Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Lý thuyết về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ xvi - xviii) môn sử lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(387) 1290 02/08/2022

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1. Triều đình nhà Lê

- Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.

- Nội bộ triều Lê "chia bè kéo cánh", tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.

- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI

Nguyên nhân:

+ Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".

+ Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng.

Diễn biến: Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

(387) 1290 02/08/2022