Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết về khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ xviii môn sử lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(383) 1276 02/08/2022

1. Tình hình chính trị

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

- Quan lại, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai xảy ra liên tiếp; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

- Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

=> Thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

- Trong khoảng 30 năm của thế kỉ XVIII, khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ đã nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân.

Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

(1) Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

(2) Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang...

(3) Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), còn gọi là quận He. Nghĩa quân giương cao khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hoá - 
Nghệ An.

(4) Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769), bắt đầu ở Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.

- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng cũng đã góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.

(383) 1276 02/08/2022