Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Đồng Đậu lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Đồng Đậu lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
47 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Hoocmôn Ơstrôgen do
Hoocmôn Ơstrôgen do buồng trứng tiết ra, Teslosteron do tinh hoàn tiết ra, Tiroxin do tuyến giáp tiết ra.
Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut bao gồm
Mỗi virut có 2 thành phần cơ bản là vỏ protein và lõi axit nucleic. Một số virut có thể có thêm vỏ bọc bao quanh vỏ protein. Tuy nhiên thành phần cơ bản của virut là protein và axit nucleic.
=>Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut bao gồm prôtêin và axit nuclêic.
Rễ cây trên cạn hấp thụ những chất nào?
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước cùng các ion khoáng.
Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh áng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
Quang hợp gồm có 2 pha sáng và pha tố, trong phá sáng năng lượng chuyển thành dạng ATP, NADPH.
=>Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là ATP, NADPH.
Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng từ nhiều hướng.
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
Mã di truyền của tất cả các loài sinh vật là giống nhau, trừ một vài ngoại lệ là tính phổ biến.
Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là
Giai đoạn chuỗi chuyền electron là giai đoạn thu được nhiều ATP nhất của quá trình hô hấp, chuyển năng lượng trong chất khử để tạo thành ATP.
Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy (hình 7.2). Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.
Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao - hình 7.2). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
Tế bào chất
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ờ mọi loại tế bào nhân sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có : hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 3. Vùng nhân
Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Tuy nhiên, plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.
=>Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
Vùng đầu mút nhiễm ắc thể không chứa các gen thay vào đó là các trình tự nucleotit ngắn lặp lại nhiều lần.
Ví dụ ở người tại các đầu mút nhiễm sắc thể có trình tự nucleotit ngắn gồm sáu nucleotit là TTAGGG lặp lại khoảng 100 đến 1000 lần.
Cấu trúc đầu mút không giúp ADN mạch thẳng tránh khỏi việc ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, mà nó chỉ làm chậm quá trình ăn mòn các gen gần đầu tận cùng của các phần tử ADN.
=>Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là miệng \(\to \) thực quản \(\to \) dạ dày \(\to \) ruột non \(\to \) ruột già \(\to \) hậu môn.
Ếch là loài
Thụ tinh ngoài cần có môi trường nước để tinh trùng hơi và gặp trứng để thụ tinh, ở trên cạn không có nước, tinh trùng không thể bơi đến để gặp trứng.
=>Ếch là loài thụ tinh ngoài.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến điểm.
Xét ở mức phân tử, thì đa số đột biến điểm là đột biến trung tính
Ở những loài lưỡng bội, khi tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân tạo thành tế bào
Ở những loài lưỡng bội, khi tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân tạo thành tế bào mang bộ NST tứ bội.
Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó
Thủy tức phản ứng Co toàn thân lại khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó
Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến
Giao tử tạo ra đã bị thay đổi hình dạng về vị trí tâm động, tuy nhiên thành phần và số lượng gen trên NST không đổi
=> Đảo đoạn mang tâm động
Cho các nhận định sau về quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
1. Diễn ra ở pha G2 trong kỳ trung gian.
2.Mỗi điểm khởi đầu quá trình tự nhân đôi hình thành nên 1 đơn vị tự nhân đôi.
3.Sử dụng các Đềôxi ribô nuclêôtit tự do trong nhân tế bào.
4.Enzim nối (ligaza) nối đoạn mồi với đoạn Okazaki.
5.Enzim mồi thực hiện tổng hợp đoạn mồi theo chiều 5’-> 3’. Các nhận định sai là
(1) sai, nhân đôi ADN xảy ra ở pha S của kỳ trung gian
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai, enzyme ligase nối các đoạn Okazaki
(5) đúng
Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào
Lưới nội chất hạt có vai trò trong việc tổng hợp Protetin vì lưới nội chất hạt có nhiều riboxome.
Vậy tế bào bạch cầu có hệ lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất vì bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại các kháng nguyên lạ bằng việc tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, Kháng thể có bản chất protein.
=>Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào bạch cầu.
Cho các thành phần:
1. mARN của gen cấu trúc;
2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X;
3. Enzim ARN pôlimeraza; 4. Ezim ADN ligaza; 5. Enzim ADN pôlimeraza.
4.Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
Cho các thành phần: 1. mARN của gen cấu trúc; 2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X; 3. Enzim ARN pôlimeraza; 4. Ezim ADN ligaza; 5. Enzim ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là 1, 2, 3.
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A,B là khi môi trường không có lactozo
C. là khi môi trường không có lacozo
=>D. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế. ( đán án cần chọn)
Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
III.Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen
đúng là III, đột biến thay thế có thể không làm thay đổi chuỗi polipeptit tạo thành
I, II không thể chắc chắn đúng vì đột biến mất, thêm sẽ làm thay đổi số lượng nuclêôtit và chiều dài gen
IV sai vì đột biến thay thế không làm thay đổi các bộ ba còn lại trên gen
Mạch mã gốc của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:
3'…TAX XAX GGT XXA TXA…5'. Khi gen này được phiên mã thì đoạn mARN sơ khai tương ứng sinh ra có trình tự ribônuclêôtit là
Mạch gốc: 3'…TAX XAX GGT XXA TXA…5'
mARN: 5'… AUG GUG XXA GGU AGU…3'
Số lượng nhiếm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n=12. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?
n =6 → có 6 loại thể ba ở 6 cặp NST
Dùng cônsixin xử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen.
Cônsixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các cặp NST. Do đó, từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa làm cho tất cả các gen đều được gấp đôi, thu được thể tứ bội AAaaBBbb.
Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 323 nm và có số nuclêôtit loại timin chiếm 18% tổng số nuclêôtit của gen. Theo lí thuyết, gen này có số nuclêôtit loại guanin là
Tổng số nu của gen N =2L/3,4= 2.323. 10/3,4 =1900 nu
T=18% \( \to \)G = 50% -18% = 32%=> Số nu loại G=32%.1900=608nu
Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội ở loài này là
Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội ở loài này là 36
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là
Để thực hiện được quá trình dịch mã, phân tử mARN phải có bộ ba mã hóa axit amin mở đầu (formyl methyonine ở sinh vật nhân sơ và methyonine ở sinh vật nhân thực), cũng như có bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
-Theo bảng mã di truyền:
+Bộ ba mã hóa axit amin mở đầu là: 5’ AUG 3’
+Ba bộ bã quy định tín hiệu kết thúc dịch mã là : 5’ UAA 3’, 5’ UAG 3’, 5’ UGA 3’
=>Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là G, A, U.
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là
Vì: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là 10% (vì A+T+G+X=100%; A+G= 50%)
Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
Alen B dài 221 nm =2210 A => alen B có số nucleotit là NB = 2.2210/3,4 = 300 Þ 2AB + 2GB =1300(1)
Gen có 1669 liên kết hiđrô => 2AB + 3GB =1669(2)
Từ (1) và (2) ta có: AB = TB = 281;GB = X B = 369
Tế bào nguyên phân hai lần => cặp gen Bb nhân đôi hai lần. Ta có:
Số nucleotit loại Timin môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi là:
(TB +Tb )(22 -1) =1689 \( \Leftrightarrow \) TB +Tb = 563 => Tb = 282 = Ab
Số nucleotit loại Xytozin môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi là:
(X B + Xb )(22 -1) = 2211 \( \Leftrightarrow \) X B + Xb = 563 => Tb = 737 => Xb = 368 = Gb
Có thể nhận thấy rằng Ab = AB +1 và Gb = GB -1, NB = Nb
=>Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai:
(1) AAAa x AAAa.
(2) Aaaa x Aaaa.
(3) AAaa x AAAa.
(4) AAaa x AAaa.
(5) AAAa x aaaa.
(6) Aaaa x Aa.
Theo lí thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 100% cây quả đỏ là
(1) 100% đỏ
(2) Aaaa x Aaaa= ( Aa : aa ) x ( Aa : aa) = 3đỏ : 1 vàng
(3) AAaa x AAAa = ( AA : 4Aa : aa) x( AA: Aa) = 100% đỏ
(4) AAaa x AAaa = (AA : 4Aa : aa) x(AA : 4Aa : aa) = 35đỏ : 1 vàng
(5) AAAa x aaaa = ( AA : Aa ) x a = 100% đỏ
(6) Aaaa x AAa = ( Aa : aa ) x( 2A : a : AA : 2Aa) = 9 đỏ : 3 vàng .
Có thể làm nhanh hơn bằng cách : xem 2 cá thể đem lai có cùng tạo ra giao tử aa hay không. Nếu có thì sẽ không tạo được 100% đỏ
vd : Aaaa x Aaaa = ( Aa : aa) x ( Aa : aa) cùng tạo ra giao tử aa nên sẽ có cá thể aaaa ( vàng) .
Cho phép lai giữa các cá thể tứ bội có kiểu gen Aaaa x AAaa. Biết cây tứ bội chỉ cho giao tử 2n. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp ở F1 là
Cơ thể Aaaa giảm phân cho giao tử 1/2Aa : 1/2aa
Cơ thể AAaa giảm phân cho giao tử 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
→ Tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp ở F1 là: 1/2aa . 1/6aa = 1/12
Ở một loài thú, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số VI có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG
(2) ABCFEDG
(3) ABFCEDG
(4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
NST số 3 là NST gốc: ABCDEFG => (4) ABFCDEG là do đột biến đoản đoạn ED => DE
(3) => (2) ABCFEDG là do đột biến đảo đoạn FC => CF
(2) ABCFEDG => (1) ABCDEFG là do đột biến đảo đoạn FED => DEF Trình tự là: (3) → (4); (3) → (2); (2) → (1);
Cà độc dược có 2n = 24 NST. Một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở cặp NST số 3 có một chiếc bị lập đoạn, ở cặp NST số 4 có một chiếc bị đảo đoạn, ở NST số 6 có một chiếc bị chuyển đoạn, các cặp nhiễm sắc thể khác bình thường. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử không mang đột biến có tỉ lệ 1/16
II. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang đột biến chiếm tỉ lệ 87,5%.
III. Giao tử chỉ mang đột biến ở NST số 3 chiếm tỉ lệ 6,25%
IV. Giao tử mang hai NST đột biến chiếm tỉ lệ 37,5%.
Cà độc dược có 2n = 24 NST.
Một thể đột biến,
Cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn à giao tử đb (mất đoạn) = giao tử bt = 1/2
Cặp NST số 3 có một chiếc bị lặp đoạn à giao tử đb (lặp đoạn) = giao tử bt = 1/2
Cặp NST số 4 có một chiếc bị đảo đoạn à giao tử đb (đảo đoạn) = giao tử bt = 1/2
Cặp NST số 6 có một chiếc bị chuyển đoạn à giao tử đb (chuyển đoạn) = giao tử bt = 1/2
các cặp nhiễm sắc thể khác bình thường.
Xét các phát biểu:
I. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử không mang đột biến có tỉ lệ 1/16 → đúng
II. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang đột biến chiếm tỉ lệ 87,5%. → sai, tỉ lệ giao tử đột biến = 15/16
III. Giao tử chỉ mang đột biến ở NST số 3 chiếm tỉ lệ 6,25% → đúng, giao tử mang đột biến NST số 3 = 1/16
IV. Giao tử mang hai NST đột biến chiếm tỉ lệ 37,5%. → đúng, giao tử mang 2 NST đột biến \(\frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times 6 = \frac{6}{{16}}\)
Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên đã tạo ra hai tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; các tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 448 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Giả sử các tế bào phân chia x lần tạo ra 2x tế bào con,
Trong đó có 2x – 2 tế bào phân chia tiếp y lần cho (2x – 2)2y tế bào 2n
2 tế bào không phân ly ở tất cả các NST tạo ra 2 tế bào 4n, 2 tế bào 4n này phân chia tiếp y – 1 lần tạo 2×2y – 1 tế bào 4n
Ta có (2x – 2)2y + 2×2y – 1 = 448 ↔2x.2y – 2.2y +2y = 448 ↔ 2x.2y – 2y =448 hay 2x.2y > 448 ↔2x+y > 448
↔ x +y > 8,8
Mà 2x+y lại bằng số tế bào con bình thường (2n) được tạo ra nếu không có đột biến
Giả sử x + y = 9 ta có
Nếu không có đột biến số lượng tế bào được sinh ra là 29 = 512
→ số lượng tế bào bị giảm đi bằng số lượng tế bào tứ bội : 512 – 448 = 64 ( vì ở lần phân chia bị rối loạn không có sự chia tế bào chất nên số lượng tế bào không tăng)
Tỷ lệ số tế bào 4n là \(\frac{{64}}{{448}} = \frac{1}{7}\)
Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử chứa hoàn toàn N14 ?
Từ 1 phân tử ADN sau 4 lần nhân đôi sẽ tạo ra 24=16 phân tử nhưng chỉ có 14 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
Ở một loài động vật, cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen Aabb thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết rằng cặp NST số 2 giảm phân bình thường; cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li ở kì sau I trong giảm phân, giảm phân II diễn ra bình thường. Tính theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra là
NST số 5 không phân ly ở kỳ sau GP I sẽ đi về 1 trong 2 cực
TH1: NST kép bbbb đi cùng với AA → giao tử Abb; a
TH2: NST kép bbbb đi cùng với aa → giao tử abb; A
Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) aaaa × aaaa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
- AAAa × AAAa ⇒ (AA : Aa)(AA : Aa) = 1AAAA : 2AAAa : 1 AAaa
- Aaaa × Aaaa ⇒ (Aa : aa)(Aa : aa) = 1 AAaa : 2Aaaa : 1aaaa
- AAaa × AAAa ⇒ (1AA : 4Aa : 1aa)(1AA : 1Aa) = 1AAAA : 5AAAa : 5AAaa : 1aaaa
- AAaa × Aaaa. ⇒ tỉ lệ tương tự của (3)
Gen H có 90 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Một đột biến xảy ra tạo ra alen h. Alen đột biến ngắn hơn gen ban đầu 3,4 A0 và có số liên kết hiđrô ít hơn 2. Số nuclêôtit từng loại của alen h là
Số Nu của gen = 90.20 =1800
Số nu từng loại A =1800.0,2=360
Số nu loại A của gen sau đột biến = 360-3=357
Một phân tử mARN nhân tạo được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nuclêôtit là: 5’AUGAXUAAXUAXAAGXGA3’. Nếu đột biến xảy ra làm mất nuclêôtit loại X ở vị trí 12 trên phân tử mARN thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN đột biến nói trên có số axit amin (tính cả axit amin mở đầu) là:
mARN ban đầu: 5' AUG AXU AAX UAX AAG XGA 3'.
Sau đột biến: X được thay bằng U thì bộ ba trên mARN UAX chuyển thành UAG → Đây là bộ ba kết thúc
→ Chuỗi polipeptit được tổng hợp có 3 axit amin
Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn lao có 3900 liên kết hiđrô, có số lượng nuclêôtit loại A bằng 2/3 số nuclêôtit loại G. Cho các phát biểu sau:
Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại A .
Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại X.
Khi phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần đã lấy từ môi trường 9000 nuclêôtit.
Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong ADN là 2998.
Số phát biểu sai là
H=2A+3G
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}
2A + 3G = 3900\\
3A = 2G
\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
A = T = 600\\
G = X = 900
\end{array} \right.\) → (1) đúng,(2) sai
N = 2A+2G=3000
Phân tử ADN này nhân đôi 2 lần môi trường cung cấp : Nmt = 3000×(22 -1) = 9000 nucleotit → (3) đúng
Số liên kết hoá trị giữa các nucleotit là N-2 = 2998→ (4) đúng