Câu hỏi Đáp án 2 năm trước 18

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao  động điều hòa nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Hình bên  là đồ thị sự phụ thuộc của độ lớn lực đàn hồi Fdh  của lò xo và độ  lớn lực hồi phục Fhp tác dụng lên vật nặng của con lắc theo thời gian t. Biết \({{t}_{2}}-{{t}_{1}}=\frac{\pi }{12}(s).\) Tốc độ trung bình của vật nặng từ thời điểm t1 đến thời điểm t3 là 

A. 1,52 m/s.

B. 1,12 m/s.

C. 1,43 m/s. 

D. 1,27 m/s.

Đáp án chính xác ✅

Lời giải của giáo viên

verified HocOn247.com

Ta có đồ thị: 

Giả sử ở vị trí cân bằng, lò xo giãn một đoạn ∆l0

Lực đàn hồi và lực phục hồi có độ lớn cực đại là:

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{F}_{dh\max }}=k\left( \Delta {{l}_{0}}+A \right) \\ {{F}_{ph\max }}=kA \\ \end{array}\Rightarrow {{F}_{dh\max }}>{{F}_{ph\max }} \right.\)

Từ đồ thị ta thấy đồ thị (1) là đồ thị lực phục hồi, đồ thị (2) là đồ thị lực đàn hồi

Ta có: \(\frac{{{F}_{dh\max }}}{{{F}_{ph\max }}}=\frac{k\left( \Delta {{l}_{0}}+A \right)}{kA}=\frac{3}{2}\Rightarrow 2\left( \Delta {{l}_{0}}+A \right)=3A\Rightarrow A=2\Delta {{l}_{0}}\)

Nhận xét: lực phục hồi có độ lớn nhỏ nhất tại vị trí cân bằng → tại thời điểm t1, vật ở vị trí cân bằng

Lực đàn hồi có độ lớn nhỏ nhất tại vị trí lò xo không biến dạng → tại thời điểm t2, vật ở vị trí lò xo không  biến dạng lần thứ 2 kể từ thời điểm t1 

Lực đàn hồi và lực phục hồi có độ lớn cực đại tại vị trí biên dưới → tại thời điểm t3, vật ở vị trí biên dưới lần  đầu tiên kể từ thời điểm t2 

Ta có vòng tròn lượng giác: 

Từ vòng tròn lượng giác ta thấy từ thời điểm t1 đến t2, vecto quay được góc: \(\Delta \varphi =\frac{5\pi }{6}(rad)\)

Ta có: \(\Delta \varphi =\omega \left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right)\Rightarrow \frac{5\pi }{6}=\omega .\frac{\pi }{12}\Rightarrow \omega =10(ra\text{d/s)}\)

Mà \(\omega =\sqrt{\frac{g}{\Delta {{l}_{0}}}}\Rightarrow 10=\sqrt{\frac{10}{\Delta {{l}_{0}}}}\Rightarrow \Delta {{l}_{0}}=0,1(m)\)

\(\Rightarrow A=2\Delta {{l}_{0}}=0,2(m)\)

Nhận xét: từ thời điểm t1 đến t3, vật đi được quãng đường là:

S = 3A = 3.0,2 = 0,6 (m) 

Vecto quay được góc: 

\(\Delta \varphi =\frac{3\pi }{2}=\omega .\left( {{t}_{3}}-{{t}_{1}} \right)\Rightarrow {{t}_{3}}-{{t}_{1}}=\frac{\frac{3\pi }{2}}{10}=\frac{3\pi }{20}(s)\)

Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t3 là: 

\({{v}_{tb}}=\frac{S}{{{t}_{3}}-{{t}_{1}}}=\frac{0,6}{\frac{3\pi }{20}}\approx 1,27(\text{m/s)}\)

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1: Trắc nghiệm

Trên một sợi dây có sóng dừng ổn định với bước sóng truyền trên dây là λ. Khoảng cách giữa hai điểm bụng liền kề là 

Xem lời giải » 2 năm trước 44
Câu 2: Trắc nghiệm

Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{4} \right)\)  (U0 không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Hình bên là đồ thị sự phụ thuộc của giá trị hiệu dụng I của cường độ dòng điện trong mạch theo tần số góc ω, Gọi i1, i2, ivà ilà cường độ dòng điện tức thời tương ứng khi ω có giá trị lần lượt là ω1, ω2, ωvà ω4. Hệ thức nào sau đây đúng?

Xem lời giải » 2 năm trước 42
Câu 3: Trắc nghiệm

Trong điện xoay chiều, đại lượng nào sau đây không có giá trị hiệu dụng?

Xem lời giải » 2 năm trước 41
Câu 4: Trắc nghiệm

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn quan sát là 1 cm. Khoảng vân trên màn là

Xem lời giải » 2 năm trước 41
Câu 5: Trắc nghiệm

Trên một sợi dây rất dài có hai điểm M và N cách nhau 12 cm. Tại điểm O trên đoạn MN người ta gắn vào dây một cần rung dao động với phương trình \(u=3\sqrt{2}\cos 20\pi t(cm)\)(t tính bằng s), tạo ra sóng truyền trên dây với tốc độ 1,6 m/s. Khoảng cách xa nhất giữa 2 phần tử dây tại M và N khi có sóng truyền qua là

Xem lời giải » 2 năm trước 40
Câu 6: Trắc nghiệm

Trong đoạn mạch xoay chiều, điện áp chậm pha hơn dòng điện một lượng φ. Hệ số công suất của đoạn mạch là

Xem lời giải » 2 năm trước 40
Câu 7: Trắc nghiệm

Trên một sợi dây đang có sóng dừng ổn định với bước sóng truyền trên dây là 4 cm. Khoảng cách giữa 4 nút sóng liên tiếp là

Xem lời giải » 2 năm trước 39
Câu 8: Trắc nghiệm

Dao động của một chất điểm là tổng hợp của hai dao động cùng phương cùng tần số có biên độ lần lượt là 5 cm và 8 cm. Biên độ dao động tổng hợp của chất điểm không thể là

Xem lời giải » 2 năm trước 39
Câu 9: Trắc nghiệm

Hạt tải điện trong kim loại là loại hạt nào?

Xem lời giải » 2 năm trước 39
Câu 10: Trắc nghiệm

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện cường độ I được tính bằng công thức nào sau đây?

Xem lời giải » 2 năm trước 38
Câu 11: Trắc nghiệm

Trong thiết bị kiểm tra hành lí ở các sân bay có ứng dụng tia nào sau đây?

Xem lời giải » 2 năm trước 38
Câu 12: Trắc nghiệm

Một chất điểm dao động với phương trình \(x=10\cos (2\pi t+\pi )\) cm (t tính bằng s). Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm là

Xem lời giải » 2 năm trước 38
Câu 13: Trắc nghiệm

Tần số dao động của một con lắc đơn được tính bằng công thức nào sau đây?

Xem lời giải » 2 năm trước 38
Câu 14: Trắc nghiệm

Một vật dao động theo phương trình \(x=4\cos \left( 5\pi t+\frac{\pi }{3} \right)cm.\) Biên độ dao động của vật là

Xem lời giải » 2 năm trước 37
Câu 15: Trắc nghiệm

Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến đơn giản có bộ phận nào?

Xem lời giải » 2 năm trước 37

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »