Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe là \(a=5\ mm\). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là \(D=2,5\ m\). Hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda =0,64\ \mu m\). Vị trí vân sáng bậc 3 trên màn là:
A. \(\pm 2,56\ mm\)
B. \(\pm 1,32\ mm\)
C. \(\pm 0,96\ mm\)
D. \(\pm 0,63\ mm\)
Lời giải của giáo viên
Khoảng vân là: \(i=\frac{\lambda D}{a}=\frac{0,64.2,5}{5}=0,32\ mm\).
Vân sáng bậc 3 tương ứng với \(k=\pm 3\).
Vị trí vân sáng bậc 3 trên màn là: \(x=ki=\pm 3.0,32=\pm 0,96\text{ mm}\).
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Đặt một điện áp xoay chiều 200 V vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần \(R=100\ \Omega \) thì cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch là:
Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích lần lượt là \({{4.10}^{-8}}C\) và \(1,{{4.10}^{-7}}C\). Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, sau đó tách chúng ra xa. Điện tích mỗi quả cầu sau khi tách ra là
Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian được mô tả bằng đồ thị ở hình bên. Biểu thức cường độ dòng điện tức thời của đoạn mạch đó là:
Ban đầu (\(t=0\)) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm \({{t}_{1}}\) mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm \({{t}_{2}}={{t}_{1}}+100\)(s) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
Một mạch LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của tụ điện là \({{q}_{0}}\) và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \({{I}_{0}}\). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng \(0,5{{I}_{0}}\) thì điện tích của tụ điện có độ lớn là:
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là \({{r}_{0}}\). Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda \). Khoảng cách từ S tới mặt phẳng hai khe là d. Hai khe cách màn một đoạn là 2,7m. Cho S dời theo phương song song với \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) về phía \({{S}_{1}}\) một đoạn 1,5mm. Hệ vân giao thoa trên màn di chuyển 4,5mm theo phương song song với \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) về phía \({{S}_{2}}\). Tính d?
Một sóng âm lan truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là \({{L}_{M}}\) và \({{L}_{N}}\) với \({{L}_{M}}-{{L}_{N}}=30\ dB\). Cường độ âm tại M lớn hơn cường độ âm tại N:
Một đoạn dây dẫn thẳng dài 10cm mang dòng điện cường độ 0,75A, đặt trong từ trường đều có đường sức từ vuông góc với dây dẫn. Biết lực từ tác dụng lên đoạn dây là 0,03N thì cảm ứng từ có độ lớn bằng:
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số:
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm \(L=30\ \mu H\), một tụ điện \(C=3000\ pF\). Điện trở thuần của mạch dao động là \(1\ \Omega \). Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện có công suất:
Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng:
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng