Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
42 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đối với vật dao động điều hòa:
+ Quỹ đạo chuyển động là một đoạn thẳng
+ Li độ biến thiên theo thời gian theo hàm sin (cos)
+ Lực kéo về: \(F = k.x \Rightarrow \) Lực kéo về cũng biến thiên điều hòa theo thời gian
Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
Thuyết lượng tử ảnh sáng;
- Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon.
- Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các photon đều giống nhau và có năng lượng \(\varepsilon = h\,f\).
- Trong chân không các photon bay với vận tốc \(c = {3.10^8}m/s\) dọc theo các tia sáng
- Mỗi lần 1 nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ 1 photon.
- Chỉ có photon ở trạng thái chuyển động, không có photon đứng yên.
Qua một thấu kính hội tụ tiêu cực 20 cm, một vật đặt trước kính 10 cm sẽ cho ảnh cách vật
Vị trí của ảnh: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Rightarrow d' = \frac{{d\,.f}}{{d - f}}\)
Thay số vào ta được: \({\rm{d}}' = \frac{{10.20}}{{10 - 20}} = - 20\,\,cm\)
Khoảng cách giữa vật và ảnh: \(L = \left| {d + d'} \right| = \left| {10 - 20} \right| = 10\,\,cm\)
Điều nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
Đại lượng đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số (bước sóng)
Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
Quang phổ vạch phát xạ là một quang phổ gồm
Quang phổ vạch phát xạ là một quang phổ gồm một số vạch sáng riêng biệt cách nhau bằng những khoảng tối (một số vạch sáng trên nến tối)
Nếu máy phát điện xoay chiều có p cặp cực, rôto quay với vận tốc n vòng/giây thì tần số dòng điện phát ra là
Tần số dòng điện do máy phát là: \(f = p\,.n\) (n tính bằng vòng/giây)
Hoặc: \(f = \frac{{p\,.n}}{{60}}\) (n tính bằng vòng/phút)
Vận tốc truyền âm trong không khí là 336m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha là 0,2 m.Tần số của âm là:
Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động vuông pha: \(\Delta \varphi = \frac{\pi }{2} = \frac{{\omega .x}}{v} = \frac{{2\pi f.x}}{v} \Rightarrow f = \frac{v}{{4x}}\)
Thay số vào ta có: \(f = \frac{{336}}{{4.0,2}} = 420\,\,H{\rm{z}}\)
Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là
Từ biểu thức năng lượng dao động của mạch:
\({\rm{W}} = \frac{1}{2}CU_0^2 = \frac{1}{2}C{u^2} + \frac{1}{2}L{i^2} \Rightarrow {i^2} = \frac{L}{C}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right)\)
Bộ phận nào của máy phát thanh vô tuyến đơn giản có nhiệm vụ biến đổi dao động âm thành dao động điện?
Sơ đồ mạch thu, phát sóng:
Trong đó:
Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là
Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là \(\frac{\lambda }{4}\)
Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ
Vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ đo được các giá trị hiệu dụng của dòng xoay chiều
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng \({20.10^{ - \,3}}\,\,C\). Điện dung của tụ là
Điện dung của tụ điện: \(C = \frac{Q}{U} = \frac{{{{20.10}^{ - 3}}}}{{10}} = {2.10^{ - 3}}\,\,F = 2\,mF.\)
Dùng ánh sáng chiếu vào catôt của tế bào quang điện thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Để tăng dòng điện bão hòa người ta
+ Theo nội dung của định luật II về quang điện: “Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ của chùm ánh sáng kích thích“
+ Để tăng dòng điện bão hòa người ta tăng cường độ ánh sánh chiếu tới.
Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{1,6}}{{10}} = 0,16\,\,\left( A \right)\)
Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
\(I = e.{n_e} \Rightarrow {n_e} = \frac{I}{e} = \frac{{0,16}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {10^{18}}\,\,electron\)
Một kim loại có công thoát là A=3,5 eV. chiếu vào catôt bức xạ có bước sóng nào sau đây thì gây ra hiện tượng quang điện.
Giới hạn quang điện của kim loại: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{1,242}}{{3,5}} = 0,3548\,\,\mu m\)
Điều kiện xảy ra quang điện: \(\lambda \le {\lambda _0} \Rightarrow \lambda \le 0,3548\,\,\mu m\)
Một vật dao động điểu hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
Khi vật đi từ VTCB đến biên âm:
+ Vận tốc hướng về biên âm
+ Gia tốc luôn hướng về VTCB
⇒ Vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\) (V) vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đẩu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là
Với mạch chỉ có tụ điện thì u và i vuông pha nên:
\(\frac{{{u^2}}}{{U_0^2}} + \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} = 1 \Rightarrow \frac{{{u^2}}}{{{{\left( {U\sqrt 2 } \right)}^2}}} + \frac{{{i^2}}}{{{{\left( {I\sqrt 2 } \right)}^2}}} = 1 \Rightarrow \frac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \frac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = 2\)
Biết \({N_A} = 6,{02.10^{23}}\,\,mo{l^{ - 1}}\). Trong 59,5g \(_{92}^{238}U\) có số notron xấp xỉ là
Số nơtron có trong một hạt nhân \(_{92}^{238}U\) : \(N = 238 - 92 = 146\)
Số hạt nhân \(_{92}^{238}U\) có trong 59,5 g là: \({N_{hn}} = \frac{m}{A}.{N_A} = \frac{{59,5}}{{238}}.6,{02.10^{23}} = 1,{505.10^{23}}\)
Số nơtron có trong 59,5 gam \(_{92}^{238}U\) là: \(146.1,{505.10^{23}} = 2,{2.10^{25}}\)
Một đoan mach điên gồm tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{10\sqrt 3 \pi }}\,\,F\) mắc nối tiếp với điện trở \({\rm{R}} = 100\,\,\Omega \), mắc đoạn mạch vào mạng điện xoay chiều có tần số f. Tần số f phải bằng bao nhiêu để i lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với u ở hai đầu mạch.
Với mạch chỉ có R và C thì u luôn trễ pha hơn i nên: \(\varphi = - \frac{\pi }{3}\)
Độ lệch pha: \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = - \frac{{{Z_C}}}{R} \Rightarrow \tan \left( { - \frac{\pi }{3}} \right) = - \frac{{{Z_C}}}{R} = - \sqrt 3 \Rightarrow {Z_C} = 100\sqrt 3 \,\,\Omega \).
Tần số của dòng điện: \({{\rm{Z}}_C} = \frac{1}{{\omega C}} \Rightarrow \omega = \frac{1}{{{Z_C}.C}} = \frac{1}{{100\sqrt 3 .\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{10\sqrt 3 }}\pi }} = 100\pi \Rightarrow f = \frac{\omega }{{2\pi }} = 50\,\,Hz.\)
Lò xo của một con lắc lò xo thẳng đứng bị giãn 4 cm khi vật nặng ở vị trí cân bằng. Lấy \(g = 10m/{s^2},{\pi ^2} = 10\) .Chu kì dao động của con lắc là
Chu kì dao động của con lắc: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,04}}{{10}}} = 0,4\,\,s\)
Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2lần thì điện dung của tụ
Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào cấu tạo của tụ: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\)
⇒ Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ không đổi.
Cho biết \(m = 4,0015u;{m_O} = 15,999u;{m_p} = 1,0073u;{m_n} = 1,0087u.\) Hãy sắp xếp các hạt nhân \(_2^4He,\,\,_6^{12}C,\,\,\,_8^{16}O\) theo thứ tự tăng dần độ bền vững. Câu trả lời đúng là
Với hạt nhân Heli:
+ Độ hụt khối: \(\Delta {m_\alpha } = 2.1,0073u + 2.1,0087u - 4,0015u = 0,0305u\)
+ Năng lượng liên kết riêng của Heli: \({\varepsilon _\alpha } = \frac{{\Delta {m_\alpha }.{c^2}}}{{{A_\alpha }}} = \frac{{0,0305u.{c^2}}}{{12}} = 7,1MeV/\,nuclon\)
Với hạt nhân Oxi:
+ Độ hụt khối: \(\Delta {m_O} = 8.1,0073u + 8.1,0087u - 15,999u = 0,129u\)
+ Năng lượng liên kết riêng của Oxi: \({\varepsilon _O} = \frac{{\Delta {m_O}.{c^2}}}{{{A_O}}} = \frac{{0,129u.{c^2}}}{{16}} = 7,51MeV/nuclon\)
Với hạt nhân Cacbon:
+ Độ hụt khối: \(\Delta {m_C} = 6.1,0073u + 6.1,0087u - 12u = 0,096u\)
+ Năng lượng liên kết riêng của Cacbon: \({\varepsilon _C} = \frac{{\Delta {m_C}.{c^2}}}{{{A_C}}} = \frac{{0,096u.{c^2}}}{{12}} = 7,45MeV/nuclon\)
Ta thấy: \({\varepsilon _O} > {\varepsilon _C} > {\varepsilon _\alpha }\)
Nên thứ tụ bền vững tăng dần của các hạt là: \(_2^4He;\,\,_6^{12}C;\,\,_8^{16}O;\)