Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Vật Lý - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 46 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 153408

\(2f_0,3f_0,4f_0...\)  thì nhạc cụ đó đồng thời phát ra một loạt các họa âm có tần số  Họa âm thứ hai có tần số là

Xem đáp án

ĐÁP ÁN ĐÚNG: D

Họa âm bậc n có tần số fn = nf0 với f0 là tần số của âm cơ bản (họa âm bậc 1).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 153409

Trong hệ SI, đơn vị của cường độ dòng điện là

Xem đáp án

Trong hệ SI, đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 153410

\(λ\). Trên màn, khoảng cách từ vị trí có vân sáng đến vân trung tâm là

Xem đáp án

Tọa độ của vân sáng trên màn là \(x = ±ki = ±\dfrac{λD}{a}\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 153411

\(R,L,C \)\(Z_L\)\(Z_C\). Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện trong mạch khi

Xem đáp án

Khi \( Z_{L}>Z_{C}\) thì mạch có tính cảm kháng \(\tan \varphi_{u, i}=\dfrac{Z_{L}-Z_{C}}{R}>0 \Rightarrow \varphi_{u, i}=\varphi_{u}-\varphi_{i}>0 \Rightarrow \varphi_{u}>\varphi_{i}\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 153412

\(α\)\(P_t=-mgα\). Đại lượng  là

Xem đáp án

Thành phần của trọng lực tiếp tuyến với quỹ đạo của vật có giá trị là \(P_t = - mgα\) là lực kéo về.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 153413

\(φ_1\)\(φ_2\)\(φ_2-φ_1 \) có giá trị bằng

Xem đáp án

Hai dao động cùng pha khi hiệu \(φ_2 - φ_1\) có giá trị bằng 2nπ với n = 0, ±1, ±2, .... (Hai dao động cùng pha có độ lệch pha bằng số chẵn lần π.)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 153414

Trong y học, tia nào sau đây thường được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật?

Xem đáp án

Trong y học, tia tử ngoại thường được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 153415

Trong sự truyền sóng cơ, tốc độ lan truyền dao động trong môi trường được gọi là

Xem đáp án

Trong sự truyền sóng cơ, tốc độ lan truyền dao động trong môi trường được gọi là tốc độ truyền sóng.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 153416

\( _3^6 Li\) là

Xem đáp án

Số prôtôn có trong hạt nhân \({^6_3 Li}\) là 3.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 153417

\(I_0\) và cường độ hiệu dụng là I. Công thức nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Một dòng điện xoay chiều hình sin có cường độ cực đại là I0 và cường độ hiệu dụng là I. Công thức đúng là \(I = \dfrac{I_0}{\sqrt{2}}.\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 153418

Tia laze được dùng

Xem đáp án

Tia laze được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, đo khoảng cách.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 153419

Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Khi hoạt động ở chế độ có tải, máy biến áp này có tác dụng làm

Xem đáp án

N1 < N2 = > U1 < U2. => Khi hoạt động ở chế độ có tải, máy biến áp này có tác dụng làm tăng giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 153420

Hiện tượng nào sau đây được ứng dụng để đúc điện?

Xem đáp án

Hiện tượng điện phân được ứng dụng để đúc điện.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 153421

Dao động cưỡng bức có biên độ

Xem đáp án

Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi theo thời gian.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 153422

Bộ phận nào sau đây có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản?

Xem đáp án

Sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm: micrô, bộ phát sóng cao tần, mạch biến điệu, mạch khuếch đại và anten.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 153424

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phôtôn chỉ tồn tại cả trong trạng thái chuyển động, không có phôtôn đứng yên.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 153425

\(m_p\)\(m_n\)\(m_X\)\( _Z^A X\)\(W_lk=[Zm_p+(A-Z)m_n-m_X ] c^2\) được gọi là

Xem đáp án

Đại lượng \(W_{lk} = [Zm_p + (A - Z)m_n - mx]c^2\) được gọi là năng lượng liên kết của hạt nhân.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 153426

\(λ\)\( d_1\)\( d_2\) . Công thức nào sau đây đúng?

Xem đáp án

\(d_2 - d_1 = (k + \dfrac{1}{2})λ\) với k = 0, ±1, ±2,... là biểu thức của cực tiểu giao thoa.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 153427

Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Ánh sáng đơn sắc khi truyền qua lăng kính không bị tán sắc, không bị đổi màu mà chỉ bị lệch. => Phát biểu sai là D. Ánh sáng đơn sắc bị đổi màu khi truyền qua lăng kính.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 153430

Một khung dây dẫn kín hình chữ nhật MNPQ đặt cố định trong từ trường đều. Hướng của từ trường B vuông góc với mặt phẳng khung dây như hình bên. Trong khung dây có dòng điện chạy theo chiều MNPQM. Lực từ tác dụng lên cạnh MN cùng hướng với

Xem đáp án

Lực từ tác dụng lên cạnh MN được xác định theo quy tắc bàn tay trái. Vector cảm ứng từ \(\vec{B}\) đi vào trong mặt phẳng giấy => bàn tay đặt ngửa. Chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều M đến N. Ngón cái choãi ra \(90^{\circ}\) chỉ vector lực từ \(\vec{F}\) hướng về phía bên trái (từ phải qua trái) theo chiều của vector \(\overrightarrow{Q M}\).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 153433

Cho phản ứng nhiệt hạch  \(_1^1 H+ _1^3 H→ _2^4 He\). Biết khối lượng của \( _1^1 H; _1^3 H\) và  \(_2^4 He\) lần lượt là 1,0073u;3,0155u và 4,0015u. Lấy \(1u=931,5MeV/c^2\). Năng lượng tỏa ra của phản ứng này là

Xem đáp án

Năng lượng tỏa ra của phản ứng này là 19,8 MeV.

\(Q=\left(m_{H}+m_{T}-m_{H e}\right) \times c^{2}=(1,0073+3,0155-4,0015) \times 931,5=19,8 \mathrm{MeV}\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 153435

Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Coi rằng không có sự tiêu hao năng lượng điện từ trong mạch. Khi năng lượng điện trường của mạch là 1,32mJ thì năng lượng từ trường của mạch là 2,58mJ. Khi năng lượng điện trường của mạch là 1,02mJ thì năng lượng từ trường của mạch là 

Xem đáp án

Năng lưọ̣ng điện từ \(W=W_{C 1}+W_{L 1}=1,32+2,58=3,9 \mathrm{mJ}\)

Mạch dao động điện từ lý tưởng không có sự tiêu hao năng lưọ̣ng điện từ => Năng lượng điện từ được bẩo toàn

\(W=W_{C 2}+W_{L 2}=3,9(\mathrm{~mJ} /)\)

\(\Leftrightarrow W_{L 2}=W-W_{C 2}=3,9-1,02=2,88(\mathrm{~mJ})\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 153436

Trong chân không, một tia X và một tia hồng ngoại có bước sóng lần lượt là 0,2nm và 820nm. Tỉ số giữa năng lượng mỗi phôtôn của tia X và năng lượng mỗi phôtôn của tia hồng ngoại là 

Xem đáp án

Tỉ số giữa năng lượng mỗi phôtôn của tia X và năng lượng mỗi phôtôn của tia hồng ngoại là \(4,1.10^3\)

\(\dfrac{\varepsilon_{X}}{\varepsilon_{H N}}=\dfrac{\dfrac{h c}{\lambda_{X}}}{\frac{h c}{\lambda_{H N}}}=\frac{\lambda_{H N}}{\lambda_{X}}=\frac{820.10^{-9}}{0,2.10^{-9}}=4100\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 153438

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau 0,6mm và cách màn quan sát 1,2m. Chiếu sáng các khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn, M và N là hai vị trí của 2 vân sáng. Biết MN=7,7mm và khoảng cách giữa 2 vân tối xa nhau nhất trong khoảng MN là 6,6mm. Giá trị của λ là

Xem đáp án

Vân tối gần M nhất cách M một khoảng \(\frac{i}{2}\), tương tự cho vân tối gần N nhất. Như vậy \(2\frac{i}{2}=7\text{,}7-6\text{,}=1\text{,}1\ \text{mm}\)

Bước sóng \(\lambda=\frac{ai}{D}=\frac{0\text{,}6.1\text{,}1}{1\text{,}2}=0\text{,}55\ \mu\text{m}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 153439

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Để xác định hệ số công suất của đoạn mạch này, một học sinh dùng dao động kí điện tử để hiển thị đồng thời đồ thị điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch và điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở R và cho kết quả như hình bên (các đường hình sin). Hệ số công suất của đoạn mạch này là  

Xem đáp án

Đồ thị cho ta độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch và điện áp trên R (cùng pha với i). Nhưng trước hết phải xác định mỗi độ chia trên trục $t$ ứng với phần mấy chu kì. Giữa hai điểm liền nhau của một đồ thị cùng cắt trục t là nửa chu kì, ứng với 3 độ chia, tức là mỗi độ chia \(\tau=\frac{T}{6}\). Cũng trên trục t, hai đồ thị cắt nhau tại hai điểm gần nhau nhất cách nhau $\tau$, tức là lệch pha nhau

 \(\varphi=\frac{2\pi}{6}=\frac{\pi}{3}\\ \cos{\varphi}=0\text{,}5\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 153440

Đặt điện áp xoay chiều u=U√2 cos⁡ωt vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp, trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại, giá trị cực đại này là 100V. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R có thể nhận giá trị lớn nhất là

Xem đáp án

Khi C thay đổi, \(U_{C_\text{max}}\) khi tam giác vuông tại gốc A.

Khi đó tất cả các tam giác trong hình đồng dạng nhau, ta có hệ thức rút ra từ các tam giác đồng dạng đó 

\(\frac{U_R}{U}=\frac{\sqrt{100^2-U^2}}{100}\\ \Rightarrow U_R=\frac{\sqrt{\left(100^2-U^2\right)U^2}}{100}\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta có 

\(U_R\le\frac{\frac{1}{2}\left(100^2-U^2+U^2\right)}{100}=50\ \text{V}\\ U_{R_\text{max}}=50\ \text{V}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 153441

Một sợi dây đàn hồi AB căng ngang có đầu B cố định, đầu A nối với một máy rung. Khi máy rung hoạt động, đầu A dao động điều hòa thì trên dây có sóng dừng với 4 bụng sóng. Đầu A được coi là một nút sóng. Tăng tần số của máy rung thêm một lượng 24" " Hz thì trên dây có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây không đổi. Tần số nhỏ nhất của máy rung để trên dây có sóng dừng là

Xem đáp án

Điều kiện để có sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định: ℓ = k \(\frac{\lambda }{2}\)= \(\frac{k.v}{2f}\)

Ban đầu ta có k=4, nên:  ℓ= \(\frac{2v}{f}\) (1)

Lúc sau, ta có k=6 và f tăng thêm 24Hz, nên:  ℓ= \(\frac{6.v}{2(f+24)}\) (2)

Từ (1) và (2) ta suy được: f = 48Hz, theo (1) thì ℓ= \(\frac{v}{24}\)

Vậy điều kiện để có sóng dừng: ℓ= \(\frac{v}{24}\)=\(\frac{k.v}{2f}\) nên f = 12k

Để f nhỏ nhất thì k nhỏ nhất, k=1 và f = 12Hz, chọn C     

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 153442

Dao động của một vật có khối lượng 100g là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có li độ là x1 và x2. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của x1 và x2 theo thời gian t. Theo phương pháp giản đồ Fre-nen, dao động của vật được biểu diễn bởi một vectơ quay. Biết tốc độ góc của vectơ này là 5π/3 rad/s. Động năng của vật ở thời điểm t=0,5s bằng

Xem đáp án

Từ đồ thị dễ thấy các biên độ 

\(A_1=3\ \text{cm}, A_2=4\ \text{cm}\)

 mỗi độ chia trên trục là t là \(\tau=\frac{T}{12}=\frac{\frac{2\pi}{\frac{5\pi}{3}}}{12}=0\text{,}1\ \text{s}\)

Tại thời điểm \(t=0\text{,}5\ \text{s}=5\tau\) động năng bằng cơ năng trừ thế năng, nó bằng \(\begin{align} W_\text{đ}=\frac{1}{2}m\omega^2\left(A_1^2+A_2^2-x_1^2-x_2^2\right) \end{align}\)

Ta thấy các giá trị \(x_1\left(0\text{,}5\right)=-3\ \text{cm}\) và \(x_2\left(0\text{,}5\right)=0\) ngay trên đồ thị, khi đó

\(\begin{align} W_\text{đ}&=\frac{1}{2}.0\text{,}1\left(\frac{5\pi}{3}\right)^2\left(4^2+3^2-\left(-3\right)^2-0\right).10^{-4}\\ &=0\text{,}00219\ \text{J} \end{align}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 153443

Dùng mạch điện như hình bên đề tạo dao động điện từ, trong đó E=5V,r=1Ω và các điện trở R giống nhau. Bỏ qua điện trở của ampe kế. Ban đầu khóa K đóng ở chốt a, số chỉ của ampe kế là 1A. Chuyển K đóng vào chốt b, trong mạch LC có dao động điện từ. Biết rằng, khoảng thời gian ngắn nhất đề từ thông riêng của cuộn cảm giảm từ giá trị cực đại \(Φ_0\) xuống 0 là τ. Giá trị của biểu thức \((πΦ_0)/τ \) bằng

Xem đáp án

Khi khóa K ở (a), dòng điện \(I=1\ \text{A}\) ổn định chạy một vòng qua nguồn, hai điện trở bên trái và ampe kế, còn nhánh có R với tụ không có dòng chạy qua. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ đúng bằng hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở thẳng đứng và bằng 

\(U_0=E-I(R+r)=IR\\ \rightarrow R=2\ \text{Ω}\ \text{và}\ U_0=2\ \text{V} \)

Khi K chuyển sang (b), cường độ cực đại trong mạch LC là \(I_0\), nó tuân theo hệ thức năng lượng 

\(\frac{1}{2}LI_0^2=\frac{1}{2}CU_0^2\\ I_0=\sqrt{\frac{C}{L}}U_0\)

Từ thông riêng của cuộn dây \(\Phi=Li\) có giá trị cực đại \(\Phi_0 = LI_0\) chu kì bằng chu kì của i và bằng chu kì dao động của mạch LC. Vậy thời gian \(\tau\) để từ thông biến thiên từ cực đại về không là một phần tư chu kì \(\tau=\frac{1}{4}2\pi\sqrt{LC}\)

Biểu thức cần tìm

 \(\begin{align} \frac{\pi\Phi _0}{\tau}&=\frac{\pi L\sqrt{\frac{C}{L}}U_0}{\frac{1}{4}2\pi\sqrt{LC}}\\ &=2U_0=4\ \text{V} \end{align}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 153445

Ở một nơi trên mặt đất, hai con lắc đơn có chiều dài l và 4l đang dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng với cùng biên độ góc \(α_0=10,0^∘\). Quan sát các con lắc dao động thì thấy rằng: khi các dây treo của hai con lắc song song với nhau thì li độ góc của mỗi con lắc chỉ có thể nhận giá trị \(α_1\) hoặc giá trị \(α_2\) hoặc giá trị \(α_3 (α_1<α_2<α_3 )\). Giá trị của \(α_3\)

Xem đáp án

Từ chiều dài các con lắc suy ra tần số góc \(\omega_2=2\omega_1=2\omega\) Chọn t=0 là lúc hai con lắc song song nhau và đang chuyển động cùng chiều (chắc chắn sẽ có thời điểm như vậy), tức là chúng cùng pha ban đầu

\(\alpha_1=\alpha_0\cos{\left(\omega t+\varphi\right)}\\ \alpha_2=\alpha_0\cos{\left(2\omega t+\varphi\ \right)}\)

Mỗi lần các con lắc song song nhau là lúc chúng có cùng li độ, tức là \(\alpha_1=\alpha_2\).  Trên đồ thị, các điểm cắt nhau của các đồ thị cho ta giá trị \(\alpha\) tương ứng.

Sau thời gian 2T thì trạng thái ban đầu lặp lại, hay nói cách khác, ta chỉ cần xét trong khoảng thời gian này là đủ. Rõ ràng có đến 5 điểm cắt giữa hai đồ thị và có 4 giá trị \(\alpha\) khác nhau. Để chỉ có 3 giá trị \(\alpha\), ta có thể thử dịch điểm đầu và cuối về vị trí cân bằng hoặc lên biên. Trog hai cách dịch chuyển đó, nếu dịch ra biên thì chúng ta chỉ có 2 giá trị của \(\alpha\), như vậy điểm đầu và cuối ở vị trí cân bằng là hợp lý, nó như hình dưới đây:

Đến đây thì rõ ràng \(\varphi=-\frac{\pi}{2}\). Ta tìm các giá trị \(\alpha\) bằng nhiều cách, nhưng có lẽ dùng máy tính nhanh nhất. Đó là giải phương trình \(\cos{\left(2\omega t -\frac{\pi}{2}\right)}=\cos{\left(\omega t -\frac{\pi}{2}\right)}\) Bấm máy tính (coi \(x=\omega t\)) thì được \(x=1\text{,}047\), và \(\alpha_3=8\text{,}66^o\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 153446

Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB quan sát được 13 điểm cực đại giao thoa. Ở mặt nước, đường tròn (C) có tâm O thuộc đường trung trực của AB và bán kính a không đồi (với 2a<AB). Khi dịch chuyển (C) trên mặt nước sao cho tâm O luôn nằm trên đường trung trực của AB thì thấy trên (C) có tối đa 12 điểm cực đại giao thoa. Khi trên (C) có 12 điểm cực đại giao thoa thì trong số đó có 4 điểm mà phần tử tai đó dao động cùng pha với hai nguồn. Độ dài đoạn thẳng AB gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Có 13 cực đại, tức là mỗi bên có 6 vân, điều này cho ta biết \(6\lambda\lt AB\lt 7\lambda\)

Đặt \(l=\frac{AB}{2}=x\lambda\) thì ta được \(3\lt x\lt 3\text{,}5\)

Đường tròn (C) mà trên đó có nhiều cực đại nhất thì tâm O của nó chính là trung điểm của AB. Để có được 12 cực đại trên đường tròn, nó phải tiếp xúc với đường bậc 3 tại giao điểm với AB 

Từ đó ta suy ra \(a=3\frac{\lambda}{2}\)

Một điểm có tọa độ \(\left(d_1;d_2\right)\) vừa là cực đại giao thoa, vừa dao động cùng pha với các nguồn thì phải thỏa mãn

 \(d_1-d_2=k\lambda\\ d_1+d_2=n\lambda\)

Trong đó k và n là các số nguyên cùng lẻ hoặc cùng chẵn.

Từ hai phương trình này ta suy ra 

\(d_1=\frac{1}{2}\left(n+k\right)\lambda\\ d_2=\frac{1}{2}\left(n-k\right)\lambda\)

Với điều kiện thuộc đường tròn (C) nữa. Chúng ta xét tam giác có các cạnh \(d_1, d_2, AB=2l\) và trung tuyến a, công thức liên hệ là

 \(a^2=\frac{d_1^2+d_2^2}{2}-l^2\\ \frac{9}{4}=\frac{n^2+k^2}{4}-x^2 \)

Lần lượt lấy k=0,1,2,3 và với điều kiện \(3\lt x\lt 3\text{,}5\), đồng thời nhớ rằng k với n cùng chẵn hoặc cùng lẻ, ta suy ra k=1,n=7

Thay ngược trở lại ta được \(x=3\text{,}2\)

khi đó 

\(\frac{AB}{a}=\frac{2x\lambda}{\frac{3}{2}\lambda}=4\text{,}26666...\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 153447

Cho mach điện như hình H1, trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Hình H2 là đồ thị biểu diển sự phụ thuộc của điên áp u_AB giữa hai điểm A và B theo thời gian t. Biết rằng, khi C= \(C_1\) thì điện áp giữa hai đầu cuộn dây là \(u_AM=15cos⁡(100πt+φ)(V)\), khi C= \(C_2\) thì điện áp giữa hai đầu tụ điện là \(u_MB=10√3 cos⁡(100πt-φ/2+π/4)(V)\). Giá trị của φ là

Xem đáp án

Từ đồ thị ta thấy \(u_\text{AB}\) có biên độ AB=15, còn pha ban đầu ta nên vẽ nhanh đường tròn pha

Trên đó \(\text{P}_0\) là điểm pha ban đầu, \(\text{P}_1\) là điểm ứng với trạng thái điện áp bằng không lần đầu tiên. Cả hai trạng thái này điện áp đang giảm. Khoảng thời gian giữa hai trạng thái này là \(\frac{1}{6}\) chu kì (cũng rút ra từ đồ thị), tương ứng với độ biến thiên pha là \(\frac{\pi}{3}\). Và tất nhiên tọa độ cung của \(\text{P}_0\) và cũng là pha ban đầu của \(u_\text{AB}\), nó bằng 

\(\varphi_\text{AB}=\frac{\pi}{6}\)

Khi \(C=C_1, AM=AB=15\), pha ban đầu của \(u_{AM}\),  là \(\varphi \) góc lệch giữa \(\vec{AB}\) và \(\vec{AM}\) bằng \(\alpha=\varphi-\frac{\pi}{6}\) 

Ta vẽ giản đồ véc tơ cho trường hợp này

Trong đó góc \(\beta\) luôn không đổi (vì cuộn dây có L và r không đổi) và bằng

 \( \begin{align} \beta&=\frac{\pi}{2}-\frac{\alpha}{2}\\ &=\frac{\pi}{2}-\left(\frac{\varphi}{2}-\frac{\pi}{12}\right)\\ &=\frac{7\pi}{12}-\frac{\varphi}{2} \end{align}\)

Khi \(C=C_2\), \(MB=10\sqrt{3}\), pha ban đầu của \(u_{MB}\)\(-\frac{\varphi}{2}+\frac{\pi}{4}\), góc lệch giữa \(\vec{AB}\)\(\vec{MB}\) bằng 

\(\begin{align} \delta&=\frac{\pi}{6}-\left(-\frac{\varphi}{2}+\frac{\pi}{4}\right)\\ &=\frac{\varphi}{2}-\frac{\pi}{12} \end{align}\)

Ta vẽ giản đồ véc tơ cho trường hợp này

Trong đó 

\(\begin{align} \gamma&=\pi-\beta-\delta\\ &=\pi-\left(\frac{7\pi}{12}-\frac{\varphi}{2}\right)-\left(\frac{\varphi}{2}-\frac{\pi}{12}\right)\\ &=\frac{\pi}{2} \end{align}\)

Tam giác vuông tại A, hệ thức lượng trong tam giác vuông này 

\(\sin{\beta}=\frac{15}{10\sqrt{3}}\\ \beta=\frac{\pi}{3}\\ \varphi=1,57\ \text{rad}\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »