Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Lý thuyết về sự phát triển kinh tế và văn hóa thời trần môn sử lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(385) 1283 02/08/2022

I. Kinh tế, xã hội sau chiến tranh

1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp

- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt của nhà Trần.

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp: chiêu dân, khai hoang.

- Ruộng đất: gồm 2 loại (công và tư).

+ Ruộng công: ruộng ở các làng xã.

+ Ruộng tư: điền trang, thái ấp.

b. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước: đồ gốm tráng men, dệt, đóng thuyền.

- Thủ công nghiệp dân gian: nghề mộc, gốm, làm giấy, khắc bản in, rèn, …

- Các làng nghề, phường nghề ra đời. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

c. Thương nghiệp

- Nội thương: Phát triển.

+ Nhiều chợ, đô thị, thương cảng; xuất hiện nhiều thương nhân.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ côn, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán ở các nơi.

- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh

*Bảng các tầng lớp xã hội dưới thời Trần và những đặc điểm tiêu biểu

II. Sự phát triển văn hóa

1. Đời sống văn hóa

- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Đạo Phật: nhiều chùa, nhiều quí tộc tu hành.

+ Nho giáo: phát triển mạnh hơn, nhiều nhà Nho được trọng dụng: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An.

- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa.

- Lối sống giản dị, thượng võ, yêu nước, nhân nghĩa.

=> Văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm tính dân tộc.

2. Văn học

- Nội dung: yêu nước, tự hào dân tộc.

- Gồm: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm.

- Thành tựu tiêu biểu:

+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).

+ Phú Sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).

+ Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).

+ Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông).

3. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật

a. Giáo dục

- Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b. Sử học

- Lập Quốc sử viện.

- Năm 1272, bộ “Đại Việt sử ký”.

c. Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: Binh thư yếu lược (Trần Quốc Tuấn).

- Y học: Tuệ Tĩnh.

- Khoa học – kĩ thuật: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán, Hồ Nguyên Trừng,

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra dới: tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô, …

- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế: hổ, sư tử, trâu, quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

(385) 1283 02/08/2022