Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (Các cuộc nổi dậy của nhân dân)

Lý thuyết về chế độ phong kiến nhà nguyễn (các cuộc nổi dậy của nhân dân) môn sử lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(376) 1252 02/08/2022

II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN

1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

- Không có hoặc thiếu ruộng đất để cày cấy sinh sống, người nông dân ở nhiều nơi đã phải bỏ làng đi phiêu tán, kiếm ăn.

- Họ lại phải đi lao dịch cho triều đình, bị quan lại, địa chủ áp bức, bóc lột nặng nề.

Đời sống của họ quá khổ cực, thiếu thốn đến mức “quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như sợ cọp”.

Năm 1828, viên quan Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ dâng sớ tố cáo: cái hại quan lại một hai phần, cái hại hào cường đến tám chín phần. Nó làm cho con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành góa bụa, … cứ công nhiên không kiêng sợ gì.

2. Các cuộc nổi dậy

- Mâu thuẫn giai cấp gay gắt đã làm bùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, dân nghèo ở khắp nơi vào suốt nửa đầu thế ki XIX.

Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX

* Bảng các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX

Nhận xét:

Như vậy, ở nửa đầu thế ki XIX, không chỉ nông dân nghèo khổ nổi dậy đấu tranh mà các tộc người thiểu số ở miền núi, quân đội triều đình cũng bất bình nổi dậy đấu tranh. Sự thật này đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa vương triều Nguyễn với toàn thể các tầng lớp nhân dân.

(376) 1252 02/08/2022