Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Yên Lạc 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Yên Lạc 2

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 22 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 201832

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1: 1 ?

Xem đáp án

Tỉ lệ kiểu gen phân li theo tỉ lệ: 1:1:1:1 = 4 x 1 = 2 x 2 chỉ có phép lai AaBb x aabb là phù hợp

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 201833

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ nào sau đây?

Xem đáp án

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 201834

Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?

Xem đáp án

Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mã hóa axit amin mêtiônin là bộ ba mở đầu trên phân tử mARN

Mà mARN có chiều từ 5’ → 3’ và bộ ba mở đầu luôn là AUG.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 201835

Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể chậm nhất là gì?

Xem đáp án

Vì tần số đột biến gen tính trên mỗi gen trong một thế hệ dao động từ 10-6 → 10-4. Như vậy, ở mỗi thế hệ, cứ khoảng một triệu giao tử sẽ có một giao tử mang alen đột biến. Với tốc độ như vậy, đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm và có thể coi như không đáng kể.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 201836

Phép lai P: ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) x ♂\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được, F1. Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể đực có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm 16,5%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 40 loại kiểu gen.

II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cm.

III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.

IV. F1 có 28% số cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng.

Xem đáp án

P: ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) x ♂\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\)

- I đúng vì F1 có số loại kiểu gen là: 10 x 4 = 40 (kiểu gen)

- II sai vì

+ Theo bài ra ta có số cá thể đực có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm 16,5% hay 

\(\left( {A - ,b - {X^D}Y} \right) = 16,5\% \; \to \left( {A - ,B - } \right) = \;16,5\% \;:25\% = 66\% \to \frac{{ab}}{{ab}} = 66\% - 50\% = 16\% \)

Hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau nên ta có: \(16\% \frac{{ab}}{{ab}} = \;40\% \underline {ab} \times 40\% \underline {ab} \)

→ Giao tử \(\underline {ab} \; = \;40\% \) → tần số hoán vị f = 10%.2 = 20% hay khoảng cách giữa gen A và gen B là 20cm.

- III đúng vì

\(\frac{{AB}}{{ab}}\left( {f = 20\% } \right) \times \frac{{AB}}{{ab}}\left( {f = 20\% } \right) \to \frac{{AB}}{{ab}} = 32\% ;\frac{{Ab}}{{aB}} = 2\% \to \left( {Aa,Bb} \right) = \;32\% + 2\% = \;34\% \)

Vậy F1 có cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen \(\left( {Aa,Bb,{X^D}{X^d}} \right) = \;34\% .25\% = 8,5\%\)

- IV sai vì

Số cá thể có kiểu hình trội về hai trính trạng là

(A-,B-,dd) + (A-,bb,D-) + (aa,B-,D-) = 0,66.0,25 + 0,09.0,25 + 0,09.0,75 =30%

Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 201837

Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?

I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

Xem đáp án

- Sai vì gà có thể vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 trong chỗi thứ ăn “Cỏ → Gà → Cáo → Hổ” và bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn “Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ”

- II sai vì dê và sâu mới tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

- III sai vì thỏ và dê thuộc bậc sinh dưỡng cấp 2.

- IV đúng vì cáo có thể vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn “Cỏ → Gà → Cáo → Hổ” và bậc dinh dưỡng cấp 4 trong chuỗi thức ăn “Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ”

Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 201838

Một gen có tổng số 2185 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch hai của gen có A/G = 1/3

II. Số nuclêôtit loại A và G của gen lần lượt là 575 và 230.

III. Gen có chiều dài là 2737.

IV. Mạch một của gen có 14,29 % số nuclêôtit loại T.

Xem đáp án

Tổng số liên kết H = 2A + 3G = 2128

Mạch 1:

A1 = T1 = T2 = A2

G1 = 2A1 = X2

X1 = 3T1 = 3A1 = G2 \(\frac{{{A_2}}}{{{G_2}}} = \frac{{{A_1}}}{{3{A_1}}} = \frac{1}{3} \to \) I đúng

A = A1 + A2 = A1 + T1 = 2A1 ; G = G1 + G2 = G1 + X1 = 2A1 + 3A1 = 5A1

Thay vào số liên kết hidrô ta có: 

  \(A = \;{A_1} + \;{A_{2\;}} = \;{A_1}\; + {T_1}\; = 2{A_1}\;;G = \;{G_1} + \;{G_2} = \;{G_1} + \;{X_1} = \;2{A_1} + 3{A_1} = 5{A_1}\;\)     

→ A = 115.2 = 230 → G = 5.115 = 575 → II sai

→ Tổng số nuclêôtit của gen là: N = 2A + 2G = 2.230 + 2.575 = 1610

→ chiều gen của gen là: \(L = \frac{N}{2}.3,4 = \frac{{1610}}{2}.3,4 = 2737\;{A^0}\)→ III đúng

→ \(\% {T_1} = \% {A_1} = \frac{{115}}{{\left( {1610:2} \right)}}.100 = 14,29\% \) → IV đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 201839

Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?

(1) Ở F­1 số cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử bằng số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp.

(2) Ở F1 số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử luôn bằng số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử.

(3) F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.

(4) Nếu lấy ngẫu nhiên 3 cấy ở F1 để đem trồng, xác suất thu được 2 cây hoa đỏ là 13,84%.

Xem đáp án

A-B-: đỏ; A-bb : vàng; aaB- và aabb : trắng

Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F, gồm 3 loại kiểu hình, ta xét thấy

- Để đời con thu được hoa vàng A-bb thì cả hai bên bố mẹ phải chứa giao tử b

- Để đời con thu được hoa trắng aaB- thì cả hai bên bố mẹ phải chứa giao tử a

→ Cây hoa đỏ ở thế hệ P dị hợp hai cặp gen AaBB.

P tự thụ phấn: AaBB x AaBB → F1: 9A-B- (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb) đỏ : 3A-bb (1Aabb : 2Aabb) vàng : 3aaB- (1aaBB : 2aaBb) trắng : 1aabb trắng.

- Số cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm: Aabb = 2/16 = 12,5%

- Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm: aaBb = 2/16 = 12,5% → (1) đúng

- Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 là: aaBB + aabb = 1/16 + 1/16 = 2/16 = 12,5% → (2) đúng

- Ở F1 có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ là: AABB; AaBB; AABb; AaBb → (3) đúng

- Nếu lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1 để đem trồng, xác suất thu được 2 cây hoa đỏ là: \(C_3^2.{\left( {\frac{9}{{16}}} \right)^2}.\frac{7}{{16}} = \;41,53\% \) → (4) sai

Vậy có 3 phát biểu đưa ra là đúng  

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 201840

Cho các phép lai sau:

(1) 4n x 4n → 4n.  (2) 4n x 2n → 3n.  (3) 2n x 2n → 4n.  (4) 3n x 3n → 6n.

Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?

Xem đáp án

(1) 4n x 4n → 4n → 4n cho giao tử bình thường 2n, giao tử 2n kết hợp với nhau tạo hợp tử 4n → không có hiện tượng đa bội

(2) 4n x 2n → 3n → 4n cho giao tử bình thường 2n, 2n cho giao tử bình thường n, kết hợp giữa giao tử 2n và n tạo hợp tử 3n → không có hiện tượng đa bội

(3) 2n x 2n → 4n → 2n cho giao tử n, giao tử n kết hợp với giao tử n tạo hợp tử 2n, đa bội hóa 2n tạo hợp tử 4n → có hiện tượng đa bội hóa xảy ra.

(4) 3n x 3n → 6n → tương tự thì phép lai này cũng xảy ra đa bội hóa

Vậy có 2 phép lai thỏa mãn

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 201842

Phép lai P: ♀\({X^A}{X^a}\)\({X^A}Y\), thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?

Xem đáp án

P: ♀ XAXa ♂XAY

- Theo đề bài cặp NST giới tính XAY không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường → cho tỉ lệ các loại giao tử là: XAY, O

- Cặp NST giới tính XAXaXAXa giảm phân bình thường tạo giao tử: XA, Xa

Vậy: \({X^A},\;{X^a} \times {X^a}Y,\;O \to {X^A}{X^A}Y,\;{X^A}O,{X^A}{X^a}Y,{X^a}O\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 201843

Một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\). Nếu xảy ra hoán vi gen trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần?

Xem đáp án

P: \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\) cho tối đa số loại giao tử khi có hoán vị gen xảy ra là: 4.4 = 16

→ Số dòng thuần tạo ra khi tự  thụ phấn của cá thể trên là: 16 dòng thuần

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 201844

Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

- A, C, D là những phát biểu đúng.

- B là phát biểu sai vì hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật rất hiếm

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 201845

Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là gì?

Xem đáp án

Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là chọn lọc nhân tạo. Nó giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 201846

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh ở hai gia đình. Alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bị bạch tạng (gen nằm trên NST thường). (1) và (2) là hai chị em song sinh cùng trứng.

Biết rằng không có đột biến xảy ra ở tất cả các người trong phả hệ, có bao nhiêu phát biểu dưới đây về phả hệ trên là đúng?

I. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 4 người trong hai gia đình trên.

II. Nếu cặp vợ chồng (2) và (4) dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh ở lần sinh thứ 3 là 75%.

III. Nếu người đàn ông (3) mang kiểu gen đồng hợp trội thì xác suất người con gái (5) mang gen bệnh là 50%.

IV. Nếu người con gái (7) kết hôn với một người đàn ông có kiểu gen giống bố của của cô ấy thì xác suất sinh lần lượt 2 người con bình thường của cặp vợ chồng này là 17/24.

Xem đáp án

- (2) x (4) sinh ra người con trai bị bạch tạng (6) → (6) mang kiểu gen aa; (2) và (4) đều mang kiểu gen dị hợp (Aa) → (1) cũng mang kiểu gen dị hợp là (Aa).

Vì người đàn ông (3) chưa cho biết kiểu hình về tính trạng đang xét → không thể xác định được kiểu gen của người đàn ông (3) và người con gái (5); mặt khác, người con gái bình thường (7) có bố mẹ đều mang kiểu gen Aa → (7) có thể mang kiểu gen AA hoặc Aa → trong gia đình trên chỉ có thể xác định chính xác được kiểu gen của 4 người là (1); (2); (4) và (6) → I đúng

- Cặp vợ chồng (2) và (4) đều mang kiểu gen Aa → nếu cặp vợ chồng người em dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh (aa; Aa) ở lần sinh thứ 3 là: \(\frac{1}{4}\left( {aa} \right) + \frac{1}{2}\left( {Aa} \right) = \frac{3}{4} = 75\% \) → II đúng

- Vì (1) mang kiểu gen Aa nên nếu người đàn ông (3) mang kiểu gen đồng hợp trội (AA) thì xác suất người con gái (5) mang gen bệnh (có kiểu gen Aa) là: 50%(a). 100%(A) = 50% → III đúng.

- Người con gái (7) mang kiểu gen Aa hoặc AA với xác suất: \(\frac{1}{3}AA:\frac{2}{3}Aa\) → nếu người con gái (7) kết hôn với một người đàn ông có kiểu gen giống bố (Aa) thì xác suất sinh ra 2 người con bình thường của cặp vợ chồng này là:

\(\frac{1}{3}.100\% .\left( {A - } \right).100\% .\left( {A - } \right) + \frac{2}{3}.\frac{3}{4}.\left( {A - } \right).\frac{3}{4}\left( {A - } \right) = \frac{1}{3} + \frac{3}{8} = \frac{{17}}{{24}}\) → IV đúng.

Vậy có 4 phát biểu đưa ra là đúng

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 201847

Nhân tố không điều tiết sự ra hoa của cây là gì?

Xem đáp án

Nhân tố không điều tiết sự ra hoa của cây là hàm lượng ôxi

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 201848

Dạng đột biến thường gây chết hoặc làm giảm sức sống là gì?

Xem đáp án

Hậu quả của dạng đột biến mất đoạn là thường gây chết hoặc làm giảm sức sống

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 201849

Cho quần thể ổ có tỉ lệ các kiểu gen như sau: P: 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa. Tần số mỗi alen của mỗi alen trong quần thể là:

Xem đáp án

Tần số alen A = \(0,3 + \frac{{0,4}}{2} = 0,5\); tần số alen \(a = 1 - 0,5 = 0,5\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 201850

Cây thích ứng với môi trường sống của nó bằng khả năng nào?

Xem đáp án

Cây thích ứng với môi trường sống của nó bằng khả năng hướng động và ứng động.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 201851

Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho đời con đồng tính?

Xem đáp án

Đời con đồng tính tức là chỉ biểu hiện tính trạng trội hoặc tính trạng lặn.

Nhìn vào các phương án ta thấy chỉ có phép \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{AB}}{{AB}}\) cho đời con 100% kiểu hình trội

Các phương án còn lại đời con đều phân tính

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 201852

Trong quá trình phát sinh phát triều của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện vào kỉ nào?

Xem đáp án

Trong quá trình phát sinh phát triểu của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện vào kỉ Phấn trắng

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 201854

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản như thế nào?

Xem đáp án

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 201855

Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong dịch mã là gì?

Xem đáp án

Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong dịch mã là mARN

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 201856

Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhắn, trí tuệ thấp là do cơ thể không đủ hoocmôn

Xem đáp án

Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhắn, trí tuệ thấp là do cơ thể không đủ hoocmôn tirôsin vì tirôxin kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 201857

Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết em bé bị mắc hội chứng gì?

Xem đáp án

Nhìn vào bộ NST của em bé, ta thấy NST số 21 có 3 chiếc  em bé bị mắc hội chứng Đao.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 201858

Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình đường phân?

Xem đáp án

Đường phân tạo ra các sản phẩm sau: ATP, H2O, axit piruvic và NADH. Vậy trong các chất đang xét, chất không được tạo ra trong đường phân là: FADH2

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 201861

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là gì?

Xem đáp án

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là tim => động mạch => mao mạch => tĩnh mạch=> tim

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 201862

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa?

Xem đáp án

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 201863

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

- Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nên không làm phong phú vốn gen của quần thể  loại A, B, D.

- C đúng vì đột biến gen phát sinh alen mới, làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen nên nó làm phong phú vốn gen của quần thể

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 201865

Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật mào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới?

Xem đáp án

Để hình thành một quần xã mới thì phải bắt đầu bằng sinh vật sản xuất (mà sinh vật sản xuất bắt là hệ thực vật) vì nó có khả năng quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ để đảm bảo vật chất cho quần xã. Vậy sinh vật có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới là “Hệ thực vật”.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 201866

Khi nói về giới hạn sinh thái, nhận xét nào sau đây là sai?

Xem đáp án

- A đúng vì cơ thể non có khả năng chống chịu với sự thay đổi của các yếu tố môi trường kém nên có giới hạn sinh thái hẹp hơn.

- B đúng vì khoảng cực thuận là khoảng mà ở đó sinh vật sinh trưởng tốt nhất.

- C đúng vì ở vùng xích đạo, sự giao động về nhiệt độ thấp.

- D sai vì những loài có ổ sinh thái càng hẹp thì vùng phân bố càng hẹp

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 201867

Ở một số vùng nông thôn, quần thể ruồi nhà xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian xác định trong năm, còn vào thời gian khác hầu như giảm hẳn. Quần thể này

Xem đáp án

Quần thể ruồi xuất hiện vào thời gian xác định trong một năm  vậy quần thể này thuộc biến động số lượng cá thể theo chu kì mùa

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 201870

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là gì?

Xem đáp án

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »