{n + 1}} = \dfrac{3}{2}\left( {{u_n} - \dfrac{{n + 4}}{{{n^2} + 3n + 2}}} \right)\) . Tìm \({u_{50}}\) ?
Theo đề bài, ta có:
\({u_{n + 1}} = \dfrac{3}{2}\left( {{u_n} - \dfrac{{n + 4}}{{{n^2} + 3n + 2}}} \right) \Leftrightarrow {u_{n + 1}} = \dfrac{3}{2}\left( {{u_n} - \dfrac{3}{{n + 1}} + \dfrac{2}{{n + 2}}} \right) \Leftrightarrow {u_{n + 1}} - \dfrac{3}{{n + 2}} = \dfrac{3}{2}\left( {{u_n} - \dfrac{3}{{n + 1}}} \right)\)
Đặt \({v_n} = {u_n} - \dfrac{3}{{n + 1}}\). Khi đó, \({v_{n + 1}} = \dfrac{3}{2}{v_n},\,\,\forall n \ge 2\) và \({v_1} = {u_1} - \dfrac{3}{{1 + 1}} = 1 - \dfrac{3}{2} = - \dfrac{1}{2}\)
Dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\) xác định như trên là dãy cấp số nhân, có số hạng đầu là \({v_1} = - \dfrac{1}{2}\) và công bội \(q = \dfrac{3}{2}\)
Khi đó, công thức tổng quát của dãy số \(\left( {{v_n}} \right)\) là: \({v_n} = - \dfrac{1}{2}.{\left( {\dfrac{3}{2}} \right)^{n - 1}},\,\,n \ge 1\)
\( \Rightarrow \)Công thức tổng quát của dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) là \({u_n} = {v_n} + \dfrac{3}{{n + 1}} = - \dfrac{1}{2}.{\left( {\dfrac{3}{2}} \right)^{n - 1}} + \dfrac{3}{{n + 1}}\)
\( \Rightarrow {u_{50}} = - \dfrac{1}{2}.{\left( {\dfrac{3}{2}} \right)^{49}} + \dfrac{3}{{51}} = - 212540500\).
Chọn: B
Cho phương trình \(\sin 2x - \sin x - 2m\cos x + m = 0,\) \(m\) là tham số. Số các giá trị nguyên của \(m\) để phương trình đã cho có đúng hai nghiệm phân biệt trên \(\left[ {\dfrac{{7\pi }}{4};\,\,3\pi } \right]\) là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,\sin 2x - \sin x - 2m\cos x + m = 0\\ \Leftrightarrow 2\sin x\cos x - \sin x - 2m\cos x + m = 0\\ \Leftrightarrow 2\cos x\left( {\sin x - m} \right) - \left( {\sin x - m} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {\sin x - m} \right)\left( {2\cos x - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sin \,x = m\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\\cos x = \dfrac{1}{2}\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\end{array}\)
*) Phương trình (2) \( \Leftrightarrow x = \pm \dfrac{\pi }{3} + k2\pi ,\,\,k \in Z\)
Xét họ nghiệm \(x = \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \), có \(x \in \left[ {\dfrac{{7\pi }}{4};\,\,3\pi } \right] \Rightarrow \dfrac{{7\pi }}{4} \le \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \le \,\,3\pi \Leftrightarrow \dfrac{{17}}{{24}} \le k \le \,\dfrac{4}{3}\,\,\, \Rightarrow k = 1\,\, \Rightarrow x = \dfrac{{7\pi }}{3}\)
Xét họ nghiệm \(x = - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \), có \(x \in \left[ {\dfrac{{7\pi }}{4};\,\,3\pi } \right] \Rightarrow \dfrac{{7\pi }}{4} \le - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \le \,\,3\pi \Leftrightarrow \dfrac{{25}}{{24}} \le k \le \,\dfrac{5}{3}\,\,\, \Rightarrow k \in \emptyset \)
\( \Rightarrow \)Phương trình (2) có 1 nghiệm duy nhất trên đoạn \(\left[ {\dfrac{{7\pi }}{4};\,\,3\pi } \right]\) là \(x = \dfrac{{7\pi }}{3}\)
*) Phương trình đã cho có đúng hai nghiệm phân biệt trên \(\left[ {\dfrac{{7\pi }}{4};\,\,3\pi } \right] \Rightarrow \)Phương trình (1) có đúng 1 nghiệm khác \(\dfrac{{7\pi }}{3}\) trên đoạn \(\left[ {\dfrac{{7\pi }}{4};\,\,3\pi } \right]\).
Từ đồ thị hàm số \( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2} \le m < 0\\m = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\\m = 1\end{array} \right.\)
Mà \(m \in Z \Rightarrow m = 1\)
Vậy, có 1 giá trị nguyên của m thỏa mãn là \(m = 1\).
Chọn: D
Cho hàm số \(y = f(x)\). Hàm số \(y = f'(x)\)có đồ thị như hình vẽ dưới đây.
Có bao nhiêu giá tri nguyên của \(m\) để hàm số \(y = f({x^2} + m)\) có \(3\) điểm cực trị.
Ta có: \(y = f\left( {{x^2} + m} \right) \Rightarrow y' = 2x.f'\left( {{x^2} + m} \right)\)
\(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\f'\left( {{x^2} + m} \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} + m = 0\\{x^2} + m = 3\end{array} \right.\) (do tại \(x = 1\) ta có\(y = f'(x)\) không đổi dấu) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = - m\\{x^2} = 3 - m\end{array} \right.\)
+) \(m = 0\) ta có \(y' = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm \sqrt 3 \end{array} \right.\)
\(y' = 0\) tại 3 điểm \(x = 0,\,\,x = \sqrt 3 ,\,\,x = - \sqrt 3 \) và đổi dấu tại 3 điểm này \( \Rightarrow m = 0\) thỏa mãn
+) \(m = 3\) ta có \(y' = 0 \Leftrightarrow x = 0\)\( \Rightarrow m = 3\) không thỏa mãn
+) \(m < 0\)
\(y' = 0\) có 5 nghiệm phân biệt \(x = 0,\,x = \pm \sqrt { - m} ,\,\,\,x = \pm \sqrt {3 - m} \)
Hàm số có 5 cực trị \( \Rightarrow \) Loại các giá trị \(m < 0\).
+) \(m > 3\)
Phương trình \(y' = 0\) có 1 nghiệm duy nhất \(x = 0\) và đổi dấu tại 1 điểm duy nhất \(x = 0\) \( \Rightarrow \) Loại các giá trị \(m > 3\)
+) \(0 < m < 3\)
\(y' = 0\) có 3 nghiệm phân biệt \(x = 0,\,\,\,x = \pm \sqrt {3 - m} \)
Hàm số có 3 cực trị \(x = 0,\,\,\,x = \pm \sqrt {3 - m} \)\( \Rightarrow \) Các giá trị \(0 < m < 3\) thỏa mãn
Mà \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ {1;2} \right\}\)
Kết luận: Để hàm số \(y = f({x^2} + m)\) có \(3\) điểm cực trị thì \(m \in \left\{ {0;1;2} \right\}\): có 3 giá trị m thỏa mãn.
Chọn: A
Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y\, = \,\dfrac{4}{{x\, - \,1}}\,\)tại điểm có hoành độ x0 = - 1 có phương trình là:
\(y\, = \,\dfrac{4}{{x\, - \,1}}\,,\,\,x \ne 1\,\, \Rightarrow y' = - \dfrac{4}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\)
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là tiếp điểm có \({x_0} = - 1 \Rightarrow {y_0} = \dfrac{4}{{ - 1 - 1}} = - 2\) , \(y'\left( {{x_0}} \right) = - \dfrac{4}{{{{\left( { - 1 - 1} \right)}^2}}} = - 1\)
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\)là: \(y = - 1.\left( {x - \left( { - 1} \right)} \right) + \left( { - 2} \right)\,\, \Leftrightarrow y = - x - 3\).
Chọn: D
Cho hàm số \(y = f(x)\)có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Hàm số \(y = f(x)\)có bao nhiêu điểm cực tiểu?
Dựa vào đồ thị hàm số, xác định điểm mà qua đó y đổi từ chiều đi xuống thành đi lên.
Hàm số \(y = f(x)\)có 2 điểm cực tiểu.
Chọn: D
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\)có đạo hàm \(f'(x)\) trên R. Đồ thị hình bên là của hàm số \(y = f'(x)\). Hỏi hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?
Quan sát đồ thị hàm số \(y = f'(x)\) ta thấy \(f'\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x > 2\)
Vậy, hàm số \(y = f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\).
Chọn: D
Mệnh đề nào sau đây sai?
Mệnh đề sai là: \(I\) là trung điểm \(AB\) thì \(\overrightarrow {MI\,\,} = \overrightarrow {MA\,\,} + \overrightarrow {MB\,\,} \)với mọi điểm \(M\).
Sửa lại: \(I\) là trung điểm \(AB\) thì \(2\overrightarrow {MI\,\,} = \overrightarrow {MA\,\,} + \overrightarrow {MB\,\,} \)với mọi điểm \(M\).
Chọn: B
Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right) = 2{\cos ^3}x - \cos 2x\) trên tập hợp \(D = \left[ { - \dfrac{\pi }{3};\dfrac{\pi }{3}} \right]\)
Ta có: \(f\left( x \right) = 2{\cos ^3}x - \cos 2x = 2{\cos ^3}x - 2{\cos ^2}x + 1\)
Đặt \(\cos x = t,\,\,t \in \left[ {\dfrac{1}{2};1} \right]\). Xét hàm số \(g\left( t \right) = 2{t^3} - 2{t^2} + 1\) trên đoạn \(\left[ {\dfrac{1}{2};1} \right]\), ta có:
\(g'\left( t \right) = 6{t^2} - 4t;\,\,g'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 0\,\,(L)\\t = \dfrac{2}{3}\end{array} \right.\)
Hàm số \(g\left( t \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {\dfrac{1}{2};1} \right]\) và \(g\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = \dfrac{3}{4},\,\,g\left( {\dfrac{2}{3}} \right) = \dfrac{{19}}{{27}},\,\,g\left( 1 \right) = 1\)
\( \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{t \in \left[ {\dfrac{1}{2};1} \right]} g\left( t \right) = 1,\,\,\mathop {\min }\limits_{t \in \left[ {\dfrac{1}{2};1} \right]} g\left( t \right) = \dfrac{{19}}{{27}}\,\,\, \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{x \in D} f\left( x \right) = 1,\,\,\mathop {\min }\limits_{x \in D} f\left( x \right) = \dfrac{{19}}{{27}}\).
Chọn: A
Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{1 - x}}\) trên đoạn [ 2 ; 3 ] bằng:
Ta có: \(y = \dfrac{{2x + 1}}{{ - x + 1}} \Rightarrow y' = \dfrac{3}{{{{\left( {1 - x} \right)}^2}}} > 0,\,\,\forall x \in \left[ {2;3} \right] \Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\left[ {2;3} \right]\).
\( \Rightarrow \mathop {Min}\limits_{\left[ {2;3} \right]} y = f\left( 2 \right) = \dfrac{{2.2 + 1}}{{1 - 2}} = - 5\,\).
Chọn: D
Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC và E là điểm đối xứng với B qua D. Mặt phẳng (MNE) chia khối tứ diện ABCD thành hai khối đa diện, trong đó khối đa diện chứa đỉnh A có thể tích V. Tính V.
Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của NE và CD; của ME và AD. Khi đó, thiết diện của khối tứ diện cắt bởi mặt phẳng (MNE) là tứ giác MNPQ.
*) Tính thể tích khối tứ diện đều ABCD:
Tam giác BCD đều, có các cạnh đều bằng a
\( \Rightarrow {S_{BCD}} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)
G là trọng tâm tam giác BCD
\( \Rightarrow GD = \dfrac{2}{3}ND = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Tam giác AGD vuông tại G \( \Rightarrow AG = \sqrt {A{D^2} - G{D^2}} = \sqrt {{a^2} - \dfrac{{{a^2}}}{3}} = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
Thể tích khối tứ diện đều ABCD là: \(V = \dfrac{1}{3}.AG.{S_{BCD}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{a\sqrt 6 }}{3}.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)
Dễ dàng chứng minh Q, P lần lượt là trọng tâm các tam giác ABE, BCE \( \Rightarrow \dfrac{{QE}}{{ME}} = \dfrac{{PE}}{{NE}} = \dfrac{2}{3}\)
Ta có: \(\dfrac{{{V_{E.DQP}}}}{{{V_{E.BMN}}}} = \dfrac{{EQ}}{{EM}}.\dfrac{{EP}}{{EN}}.\dfrac{{ED}}{{EB}} = \dfrac{2}{3}.\dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{2} = \dfrac{2}{9}\) \( \Rightarrow {V_{BMN.DQP}} = \dfrac{7}{9}{V_{E.BMN}}\)
*) Tính thể tích khối chóp E.BMN:
\({V_{E.BMN}} = \dfrac{1}{3}.d\left( {M,\left( {BCD} \right)} \right).{S_{\Delta BNE}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{1}{2}d\left( {A,\left( {BCD} \right)} \right).{S_{\Delta BCD}}\) \( = \dfrac{1}{2}{V_{ABCD}}\) (do \({S_{BNE}} = 2{S_{BND}} = 2.\dfrac{1}{2}{S_{BCD}} = {S_{BCD}}\))
\( \Rightarrow {V_{BMN.DQP}} = \dfrac{7}{9}{V_{E.BMN}} = \dfrac{7}{9}.\dfrac{1}{2}{V_{ABCD}} = \dfrac{7}{{18}}{V_{ABCD}}\)
Gọi V là thể tích khối đa diện chứa đỉnh A \( \Rightarrow V = {V_{ABCD}} - {V_{BMN.DQP}} = \dfrac{{11}}{{18}}{V_{ABCD}} = \dfrac{{11}}{{18}}.\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}} = \) \(\dfrac{{11\sqrt 2 {a^3}}}{{216}}\).
Chọn: B
Cho hàm số \(y = f(x)\)có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R},\) hàm số \(y = f'(x - 2)\) có đồ thị như hình bên. Số điểm cực trị của hàm số \(y = f(x)\) là
Ta có: \(f'\left( {x - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = - 1\\x - 2 = 0\\x - 2 = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 2\\x = 3\end{array} \right.\)
Dựng và quan sát đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\), ta thấy: \(y = f'\left( x \right)\) cắt trục hoành tại 3 điểm là \(x = 1;\,\,x = 2;\,\,x = 3\)
nhưng chỉ đổi dấu tại hai điểm là \(x = 1;x = 2\). Như vậy, hàm số \(y = f(x)\) có tất cả 2 cực trị.
Chọn: B
Trong mặt phẳng Oxy ,cho A(3;-10), B(-5;4). Tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} \) là :
\(A\left( {3; - 10} \right);\,\,B\left( { - 5;4} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AB} = \left( { - 8;14} \right)\).
Chọn: A
Tìm số tự nhiên \(n\) thỏa mãn \(\dfrac{{C_n^0}}{{1.2}} + \dfrac{{C_n^1}}{{2.3}} + \dfrac{{C_n^2}}{{3.4}} + ... + \dfrac{{C_n^n}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}} = \dfrac{{{2^{2018}} - n - 3}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\).
Số hạng tổng quát:
\(\dfrac{1}{{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)}}C_n^k = \dfrac{1}{{\left( {k + 2} \right)\left( {k + 1} \right)}}C_n^k = \dfrac{1}{{k + 2}}\dfrac{1}{{n + 1}}C_{n + 1}^{k + 1} = \dfrac{1}{{n + 1}}\dfrac{1}{{k + 2}}C_{n + 1}^{k + 1} = \dfrac{1}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}C_{n + 2}^{k + 2}\)
Như vậy \(S = \dfrac{1}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\left( {C_{n + 2}^2 + C_{n + 2}^3 + C_{n + 2}^4 + ... + C_{n + 2}^{n + 2}} \right)\)
\(S = \dfrac{1}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\left( {{2^{n + 2}} - C_{n + 2}^0 - C_{n + 2}^1} \right) = \dfrac{1}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}\left( {{2^{n + 2}} - n - 3} \right)\)
Phương trình đã cho tương đương \(\dfrac{{{2^{n + 2}} - n - 3}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}} = \dfrac{{{2^{2018}} - n - 3}}{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}} \Leftrightarrow n + 2 = 2018 \Leftrightarrow n = 2016\).
Chọn: D
Đồ thị sau đây là của hàm số\(y = {x^4} - 3{x^2} - 3\). Với giá trị nào của m thì phương trình \({x^4} - 3{x^2} + m = 0\)có ba nghiệm phân biệt ?
Phương trình \({x^4} - 3{x^2} + m = 0 \Leftrightarrow {x^4} - 3{x^2} - 3 = - m - 3\) (*)
Số nghiệm của phương trình (*) bằng số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} - 3\) và đường thẳng \(y = - m - 3\).
Để (*) có 3 nghiệm phân biệt thì \( - m - 3 = - 3 \Leftrightarrow m = 0\).
Chọn: C
Cho hàm số \(y = \dfrac{{2mx + 1}}{{x - m}}\,\) với tham số \(m \ne 0\). Giao điểm hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số thuộc đường thẳng có phương trình nào dưới đây ?
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2mx + 1}}{{x - m}}\,\) có tiệm cận ngang là \(y = 2m\) và tiệm cận đứng là \(x = m\), hai đường này cắt nhau tại điểm \(I\left( {m;2m} \right)\,\, \Rightarrow I\) thuộc đường thẳng \(y = 2x.\)
Chọn: B
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh AB bằng a. Các cạnh bên SA, SB, SC tạo với đáy một góc 60o. Gọi D là giao điểm của SA với mặt phẳng qua BC và vuông góc với SA. Tính theo a thể tích khối chóp S.DBC
Gọi O là tâm của tam giác đều ABC, I là trung điểm của AB
\( \Rightarrow SO \bot \left( {ABC} \right)\,\, \Rightarrow \left( {SA;\left( {ABC} \right)} \right) = \widehat {SAO} = 60^\circ \)
\(\Delta ABC\) đều, cạnh a \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}OA = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\\{S_{ABC}} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\end{array} \right.\)
\(\Delta SAO\) vuông tại O \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}SO = OA.\tan 60^\circ = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}.\sqrt 3 = a\\SA = \dfrac{{OA}}{{\cos 60^\circ }} = \dfrac{{\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}}}{{\dfrac{1}{2}}} = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}\end{array} \right.\)
Thể tích khối chóp S.ABC là: \({V_{S.ABC}} = \dfrac{1}{3}.SO.{S_{ABC}} = \dfrac{1}{3}.a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)
\(\Delta SAB\) cân tại S \( \Rightarrow SI \bot AB\); \(\left( {BCD} \right) \bot SA\,\, \Rightarrow BD \bot SA\)
\(\Delta SAI\) đồng dạng \(\Delta BAD\)
\( \Rightarrow \dfrac{{SA}}{{AB}} = \dfrac{{AI}}{{AD}} \Leftrightarrow \dfrac{{\dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}}}{a} = \dfrac{{\dfrac{a}{2}}}{{AD}} \Rightarrow AD = \dfrac{{\dfrac{a}{2}.a}}{{\dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}}} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}\)\( \Rightarrow \dfrac{{AD}}{{SA}} = \dfrac{{\dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}}}{{\dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}}} = \dfrac{3}{8} \Rightarrow \dfrac{{SD}}{{SA}} = \dfrac{5}{8}\)
Ta có: \(\dfrac{{{V_{S.DBC}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{SD}}{{SA}} = \dfrac{5}{8} \Rightarrow {V_{S.DBC}} = \dfrac{5}{8}.{V_{S.ABC}} = \dfrac{5}{8}.\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}} = \dfrac{{5{a^3}\sqrt 3 }}{{96}}\).
Chọn: C
Tính số chỉnh hợp chập \(5\) của \(8\) phần tử.
Số chỉnh hợp chập \(5\) của \(8\) phần tử: \(A_8^5 = \dfrac{{8!}}{{\left( {8 - 5} \right)!}} = 8.7.6.5.4 = 6720\).
Chọn: A
Đồ thị của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 1\) có hai điểm cực trị A và B. Điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng AB?
Ta có: \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 1\,\, \Rightarrow y' = 3{x^2} - 6x - 9\)
\(\, \Rightarrow y = y'.\left( {\dfrac{1}{3}x - \dfrac{1}{3}} \right) - 8x - 2\)
Giả sử \({x_1},\,{x_2}\) lần lượt là hoành độ của hai điểm cực trị A và B \( \Rightarrow y'\left( {{x_1}} \right) = y'\left( {{x_2}} \right) = 0\)
Khi đó, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\,{y_1} = y'\left( {{x_1}} \right).\left( {\dfrac{1}{3}{x_1} - \dfrac{1}{3}} \right) - 8{x_1} - 2 = - 8{x_1} - 2\\\,{y_2} = y'\left( {{x_2}} \right).\left( {\dfrac{1}{3}{x_2} - \dfrac{1}{3}} \right) - 8{x_2} - 2 = - 8{x_2} - 2\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \)Phương trình đường thẳng AB: \(y = - 8x - 2\)
Thay tọa độ các điểm M, N, P, Q vào phương trình đường thẳng AB, ta có: \(N(1; - 10)\) nằm trên đường thẳng AB.
Chọn: C
Cho dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) với \({u_n} = 3{\left( { - 1} \right)^n}n.\) Khẳng định nào sau đây sai?
\({u_n} = 3{\left( { - 1} \right)^n}n\,\, \Rightarrow \,\left\{ \begin{array}{l}\,{u_2} = 3{\left( { - 1} \right)^2}.2\, = 6\\{u_1} = 3{\left( { - 1} \right)^1}.1 = - 3\,\\{u_4} = 3{\left( { - 1} \right)^4}.4 = 12\,\\{u_3} = 3{\left( { - 1} \right)^3}.3 = - 9\,\end{array} \right.\)
Chọn: A
Đường thẳng nào dưới đây là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3 - 2x}}{{x - 1}}\)?
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3 - 2x}}{{x - 1}}\)có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y = - 2\).
Chọn: D
Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng \(a\).
ABC.A’B’C’ là lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng \(a\)
\( \Rightarrow \Delta ABC\) đều, có cạnh bằng a và \(AA' \bot \left( {ABC} \right),\,\,AA' = a\)
Diện tích đáy: \({S_{\Delta ABC}} = \dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)
Thể tích của khối lăng trụ: \({V_{ABC.A'B'C'}} = AA'.{S_{\Delta ABC}} = a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
Chọn: C
Nghiệm của phương trình \(\sqrt 3 \sin 2x + \cos 2x - 2 = 0\) là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\sqrt 3 \sin 2x + \cos 2x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow \sqrt 3 \sin 2x + \cos 2x = 2\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2x + \dfrac{1}{2}\cos 2x = 1\\ \Leftrightarrow \sin \dfrac{\pi }{3}\sin 2x + \cos \dfrac{\pi }{3}\cos 2x = 1\\ \Leftrightarrow \cos \left( {2x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = 1\\ \Leftrightarrow 2x - \dfrac{\pi }{3} = k2\pi \,\,\,\left( {k \in Z} \right)\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi \,\,\,\left( {k \in Z} \right)\end{array}\)
Chọn: D
Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D; AB = AD = 2a;CD = a . Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD) bằng 600 . Gọi I là trung điểm của AD. Biết 2 mặt phẳng (SBI) và (SCI) cùng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Tính thể tích khối chóp S.ABCD.
ABCD là hình thang vuông
\( \Rightarrow {S_{ABCD}} = \dfrac{1}{2}\left( {DC + AB} \right).AD = \dfrac{1}{2}.\left( {a + 2a} \right).2a = 3{a^2}\)
Kẻ IH vuông góc BC, (\(H \in BC\))
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {SIB} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\\left( {SIC} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\\left( {SIB} \right) \cap \left( {SIC} \right) = SI\end{array} \right. \Rightarrow SI \bot \left( {ABCD} \right)\)
\( \Rightarrow SI \bot BC\), mà \(IH \bot BC \Rightarrow BC \bot \left( {SHI} \right)\)
\(\begin{array}{l}\left( {SBC} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = BC\,\,\\ \Rightarrow \left( {\widehat {\left( {SBC} \right);\left( {ABCD} \right)}} \right) = \left( {\widehat {SH;IH}} \right) = \widehat {SHI} = 60^\circ \end{array}\)
*) Tính IH:
Ta có: \({S_{ABCD}} = 3{a^2}\), \({S_{\Delta ABI}} = {a^2},\,\,{S_{\Delta IDC}} = \dfrac{1}{2}{a^2}\)
\( \Rightarrow {S_{\Delta IBC}} = 3{a^2} - {a^2} - \dfrac{1}{2}{a^2} = \dfrac{3}{2}{a^2}\)
\(BC = \sqrt {{a^2} + {{\left( {2a} \right)}^2}} = \sqrt 5 a\)
\({S_{\Delta IBC}} = \dfrac{1}{2}.IH.BC \Rightarrow \dfrac{3}{2}{a^2} = \dfrac{1}{2}.IH.a\sqrt 5 \Rightarrow IH = \dfrac{{3a}}{{\sqrt 5 }}\)
Tam giác SIH vuông tại I
\( \Rightarrow SI = \tan 60^\circ .IH = \sqrt 3 .\dfrac{{3a}}{{\sqrt 5 }} = \dfrac{{3a\sqrt {15} }}{5}\)
*) Thể tích khối chóp S.ABCD:
\({V_{S.ABCD}} = \dfrac{1}{3}.SI.{S_{ABCD}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{3a\sqrt {15} }}{5}.3{a^2} = \dfrac{{3{a^3}\sqrt {15} }}{5}\)
Chọn: C
Cho hình chữ nhật \(MNPQ.\) Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {MN} \) biến điểm \(Q\) thành điểm nào?
\(MNPQ\) là hình chữ nhật \( \Rightarrow \)\(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {QP} \)
\( \Rightarrow \)Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {MN} \) biến điểm \(Q\) thành điểm P.
Chọn: C
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy\) cho các điểm \(A\left( {1;\,2} \right),\,B\left( {3;\, - 1} \right),\,C\left( {0;\,1} \right)\). Tọa độ của véctơ \(\overrightarrow {u\,} = 2\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} \) là:
Ta có : \(A\left( {1;\,2} \right),\,B\left( {3;\, - 1} \right),\,C\left( {0;\,1} \right)\,\, \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 3} \right)\\\overrightarrow {BC} = \left( { - 3;2} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow {u\,} = 2\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} \Rightarrow \overrightarrow {u\,} \left( {1;\, - 4} \right)\)
Chọn: B
Cho phương trình: \({2^{{x^3} + {x^2} - 2x + m}} - {2^{{x^2} + x}} + {x^3} - 3x + m = 0\). Tập các giá trị \(m\) để phương trình có 3 nghiệm phân biệt có dạng \(\left( {a;b} \right)\). Tổng \(\left( {a + 2b} \right)\) bằng:
\(\begin{array}{l}\;\;\;\;{2^{{x^3} + {x^2} - 2x + m}} - {2^{{x^2} + x}} + {x^3} - 3x + m = 0\\ \Leftrightarrow \;{2^{{x^3} + {x^2} - 2x + m}} + {x^3} + {x^2} - 2x + m - \left( {{2^{{x^2} + x}} + {x^2} + x} \right) = 0\\ \Leftrightarrow {2^{{x^3} + {x^2} - 2x + m}} + {x^3} + {x^2} - 2x + m = {2^{{x^2} + x}} + {x^2} + x\;\;\left( * \right)\end{array}\)
Xét hàm số \(f\left( t \right) = {2^t} + t\) ta có \(f'\left( t \right) = {2^t}\ln 2 + 1 > 0\,\,\forall t \in R\) nên hàm số đồng biến trên R.
\( \Rightarrow \left( * \right) \Leftrightarrow {x^3} + {x^2} - 2x + m = {x^2} + x \Leftrightarrow {x^3} - 3x = - m\) (**)
Để phương trình đã cho có 3 nghiệm phân biệt thì phương trình (**) có 3 nghiệm phân biệt, khi đó \(m \in \left( {{y_{CT}};{y_{CD}}} \right)\) của hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - 3x\).
Ta có \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1 \Rightarrow f\left( 1 \right) = - 2\\x = - 1 \Rightarrow f\left( { - 1} \right) = 2\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow m \in \left( { - 2;2} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 2\\b = 2\end{array} \right. \Rightarrow a + 2b = - 2 + 4 = 2\) .
Chọn D.
Hệ số của số hạng chứa \({x^7}\)trong khai triển nhị thức \({\left( {x - \dfrac{2}{{x\sqrt x }}} \right)^{12}}\)(với \(x > 0\)) là:
Ta có:
\({\left( {x - \dfrac{2}{{x\sqrt x }}} \right)^{12}} = \sum\limits_{k = 0}^{12} {C_{12}^k{x^{12 - k}}{{\left( {\dfrac{{ - 2}}{{x\sqrt x }}} \right)}^k} = } \sum\limits_{k = 0}^{12} {C_{12}^k{x^{12 - k}}{{\left( { - 2} \right)}^k}{x^{ - \dfrac{3}{2}k}} = } \sum\limits_{k = 0}^{12} {{{\left( { - 2} \right)}^k}C_{12}^k{x^{12 - \dfrac{5}{2}k}}.} \;\;\left( {0 \le k \le 12,\;k \in N} \right)\)
Để có hệ số của \({x^7}\) trong khai triển thì: \(12 - \dfrac{5}{2}k = 7 \Leftrightarrow \dfrac{5}{2}k = 5 \Leftrightarrow k = 2\;\;\left( {tm} \right)\)
Vậy hệ số của \({x^7}\) là: \({\left( { - 2} \right)^2}.C_{12}^2 = 264.\)
Chọn C.