Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
II. KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Mục đích:
+ Mở rộng lãnh thổ
+ Làm bàn đạp tấn công Đông Nam Á
- Hành động: năm 1283, hơn 1 vạn Nguyên cùng hơn 300 chiến thuyền do Toa Đô tấn công Chăm-pa. Chiếm được kinh thành. Quân dân Cham-pa đã chiến đấu rất anh dũng => quân Nguyên phải rút một bộ phận về cố thủ ở phía Bắc để chờ phối hợp đánh Đại Việt.
=> Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp để tấn công nước ta bước đầu tan vỡ.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” ->khích lệ tinh thần kháng chiến
- Năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc =>Ý chí quyết tâm đánh giặc.
- Chuẩn bị khác:
+ Quân đội tập trận ở Đông Bộ Đầu
+ Nhân dân luyện tập sẵn sàng
+ Binh sĩ thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát”.
2. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi
- Kết quả:
+ Quân Nguyên đại bại
+ Toa Đô bị chém đầu
+ Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, đất nước sạch bóng quân xâm lược.