Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt ở A và B cách nhau 14 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 1,2 cm. Điểm M nằm trên đoạn AB cách A một đoạn 6 cm. Ax, By là hai nửa đường thẳng trên mặt nước, cùng một phía so với AB và vuông góc với AB. Cho điểm C di chuyển trên Ax và điểm D di chuyển trên By sao cho MC luôn vuông góc với MD. Khi diện tích của tam giác MCD có giá trị nhỏ nhất thì số điểm dao động với biên độ cực đại có trên đoạn CD là
A. 12
B. 13
C. 15
D. 14
Lời giải của giáo viên
Diện tích tam giác MCD
\(S=\frac{1}{2}MC.MD=\frac{1}{2}\sqrt{A{{C}^{2}}+A{{M}^{2}}}.\sqrt{B{{D}^{2}}+B{{M}^{2}}}=\frac{1}{2}\sqrt{{{x}^{2}}+{{6}^{2}}}.\sqrt{{{y}^{2}}+{{8}^{2}}}\)
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki
\(\sqrt{{{x}^{2}}+{{6}^{2}}}.\sqrt{{{y}^{2}}+{{8}^{2}}}\ge xy+48\)
Dấu “=” xảy ra khi \(\frac{x}{y}=\frac{6}{8}=\frac{3}{4}\)
Hay \(4x=3y\) (1)
Vì \(\widehat{CMA}+\widehat{DMB}={{90}^{0}}\) nên \(\sin \widehat{CMA}=c\text{os}\widehat{DMB}\)
\(\leftrightarrow \frac{CA}{CM}=\frac{MB}{MD}\)
\(\leftrightarrow \frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+{{6}^{2}}}}=\frac{8}{\sqrt{{{y}^{2}}+{{8}^{2}}}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra
\(\begin{align} & x=6 \\ & y=8 \\ \end{align}\)
Hiệu đường đi của sóng tại C:
\(\Delta {{d}_{C}}=CB-CA=\sqrt{{{x}^{2}}+A{{B}^{2}}}-x=\sqrt{{{6}^{2}}+{{14}^{2}}}-6=9,23\)
Hiệu đường đi của sóng tại D
\(\Delta {{d}_{D}}=DB-DA=y-\sqrt{{{y}^{2}}+{{14}^{2}}}=8-\sqrt{{{8}^{2}}+{{14}^{2}}}=-8,12\)
Cực đại: \(\Delta {{d}_{D}}\le k\lambda \le \Delta {{d}_{C}}\)
\(\to -6,6\le k\le 7,7\)
Vậy có 14 điểm dao động cực đạià chọn D.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ ?
Biết bán kính Bo là \({{r}_{0}}=5,{{3.10}^{-11}}\) m. Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hiđrô bằng
Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 5000 vòng, số vòng dây ở cuộn thứ cấp là 250 vòng. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp là 220 V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là
Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua một lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng
Mạch điện chỉ chứa phần tử nào sau đây không cho dòng điện không đổi đi qua?
Dùng một proton có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân \({}_{4}^{9}Be\) đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của hạt proton của hạt nhân và có động năng 4,0 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
Cho ba con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Biết ba lò xo giống hệt nhau và vật nặng có khối lượng tương ứng\({{m}_{1}},{{m}_{2}},{{m}_{3}}\). Lần lượt kéo ba vật sao cho ba lò xo giãn cùng một đoạn A như nhau rồi thả nhẹ cho ba vật dao động điều hòa. Khi đi qua vị trí cân bằng vận tốc của hai vật \({{m}_{1}},{{m}_{2}}\)có độ lớn lần lượt là\({{v}_{1}}=20(cm/s),{{v}_{2}}=10(cm/s)\). Biết\({{m}_{3}}=9{{m}_{1}}+4{{m}_{2}}\), độ lớn vận tốc cực đại của vật m3 bằng
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Biết phương trình vận tốc của chất điểm là \(v=20\pi \cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\)cm/s. Phương trình dao động của chất điểm có dạng
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, với gia tốc cực đại là 320 cm/s2. Khi chất điểm đi qua vị trí gia tốc có độ lớn 160 cm/s2 thì tốc độ của nó là \(40\sqrt{3}\) cm/s. Biên độ dao động của chất điểm là
Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\) V vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{1}{2\pi }\)H. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \(u=100\sqrt{2}\) V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là \(i=2,0\)A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
Cho hạt nhân \({}_{{{Z}_{1}}}^{{{A}_{1}}}X\)và hạt nhân \({}_{{{Z}_{2}}}^{{{A}_{2}}}Y\)có độ hụt khối lần lượt là \(\Delta {{m}_{1}}\)và\(\Delta {{m}_{2}}\). Biết hạt nhân \({}_{{{Z}_{1}}}^{{{A}_{1}}}X\)bền vững hơn hạt nhân\({}_{{{Z}_{2}}}^{{{A}_{2}}}Y\). Hệ thức đúng là
Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\) V vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{1}{2\pi }\). Cảm kháng của cuộn dây là