Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018 - Trường THPT Mai Hắc Đế
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
34 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Sóng điện từ được dùng để truyền thông tin dưới nước là
Sóng dài được sử dụng trong thông tin liên lạc dưới nước.
Một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = 220\cos 100\pi t\,V\) giá trị điện áp hiệu dụng là
Giá trị hiệu dụng của điện áp \(U = 110\sqrt 2 \,\,V\)
Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình \(x = 4\cos 4\pi t\,\,cm\). Biên độ dao động là
Biên độ dao động của vật A=4cm
Tương tác từ không xảy ra khi
Tương tác từ không xảy ra khi đặt một thanh na mchâm gần một thanh đồng.
Điều nào sau đây là không đúng?
Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện → B sai.
Đặc điểm của tia tử ngoại là
Đặc điểm của tia tử ngoại là bị nước và thủy tinh hấp thụ
Một sóng cơ có tần số f lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ là v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
Bước sóng λ của sóng cơ có tần số f, lan truyền trong môi trường với vận tốc v được xác định bằng biểu thức \(\lambda = \frac{v}{f}\).
Đặc điểm nào sau đây không phải là của sóng cơ?
Tốc độ truyền sóng cơ giảm dần từ rắn → lỏng → khí → A sai
Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Mắc đoạn mạch trên vào điện áp xoay chiều có tần số ω thay đổi được. Khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng t
Tần số của dòng điện để xảy ra cộng hưởng trong mạch RLC: \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Điện tích của một bản tụ trong mạch dao động điện từ có phương trình là \(q = {Q_0}\cos 4\pi {10^4}t\) trong đó t tính theo giây. Tần số dao động của mạch là
Từ phương trình điện tích trên bản tụ, ta xác định được \(\omega = 4\pi {.10^4}rad/s \to f = 20\,kHz\)
Một con lắc đơn gồm vật nhỏ, sợi dây không dãn có chiều dài l. Cho con lắc dao động điều hòa tại vị trí có gia tốc trọng trường g. Tần số góc của dao động được tính bằng
Tần số góc của con lắc đơn dao động điều hòa được xác định bởi biểu thức \(\omega = \sqrt {\frac{g}{l}} \)
Nhận định nào sau đây không đúng về hiện tượng tán sắc ánh sáng ?
Ánh sáng Mặt Trời là một dải vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên từ đỏ đến tím → A sai.
Sóng vô tuyến dùng trong thông tin liên lạc có tần số 900 MHz. Coi tốc độ truyền sóng bằng 3.108 m/s. Sóng điện từ này thuộc loại
Bước sóng của sóng \(\lambda = \frac{c}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{{{900.10}^6}}} = \frac{1}{3}m\) → sóng cực ngắn.
Cho ba điểm A, M, N theo thứ tự trên một đường thẳng với AM = MN. Đặt điện tích q tại điểm A thì cường độ điện trường tại M có độ lớn là E. Cường độ điện trường tại N có độ lớn là
Ta có \(E\~\frac{1}{{{r^2}}}\) → Với \(AN = 2{\rm{A}}M \to {E_N} = \frac{{{E_M}}}{4} = \frac{E}{4}\)
Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức điện trường tĩnh?
Các đường sức từ là các đường cong khép kín, các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở vô cùng hoặc từ vô cùng và kết thúc ở điện tích âm
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m, quả cầu nhỏ có khối lượng m đang dao động tự do với chu kì T = 0,1π s. Khối lượng của quả cầu
Chu kì dao động của con lắc lò xo được xác định bằng biểu thức:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \Leftrightarrow 0,1\pi = 2\pi \sqrt {\frac{m}{{40}}} \to m = 100g\)
Đặt điên áp \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện có điện dung là C. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
Cường độ dòng điện trong mạch chỉ chứa tụ điện sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc \(0,5\pi \) → \(i = \frac{{U\sqrt 2 }}{{{Z_C}}}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right) = UC\omega \sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\)
Trên một sợi dây dài dài 1,2 m đang có sóng dừng, biết hai đầu sợi dây là hai nút và trên dây chỉ có một bụng sóng. Bước sóng có giá trị là
Điều kiện để có sóng dừng trên dây với hay đầu cố định \(l = n\frac{\lambda }{2}\) với n là số bụng hoặc số bó sóng → sóng dừng xảy ra trên dây với một bụng sóng \( \to n = 1 \to \lambda = 2l = 2,4\,m\) .
Dòng điện có cường độ 2 A chạy qua một vật dẫn có điện trở 200 Ω. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó trong 40 s là
Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong 40s là: \(Q = {I^2}Rt = {2^2}.200.40 = 32\,kJ\)
Một người mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn rõ vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó cần đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng
Để khắc phục tật cận thị, người này phải mang kính phân kì, có độ tụ \(D = - \frac{1}{{{C_V}}} = \frac{1}{{ - 0,5}} = - 2\,dp\).
Cho chiết suất tuyệt đối của thủy tinh và nước lần lượt là 1,5 và 4/3 . Nếu một ánh sáng đơn sắc truyền trong thủy tinh có bước sóng là 0,60 µm thì ánh sáng đó truyền trong nước có bước sóng là
Với \({\lambda _0}\) là bước sóng của ánh sáng trong chân không → bước sóng của ánh sáng này trong môi trường nước và môi trường thủy tinh lần lượt là:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{\lambda _n} = \frac{{{\lambda _0}}}{{{n_n}}}\\
{\lambda _{tt}} = \frac{{{\lambda _0}}}{{{n_{tt}}}}
\end{array} \right. \to {\lambda _n} = \frac{{{n_{tt}}}}{{{n_n}}}{\lambda _{tt}} = \frac{{1,5}}{{1,33}}0,6 = 0,68\mu m\)
Một sóng cơ có phương trình là \(u = 2\cos \left( {20\pi t - 5\pi x} \right)\,mm\) trong đó t tính theo giây, x tính theo cm. Trong thời gian 5 giây sóng truyền được quãng đường dài
Từ phương trình truyền sóng, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
\omega = 20\pi \\
\frac{{2\pi }}{\lambda } = 5\pi
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
T = 0,1\\
\lambda = 0,4
\end{array} \right.\)
Trong mỗi chu kì sóng truyền đi được một quãng đường bằng bước sóng → trong khoảng thời gian \(\Delta t = 50T = 5\,s\) sóng truyền đi được \(S = 50\lambda = 20\,cm\) .
Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm một tụ có điện dung C và cuộn dây có hệ số tự cảm L. Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức I = 0,04cos2.107 A. Điện tích cực đại của tụ có giá trị
Từ phương trình dòng điện trong mạch, ta có \({I_0} = 0,04{\rm{A}},\,\,\omega = {2.10^7}\,rad/s\) .
→ Điện tích cực đại trên một bản tụ \({q_0} = \frac{{{I_0}}}{\omega } = \frac{{0,04}}{{{{2.10}^7}}} = {2.10^{ - 9}}C\)
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc ω. Khi vật ở vị trí có li độ \(x = \frac{{A\sqrt 2 }}{2}\) thì động năng của vật bằng
Vị trí có li độ \(x = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\,A\) vật có \({E_d} = {E_t} = 0,5{\rm{E}} = 0,25m{\omega ^2}{A^2}\).
Dao động điện từ trong mạch LC là dao động điều hòa, khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là u1 = 5 V thì cường độ dòng điện là i1 = 0,16 A, khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ u2 = 4 V thì cường độ dòng điện i2 = 0,2 A. Biết hệ số tự cảm L = 50 mH, điện dung của tụ điện là
Trong mạch dao động LC thì điện áp giữa hai bản tụ vuông pha với dòng điện trong mạch.
\(\left\{ \begin{array}{l}
{\left( {\frac{{{i_1}}}{{{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{u_1}}}{{{U_0}}}} \right)^2} = 1\\
{\left( {\frac{{{i_2}}}{{{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{u_2}}}{{{U_0}}}} \right)^2} = 1
\end{array} \right. \to \left( {\frac{{{I_0}}}{{{U_0}}}} \right) = \frac{{i_1^2 - i_2^2}}{{u_2^2 - u_1^2}}\)
+ Mặt khác \(\frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}CU_0^2 \to C = L{\left( {\frac{{{I_0}}}{{{U_0}}}} \right)^2} = L\frac{{i_1^2 - i_2^2}}{{u_2^2 - u_1^2}} = {50.10^{ - 3}}.\frac{{0,{{16}^2} - 0,{2^2}}}{{{4^2} - {{16}^2}}} = {15.10^{ - 6}}F\)
Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A = 30o. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới lăng kính theo phương vuông góc với mặt bên AB. Tia sáng đi ra khỏi lăng kính nằm sát với mặt bên AC. Chiết suất lăng kính bằng
Tại cạnh bên AC của lăng kính, tia sáng nằm sát mặt bên → bắt đầu đã xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Ta có \(i = 30^\circ \)
Điều kiện để bắt đầu xảy ra phản xạ toàn phần \(\sin i = \frac{1}{n} \to n = \frac{1}{{\sin 30^\circ }} = 2\)
Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số góc ω không đổi thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là I. Nếu nối tắt hai bản tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch vẫn bằng I. Điều nào sau đây là đúng
Cường độ dòng điện trong mạch ở hai trường hợp:
\({I_1} = {I_2} \leftrightarrow {R^2} + {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2} = Z_L^2 \to {Z_C} = 2{{\rm{Z}}_L} \to {\omega ^2}LC = 0,5\)
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 4\sqrt 3 \cos 8\pi t\) cm trong đó t tính theo giây. Thời gian ngắn nhất vật đi từ điểm M có li độ xM=-6 cm đến điểm N có li độ xN=6 cm là
Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ \(x = - \frac{{A\sqrt 3 }}{2} = - 6\,cm\) đến vị trí có li độ \(x = + \frac{{A\sqrt 3 }}{2} = + 6\,cm\) là \(\Delta t = \frac{T}{3} = \frac{1}{{12}}s\)
Một tia sáng đơn sắc đi từ không khí có chiết suất tuyệt đối bằng 1 tới một khối thủy tinh có chiết chuất tuyệt đối bằng 1,5. Tại mặt phân cách xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ, tia phản xạ và khúc xạ hợp với nhau góc 120o. Góc tới của tia sáng bằng
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng \(\sin i = n\sin r\) , với \(i + r = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \).
\( \to \sin i = 1,5\sin \left( {60^\circ - i} \right) \to i = 36,6^\circ \)
Một tụ điện có điện dung không đổi khi mắc vào mạng điện 110 V – 60 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 1,5 A. Khi mắc tụ điện đó vào mạng điện 220 V – 50 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
Điện dung của tụ khi mắc vào mạng điện 110V – 60 Hz:
\({Z_C} = \frac{U}{I} = \frac{{110}}{{1,5}} = \frac{{220}}{3}\Omega \)
→ Với mạng điện có tần số \(f' = \frac{f}{{1,2}} = 50Hz \to {Z_C}' = 1,2{Z_C} = 88\Omega \).
→ Cường độ dòng điện trong mạch \(I' = \frac{{U'}}{{{Z_C}'}} = \frac{{220}}{{88}} = 2,5A\)