Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Nam Triệu lần 4

Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Nam Triệu lần 4

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 129 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 165283

Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào 

Xem đáp án

Để phân biệt sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào phương dao động của các phần tử môi trường với phương truyền sóng

  • Đáp án B
Câu 2: Trắc nghiệm ID: 165284

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

Xem đáp án

Sóng điện từ lan truyền được trong chân không

  • Đáp án D
Câu 3: Trắc nghiệm ID: 165285

Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu 

Xem đáp án

Điện áp ở hai đầu cuộn dây luôn luôn ngược pha với điện áp hai đầu tụ điện

  • Đáp án C
Câu 4: Trắc nghiệm ID: 165286

Năng lượng photon của tia Rơnghen có bước sóng 5.10-11 m là 

Xem đáp án

Năng lượng của photon theo thuyết lượng tử ánh sáng

\(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{5.10}^{ - 11}}}} = 3,{975.10^{ - 15}}J\)

  • Đáp án A
Câu 5: Trắc nghiệm ID: 165287

Thí nghiệm giao thoa Iâng: a = 2 mm; D = 1,2 m. Người ta quan sát được 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng là 

Xem đáp án

Bảy vân sáng ứng với 6 khoảng vân

\(\begin{array}{l} 6\frac{{D\lambda }}{a} = 2,{4.10^{ - 3}}\\ \Rightarrow \lambda = \frac{{2,{{4.10}^{ - 3}}{{.2.10}^{ - 3}}}}{{6.1,2}} = 0,67\mu m \end{array}\)

  • Đáp án A
Câu 6: Trắc nghiệm ID: 165288

Quang phổ liên tục 

Xem đáp án

Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát

  • Đáp án C
Câu 7: Trắc nghiệm ID: 165289

Một sợi dây dài 1m, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng với hai nút sóng. Bước sóng của dao động là 

Xem đáp án

Trên dây có sóng dừng với hai nút sóng có một bó sóng trên dây

\(l = \frac{\lambda }{2} \Rightarrow \lambda  = 2m\)

  • Đáp án A
Câu 8: Trắc nghiệm ID: 165290

Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi 

Xem đáp án

Vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng ⇒ vị trí có li độ bằng không

  • Đáp án C
Câu 9: Trắc nghiệm ID: 165291

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào 

Xem đáp án

Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

  • Đáp án D
Câu 10: Trắc nghiệm ID: 165292

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ 

Xem đáp án

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các nucleon

  • Đáp án B
Câu 11: Trắc nghiệm ID: 165293

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng \(i = 0,05\cos \left( {2000t} \right)\)A. Tần số góc dao động của mạch là 

Xem đáp án

Tần số góc của dao động là \(\omega = 2000\)rad/s

  • Đáp án C
Câu 12: Trắc nghiệm ID: 165294

Một nguồn âm O có công suất P0 = 0,6 W phát sóng âm dạng hình cầu. Cường độ âm tại điểm A cách nguồn 3 m là 

Xem đáp án

Cường độ âm tại A

\({I_A} = \frac{P}{{4\pi {r^2}}} = \frac{{0,6}}{{4\pi {3^3}}} = 5,{31.10^{ - 3}}\)W/m2

  • Đáp án A
Câu 13: Trắc nghiệm ID: 165295

Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là 

Xem đáp án

Tia γ và tia X không mang điện nên không bị lệch trong điện trường

  • Đáp án C
Câu 14: Trắc nghiệm ID: 165296

Bước sóng \({\rm{\lambda }}\) của sóng cơ học là 

Xem đáp án

Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì

  • Đáp án D 
Câu 15: Trắc nghiệm ID: 165297

\(\frac{1}{4}\) chu kỳ là ​

Xem đáp án

 Một chất điểm dao động điều hòa, tỉ số giữa quãng đường nhỏ nhất và lớn nhất mà chất điểm đi được trong \(\frac{1}{4}\) chu kỳ là \(\sqrt 2 - 1.\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 165298

Một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí mà động năng bằng thế năng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn lần lượt là 10 cm/s và 100 cm/s2. Chu kì biến thiên của động năng là 

Xem đáp án

Tại vị trí động năng bằng thế năng của vật thì

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} v = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\omega A\\ a = \frac{{\sqrt 2 }}{2}{\omega ^2}A \end{array} \right.\\ \Rightarrow \omega = \frac{a}{v} = \frac{{100}}{{10}} = 10rad/s \end{array}\)

Động năng sẽ biến thiên với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật

\(T = \frac{1}{2}\frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{1}{2}\frac{{2\pi }}{{10}} = \frac{\pi }{{10}}s\)

  • Đáp án A
Câu 17: Trắc nghiệm ID: 165299

Một mạch dao động điện từ gồm cuộn thuần cảm L và tụ điện \(C = 2\;\mu F\) . Khi hoạt động, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 5V. Năng lượng điện từ của mạch là 

Xem đáp án

Năng lượng điện từ của mạch

\(E = \frac{1}{2}CU_0^2 = \frac{1}{2}{.2.10^{ - 6}}{.5^2} = 2,{5.10^{ - 5}}J\)

  • Đáp án C
Câu 18: Trắc nghiệm ID: 165300

0 và U0 của mạch dao động LC là 

Xem đáp án

Trong mạch LC, ta có

\(\frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}CU_0^2 \Rightarrow {I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)

  • Đáp án B
Câu 19: Trắc nghiệm ID: 165301

Đặt hiệu  điện thế u = U0cosωt (U0 không  đổi) vào hai  đầu  đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Khi xảy ra cộng hưởng điện thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở thuần

  • Đáp án C
Câu 21: Trắc nghiệm ID: 165303

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa cần tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây đi 100 lần. Giả thiết công suất nơi tiêu thụ nhận được không đổi, điện áp tức thời u cùng pha với dòng điện tức thời i. Biết ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp của tải tiêu thụ. 

Xem đáp án

Ta có \(U_{1}^{'}=U_1+\Delta U_1=U_1+0,15U_1\rightarrow U_1=\frac{1}{1,15}U_{1}^{'}\)
Gọi điện áp nơi phát và tải lúc sau lần lượt là \(U_{2}^{'}\) và \(U_2\). Do công suất hao phí giảm 100 lần nên cường độ trên đây giảm 10 lần. Do công suất đến tải không đổi:
\(U_1I_1=U_2I_2\Rightarrow U_2=10U_1\)
Độ giảm thế trên dây cũng giảm 10 lần.
\(U_{2}^{'}=U_2+\Delta U_2=10U_1+\frac{1}{10}\Delta U_1=10U_1+0,015U_1\)
\(\Leftrightarrow U_{2}^{'}=10,015U_1=\frac{10,015}{1,15}U_{1}^{'}\Rightarrow 8,7\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 165304

Một ống Rơn – ghen  hoạt động dưới điện áp U = 50000V. Khi đó cường độ dòng điện qua ống Rơn – ghen là I = 5mA. Giả thiết 1% năng lượng của chùm electron được chuyển hóa thành năng lượng của tia X và năng lượng trung bình của các tia X sinh ra bằng 57% năng lượng của tia có bước sóng ngắn nhất. Biết electron phát ra khỏi catot với vận tôc bằng 0. Tính số photon của tia X phát ra trong 1 giây? 

Xem đáp án

Năng lượng của tia X có bước sóng ngắn nhất ứng với sự chuyển hóa hoàn toàn động năng của các electron đập vào anot thành bức xạ tia X

\({\varepsilon _{\min }} = \frac{{hc}}{\lambda } = qU\)

Năng lượng trung bình của tia X là

\(\varepsilon = 0,57qU\)

Gọi n là số photon của chùm tia X phát ra trong 1 s, khi đó công suất của chùm tia X sẽ là

\({P_X} = n\varepsilon = 0,57nqU\)

Gọi ne là số electron đến anot trong 1 s, khi đó dòng điện trong ống được xác định bởi

\(I = {n_e}e \Rightarrow {n_e} = \frac{I}{e}\)

Công suất của chùm tia electron

\({P_e} = {n_e}qU = UI\)

Theo giả thuyết của bài toán

\({P_X} = 0,01{P_e} \Leftrightarrow 0,57nqU = 0,01UI \Rightarrow n = \frac{{0,01I}}{{0,57q}} = 4,{48.10^{14}}\) photon/s

  • Đáp án D
Câu 23: Trắc nghiệm ID: 165305

Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây từ C đến B với chu kì T = 2 s, biên độ không đổi. Ở thời điểm t0, ly độ các phần tử tại B và C tương ứng là – 20 mm và + 20 mm; các phần tử tại trung điểm D của BC đang ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm t1, li độ các phần tử tại B và C cùng là +8 mm. Tại thời điểm t2 = t1 + 0,4 s li độ của phần tử D có li độ gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Dựa vào hình vẽ ta có:

\(\sin \frac{{\Delta \varphi }}{2} = \frac{{20}}{A};\cos \frac{{\Delta \varphi }}{2} = \frac{8}{A}\)

Mặc khác:

\({\sin ^2}\left( {\frac{{\Delta \varphi }}{2}} \right) + {\cos ^2}\left( {\frac{{\Delta \varphi }}{2}} \right) = 1 \Rightarrow A = \sqrt {{{20}^2} + {8^2}} = 4\sqrt {29} \) cm

Tại thời điểm t1 điểm D đang ở biên dương, thời điểm t2 ứng với góc quét  \(\alpha = \omega t = \frac{{2\pi }}{5}\)rad

Vậy li độ của điểm D khi đó sẽ là

\({u_D} = A\sin \left( \alpha \right) = 6,6\)mm

  • Đáp án B
Câu 24: Trắc nghiệm ID: 165306

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k = 100 N/m, đầu dưới gắn vật nhỏ khối lượng m =100 g. Đưa vật tới vị trí lò xo không biến dạng rồi truyền cho nó vận tốc \(10\sqrt {30} \) cm/s hướng thẳng đứng lên. Lực cản của không khí lên con lắc có độ lớn không đổi và bằng \({F_C} = 0,1\) N. Lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2. Li độ cực đại của vật là 

Xem đáp án

Li độ cực đại của vật ứng với quãng đường vật đi được trong một phần tư chu kì đầu tiên. Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ta có:

\(\frac{1}{2}mv_0^2 - \frac{1}{2}k{\rm{A}}_0^2 = {F_C}{A_0} \Leftrightarrow 50{\rm{A}}_0^2 + 0,1{\rm{A}} - 0,015 = 0 \Rightarrow {A_0} = 1,6\)cm

  • Đáp án C
Câu 25: Trắc nghiệm ID: 165307

Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây không dãn, đầu trên của sợi dây được buộc cố định. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0,08 rad rồi thả nhẹ. Tỉ số giữa độ lớn gia tốc của vật tại vị trí cân bằng và độ lớn gia tốc tại vị trí biên là 

Xem đáp án

+ Gia tốc của con lắc là tổng vecto gia tốc pháp tuyến và gia tốc pháp tuyến (gia tốc hướng tâm)

\(\overrightarrow a = \overrightarrow {{a_t}} + \overrightarrow {{a_n}} \Rightarrow a = \sqrt {a_t^2 + a_n^2} \)

Trong đó:

\(\left\{ \begin{array}{l} {a_t} = g\sin \alpha \\ {a_n} = \frac{{{v^2}}}{l} = 2g\left( {\cos \alpha - \cos {\alpha _0}} \right) \end{array} \right.\)

Tại vị trí cân bằng: \(a = {a_n} = 2g\left( {1 - \cos {\alpha _0}} \right)\)

Tại vị trí biên :

\(\begin{array}{l} a = {a_t} = g\sin {\alpha _0}\\ \delta = \frac{{2\left( {1 - \cos {\alpha _0}} \right)}}{{\sin {\alpha _0}}} \approx \frac{{2\left[ {1 - \left( {1 - \frac{{\alpha _0^2}}{2}} \right)} \right]}}{{{\alpha _0}}} = {\alpha _0} = 0,08 \end{array}\)

  • Đáp án A
Câu 26: Trắc nghiệm ID: 165308

Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo  thời gian? 

Xem đáp án

Trong dao động điều hòa thì biên độ, tần số và năng lượng toàn phần là luôn không đổi theo thời gian

  • Đáp án B
Câu 27: Trắc nghiệm ID: 165309

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng 

Xem đáp án

Công thức liên hệ giữa tần số, tốc độ quay của roto và số cặp cực trong máy phát điện xoay chiều một pha

\( f = \frac{{pn}}{{60}} = \frac{{10.300}}{{60}} = 50\)Hz

  • Đáp án A
Câu 28: Trắc nghiệm ID: 165310

Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được 

Xem đáp án

Hiện tượng giao thoa ánh sáng đặc trưng cho tính chất sóng của ánh sáng do vậy ta không thể dùng thuyết lượng tử để giải thích

  • Đáp án C
Câu 29: Trắc nghiệm ID: 165311

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là 

Xem đáp án

Thứ tự giảm dần của bước sóng: hồng ngoại, ánh sáng tím, tử ngoại và Rơn – ghen

  • Đáp án B
Câu 31: Trắc nghiệm ID: 165313

Trong thang máy treo một con lắc lò xo có độ cứng 25 N/m, vật nặng có khối lượng 400 g. Khi thang máy đứng yên ta cho con lắc dao động điều hoà, chiều dài con lắc thay đổi từ 32 cm đến 50 cm. Tại thời điểm mà vật ở vị trí thấp nhất thì cho thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc \(a = \frac{g}{{10}}\).  Biên độ dao động của vật trong trường hợp này là : 

Xem đáp án

- Biên độ dao động con lắc:

\(A = \frac{{{l_{\max }} - {l_{\min }}}}{2} = \frac{{50 - 32}}{2} = 9cm\)

- Tại thời điểm mà vật ở vị trí thấp nhất thì cho thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = g/10 thì con lắc chịu tác dụng lực quán tính \({F_{qt}} = ma = 0,4.1 = 0,4N\)  hướng lên.

Lực này sẽ gây ra biến dạng thêm cho vật đoạn  \(x = \frac{{{F_{qt}}}}{k} = \frac{{0,4}}{{25}} = 0,016m = 1,6cm\)            

- Vậy sau đó vật dao động biên độ A’ = 9 + 1,6 =10,6 cm.    

  • Đáp án D
Câu 32: Trắc nghiệm ID: 165314

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch A, B mắc nối tiếp gồm điện trở 69,1 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung 176,8 μF. Bỏ qua điện trở thuần của các cuộn dây của máy phát. Biết rôto máy phát có hai cặp cực. Khi rôto quay đều với tốc độ \({n_1} = 1350\)vòng/phút hoặc \({n_2} = 1800\) vòng/phút thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là như nhau. Độ tự cảm L có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây? 

Xem đáp án

\(\begin{array}{l} {\omega _{dd}} = {\omega _{roto}}.p\\ \to \left\{ \begin{array}{l} {\omega _1} = 90\pi \\ {\omega _2} = 120\pi \end{array} \right.\\ E \approx \omega \\ Khi\,{P_1} = {P_2} \leftrightarrow {I_1} = {I_2}\\ \Leftrightarrow \frac{{90{E_0}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {90\pi L - 20} \right)}^2}} }} = \frac{{120{E_0}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {120\pi L - 15} \right)}^2}} }}\\ \to L = 0,477H \end{array}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 165315

Dùng một hạt a có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân \(_7^{14}N\) đang đứng yên gây ra phản ứng \(\alpha + _7^{14}N \to _1^1p + _8^{17}O\). Hạt prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α. Cho khối lượng các hạt nhân: ma = 4,0015 u; mP = 1,0073 u; \({m_{{}^{17}O}} = 16,9947u\)\({m_{{}^{14}N}} = 13,9992u\). Biết 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt nhân \(_8^{17}O\) là 

Xem đáp án

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng suy ra

\(p_O^2 = p_\alpha ^2 + p_p^2\)

⇒ 2mOKO=2maKa+2mpKp  (1)

Định luật bảo toàn năng lượng:

\({K_\alpha } + ({m_\alpha } + {m_N} - {m_p} - {m_O}).931,5 = {K_p} + {K_O}\) (2)

Có Ka=7,7MeV, giải hệ (1) và (2) tìm được Kp=4,417MeV và KO=2,075 MeV.                

  • Đáp án A
Câu 35: Trắc nghiệm ID: 165317

\({\lambda _1} = 0,56\) μm và λ2 với \(0,65\mu m < {\lambda _2} < 0,75\mu m\),thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λvà λ3 , với \({\lambda _3} = \frac{2}{3}{\lambda _2}\). Khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng màu đỏ : 

Xem đáp án

Đáp án B

+ Khi sử dụng ánh sáng đơn sắc và , ta thấy giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm có 6 vân sáng ứng với λ→ Nếu ta xét vân đầu tiên trùng giữa hai hệ vân vân trung tâm thì vân thứ hai trùng nhau của hai hệ vân của bức xạ λ2 ứng với k = 7.

→ Áp dụng điều kiện cho vân sáng trùng nhau của λ1 và λ2 → k1λ1 = 7→ 

+ Dựa vào khoảng giá trị của λ2 là 0,65 μm < λ2 < 0,75 μm →λ2 = 0,72 μm.

+ Khi sử dụng ánh áng thì nghiệm gồm ba bức xạ đơn sắc, trong đó \({\lambda _3} = \frac{2}{3}{\lambda _2} = 0,48\)μm.

→ Áp dụng điều kiện trùng nhau của ba hệ vân  ↔ 7 = 9= 6

→ Tại vị trí trùng nhau của ba hệ vân sáng gần vân trung tâm nhất thì

\(\left\{ \begin{array}{l}
{k_1} = 18\\
{k_2} = 14\\
{k_3} = 21
\end{array} \right.\) 

+ Điều kiện trùng nhau của vân sáng của hai bức xạ và  là

\(\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{{0,72}}{{0,56}} = \frac{9}{7}\)

→ Giữa vân trung tâm và vân trùng màu gần vân trung tâm nhất có 1 vị trí trùng giữa vân sáng của và .

+ Điều kiện trùng nhau của vân sáng của hai bức xạ  và λ2 là

\(\frac{{{k_3}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _3}}} = \frac{{0,72}}{{0,48}} = \frac{3}{2}\)

 = 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21

= 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14

→ Giữa vân trung tâm và vân trùng màu gần vân trung tâm nhất có 6 vị trí trùng giữa vân sáng của và .

→ Giữa vân trung tâm và gân trùng màu gần nhất với vân trung tâm có 6 vân sáng đỏ

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 165318

Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 120 W và có hệ số công suất bằng 1. Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau \(\frac{\pi }{3}\), công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB trong trường hợp này bằng 

Xem đáp án

Khi chưa nối tắt hai đầu tụ điện, mạch có cộng hưởng điện nên:

\(\begin{array}{l} {P_{m{\rm{ax}}}} = \frac{{{U^2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = 120\\ \Leftrightarrow {U^2} = 120\left( {{R_1} + {R_2}} \right)\,(a) \end{array}\)

Khi nối tắt hai đầu tụ điện, vẽ phác GĐVT:

\(\begin{array}{l} {R_2} = {Z_{MB}}.c{\rm{os}}\frac{\pi }{3} = \frac{{{R_1}}}{2}\\ \Rightarrow \left( {{R_1} + {R_2}} \right) = 3{{\rm{R}}_2}\,(b)\\ \Rightarrow {Z_{AB}} = \frac{{{R_1} + {R_2}}}{{c{\rm{os}}\frac{\pi }{6}}} = \frac{{6{{\rm{R}}_2}}}{{\sqrt 3 }}\,\,(c) \end{array}\)

Thay (a); (b); (c) vào CT công suất tiêu thụ trên đoạn AB khi này:    

\(P = \frac{{{U^2}}}{Z}.c{\rm{os}}\varphi \, = \frac{{120.3{{\rm{R}}_2}}}{{\frac{{6{{\rm{R}}_2}}}{{\sqrt 3 }}}}.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = 90\,({\rm{W)}}\)

  • Đáp án C
Câu 37: Trắc nghiệm ID: 165319

\({E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}eV\). Khi kích thích nguyên tử hidro từ quỹ đạo dừng m lên quỹ đạo n bằng năng lượng 2,55eV, thấy bán kính quỹ đạo tăng 4 lần. Bước sóng nhỏ nhất mà nguyên tử hidro có thể phát ra là 

Xem đáp án

Ta có

 \({{E}_{n}}=-\frac{13,6}{{{n}^{2}}}eV\Rightarrow \left\{ \begin{align}& {{E}_{1~}}=-13,6eV \\& {{E}_{2~}}=-3,4eV \\& {{E}_{3~}}=-1,51eV \\& {{E}_{4~}}=-0,85eV \\\end{align} \right.\)

Thấy rằng : \({{E}_{4}}~-{{E}_{2}}~=-0,85+3,44=2,55eV\)

→ Nguyên tử hidro hấp thụ năng lượng 2,55 eV và nhảy từ mức n = 2 lên mức n = 4.

Nguyên tử Hidro có thể phát ra bước sóng nhỏ nhất khi nó chuyển từ mức 4 xuống mức 1. Ta có:

\(\begin{align}& {{E}_{4}}-{{E}_{1}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{41}}}\Rightarrow {{\lambda }_{41}}=\frac{hc}{{{E}_{4}}-{{E}_{1}}} \\& \Rightarrow {{\lambda }_{41}}=\frac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{\left( -0,85+13,6 \right).1,{{6.10}^{-19}}}=9,{{74.10}^{-8}}m \\\end{align}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 165320

 Biết U235 có thể bị phân hạch theo phản ứng sau : \({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{53}^{139}I + {}_{39}^{94}Y + 3{}_0^1n\). Khối lượng của các hạt tham gia phản ứng: mU = 234,99332u; mn = 1,0087u; m= 138,8970u; \({m_Y} = 93,89014u\); 1uc= 931,5MeV. Nếu có một lượng hạt nhân \({}^{235}U\) đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1012 hạt \({}^{235}U\) phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtrôn là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng toả ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu) là 

Xem đáp án

Năng lượng tỏa ra sau mỗi phân hạch:

ΔE = (mU + mn - mI - mY - 3mn )c2 = 0,18878 uc2 = 175,84857 MeV = 175,85 MeV

Khi 1 phân hạch kích thích ban đầu sau 5 phân hach dây chuyền số phân hạch xảy ra là

              1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 31

Do đó số phân hạch sau 5 phân hạch dây chuyền từ 1012 phân hạch ban đầu N = 31.1012

Năng lượng tỏa ra E = N ΔE = 31.1012 x175,85 = 5,45.1015 MeV                             

  • Đáp án D
Câu 39: Trắc nghiệm ID: 165321

Kim loại làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Lần lượt chiếu tới bề mặt catốt hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = 0,4\mu m;{\lambda _2} = 0,5\mu m\)  thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catốt khác nhau 2 lần. Giá trị của λlà 

Xem đáp án

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} \frac{{hc}}{{{\lambda _1}}} = \frac{{hc}}{{{\lambda _o}}} + \frac{1}{2}mv_1^2\;\;\\ \frac{{hc}}{{{\lambda _2}}} = \frac{{hc}}{{{\lambda _o}}} + \frac{1}{2}mv_2^2 \end{array} \right.\\ \Rightarrow {\lambda _o} = \frac{{3{\lambda _1}{\lambda _2}}}{{4{\lambda _1} - {\lambda _2}}} = {\rm{ }}0,545\mu m \end{array}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 165322

Cho mạch điện AB gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ C nối tiếp với nhau theo thứ tự trên., và có CR2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức \(U = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\) trong đó U không đổi, w biến thiên. Điều chỉnh giá trị của w để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại. Khi đó \({U_{Cma{\rm{x}}}} = \frac{5}{4}U\). Gọi M là điểm nối giữa L và C. Hệ số công suất  của đoạn mạch AM là ​

Xem đáp án

Đề cho:        \({U_{Cma{\rm{x}}}} = \frac{{5U}}{4} \Rightarrow {Z_C} = \frac{5}{4}Z\)     (1)

Mặt khác khi: UCmax  ta có:   \(Z_C^2 = {Z^2} + Z_L^2\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:         \({Z_L} = \frac{3}{4}Z\)           (3)

Thay (1) và (3) vào biểu thức của tổng trở  \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)  (4)

Ta được:   \(R = \frac{{\sqrt 3 }}{2}{Z_L}\)

Hệ số công suất của đoạn mạch AM:

\(\cos {\varphi _{AM}} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }} = \frac{2}{{\sqrt 7 }}\)                         

  • Đáp án B
Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »