Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 51 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 168826

Phương trình \({\log _2}\left( {x + 1} \right) = 2\) có nghiệm là

Xem đáp án

\({\log _2}\left( {x + 1} \right) = 2 \Leftrightarrow x + 1 = {2^2} \Leftrightarrow x + 1 = 4 \Leftrightarrow x = 3.\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 168827

Tính thể tích của khối lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a.

Xem đáp án

Thể tích của khối lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a là: a3

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 168828

Tập xác định D của hàm số \(y = {\log _{2018}}\left( {2x - 1} \right)\)

Xem đáp án

Hàm số xác định \( \Leftrightarrow 2x - 1 > 0 \Leftrightarrow x > \frac{1}{2}.\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 168829

Nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 4{x^3} + x - 1\) là:

Xem đáp án

\(\int {f\left( x \right)dx} = 4.\frac{{{x^4}}}{4} + \frac{{{x^2}}}{2} - x + C = {x^4} + \frac{1}{2}.{x^2} - x + C.\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 168830

Cho khối chóp S.ABC có ABC là tam giác vuông cân tại C, CA = a, (SAB) vuông góc với (ABC) và diện tích tam giác SAB bằng \(\frac{{{a^2}}}{2}\). Tính độ dài đường cao SH của khối chóp S.ABC.

Xem đáp án

Vì ABC là tam giác vuông cân tại C nên \(AB = a\sqrt 2 .\)

Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên AB, vì \(\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABC} \right)\) nên \(SH \bot \left( {ABC} \right)\).

Ta có: \({S_{SAB}} = \frac{1}{2}SH.AB = \frac{{{a^2}}}{2} \Rightarrow SH = \frac{{{a^2}}}{{AB}} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 168831

Cho khối nón có độ dài đường sinh bằng l = 2a và chiều cao bằng \(h = a\sqrt 3 .\) Thể tích khối nón đã cho

Xem đáp án

Gọi r là bán kính của đáy hình nón. Ta có \(r = \sqrt {{l^2} - {h^2}}  = a.\)

Thể tích khối nón là \(V = \frac{1}{3}.\pi .{r^2}.h = \frac{1}{3}\pi {a^3}\sqrt 3 \)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 168832

Khối cầu bán kính R = 6 có thể tích bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có thể tích của khối cầu được tính theo công thức: \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {6^3} = 288\pi \)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 168833

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên suy ra hàm số đồng biến trên khoảng (0; 2).

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 168834

Biết \(\log 3 = m,\,\,log5 = n\), tìm \({\log _9}45\) theo m, n.

Xem đáp án

\({\log _9}45 = \frac{{\log {3^2}.5}}{{\log {3^2}}} = 1 + \frac{{\log 5}}{{2\log 3}} = 1 + \frac{n}{{2m}}.\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 168835

Hình trụ tròn xoay có đường kính đáy là 2a, chiều cao là h = 2a có thể tích là 

Xem đáp án

Bán kính đường tròn đáy của hình trụ là r = a

Thể tích \(V = h.\pi {r^2} = 2a.\pi {a^2} = 2\pi {a^3}\).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 168836

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên (hình vẽ). Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hàm số đạt cực đại tại x = 0

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 168837

Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?

Xem đáp án

Đồ thị đã cho có dạng đồ thị của hàm bậc 4 trùng phương với hệ số a dương, cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 168838

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x - 3}}{{x - 1}}\) có các đường tiệm cận đứng, tiệm cận ngang lần lượt là

Xem đáp án

Hàm số đã cho là hàm nhất biến nên đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng là x = 1, đường tiệm cận ngang là y = 2.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 168839

Tập nghiệm của bất phương trình \({3^{2x - 1}} > 27\) là

Xem đáp án

\({3^{2x - 1}} > 27 \Leftrightarrow 2x - 1 > 3 \Leftrightarrow x > 2.\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 168840

Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ. Số nghiệm của phương trình \(2f\left( x \right) + 3 = 0\) là

Xem đáp án

Ta có \(2f\left( x \right) + 3 = 0 \Leftrightarrow f\left( x \right) = - \frac{3}{2}\).

Đây là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số đã cho và đường thẳng \(\Delta :y = - \frac{3}{2}\).

Dựa vào đồ thị thì hàm số có cực đại là \({y_{C{\rm{D}}}} = 1\) và cực tiểu là \({y_{CT}} = - 3\).

\(- 3 < - \frac{3}{2} < 1\) nên đường thẳng \(\Delta\) cắt đồ thị đã cho tại 4 điểm.

Vậy phương trình \(2f\left( x \right) + 3 = 0\) có 4 nghiệm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 168841

Cho các số thực a, b ( a < b). Nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm là hàm liên tục trên R thì

Xem đáp án

\(\int\limits_a^b {f'\left( x \right)dx} = \left. {f\left( x \right)} \right|_a^b = f\left( b \right) - f\left( a \right).\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 168842

Số phức liên hợp của số phức z = 6 - 4i là

Xem đáp án

Số phức liên hợp của số phức 6 - 4i là 6 + 4i

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 168843

Cho hai số phức \({z_1} = 2 + 3i\) và \({z_2} =  - 4 - 5i\). Tìm số phức \(z = {z_1} + {z_2}\).

Xem đáp án

\({z_1} + {z_2} = \left( {2 + 3i} \right) + \left( { - 4 - 5i} \right) =  - 2 - 2i\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 168844

Số phức z thỏa mãn \(\overline z = 1 - 2i\) được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ bởi điểm nào sau?

Xem đáp án

Ta có \(\overline z = 1 - 2i \Rightarrow z = 1 + 2i\). Khi đó số phức z được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ bởi điểm M(1; 2).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 168845

Trong không gian Oxyz, cho điểm A(1;-2;3). Hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng (Oxy) là điểm M có tọa độ

Xem đáp án

Gọi M(a, b, 0) là điểm thuộc mặt phẳng (Oxy). Ta có \(\overrightarrow{AM}=\left( a-1;b+2;-3 \right).\)

Mặt phẳng (Oxy) có véc – tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{k}=\left( 0;0;1 \right)\).

Vì M là hình chiếu của A lên mặt phẳng (Oxy) nên hai véc – tơ \(\overrightarrow{AM}\) và \(\overrightarrow{k}\) cùng phương. Do đó, ta có \(\left\{ \begin{align} & a-1=0 \\ & b+2=0 \\ \end{align} \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & a=1 \\ & b=-2 \\ \end{align} \right.\)

Vậy M(1;-2;0).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 168846

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 8x + 10y - 6z + 49 = 0\). Tìm tọa độ tâm I và bán kính R của mặt cầu (S).

Xem đáp án

\(\left( S \right):{\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 1 \Rightarrow I\left( {4; - 5;3} \right)\) và R = 1

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 168847

Cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = - 2 + t\\ y = 1 + t\\ z = 2 + 2t \end{array} \right.\left( {t \in R} \right)\). Phương trình chính tắc của đường thẳng d là:

Xem đáp án

Đường thẳng d đi qua điểm M(-2;1;2) và có 1 vectơ chỉ phương là \(\vec u = \left( {1;1;2} \right)\) nên loại đáp án D.

Lần lượt thay toạ độ điểm M vào các phương trình trong các đáp án còn lại ta thấy toạ độ M thoả mãn phương trình \(\frac{{x + 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{1} = \frac{{z - 4}}{2}\).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 168848

Trong không gian Oxyz, đường thẳng \(\Delta :\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y + 2}}{{ - 1}} = \frac{z}{{ - 1}}\) không đi qua điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Thay tọa độ điểm A(-1; 2; 0) vào phương trình đường thẳng ta có \(\frac{-1-1}{2}\ne \frac{2+2}{-1}\ne \frac{0}{-1}.\)

Vậy điểm A không thuộc \(\Delta \).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 168850

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Góc giữa hai đường thẳng AC và DA' bằng

Xem đáp án

Ta có \(\left( {\widehat {AC,DA'}} \right) = \left( {\widehat {AC,CB'}} \right) = \widehat {ACB'}\)

Xét \(\Delta ACB'\) có \(AC = CB' = AB' = AB\sqrt 2 .\)

Do đó \(\Delta ACB'\) là tam giác đều.

Vậy \(\widehat {ACB'} = 60^\circ \) hay \(\left( {\widehat {AC,DA'}} \right) = 60^\circ \)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 168851

Cho hàm số f(x) có \(f'\left( x \right) = x\left( {x - 1} \right){\left( {x + 2} \right)^2}\). Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

Xem đáp án

Ta có: \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = - 2 \end{array} \right.\)

Nhận thấy \({\left( {x + 2} \right)^2} > 0,\forall x \ne - 2\). Suy ra f'(x) không đổi dấu khi đi qua nghiệm x = -2 nên x = -2 không phải là điểm cực trị của hàm số.

Ngoài ra, f'(x) cùng dấu với tam thức bậc hai \(x\left( {x - 1} \right) = {x^2} - x\) nên suy ra x = 0,x = 1 là hai điểm cực trị của hàm số.

Vậy hàm số đã cho có 2 điểm cực trị.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 168852

Cho a, b, c, d là các số thực dương, khác 1 bất kì. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Với a, b, c, d là các số thực dương, khác 1 ta có

\({a^c} = {b^d} \Leftrightarrow \ln \left( {{a^c}} \right) = \ln \left( {{b^d}} \right) \Leftrightarrow c.\ln a = d.\ln b \Leftrightarrow \frac{{\ln a}}{{\ln b}} = \frac{d}{c}.\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 168853

Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} - 5\) và trục hoành

Xem đáp án

Vì phương trình \({x^4} - 3{x^2} - 5 = 0\) có hai nghiệm trái dấu nên đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} - 5\) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 168854

Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _3}\left( {{x^2} + 2} \right) \le 3\) là

Xem đáp án

\({\log _3}\left( {{x^2} + x} \right) \le 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x^2} + 2 > 0\\ {x^2} + 2 \le 27 \end{array} \right. \Leftrightarrow {x^2} + 2 \le 27 \Leftrightarrow {x^2} \le 25 \Leftrightarrow - 5 \le x \le 5\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 168855

Cho một hình chữ nhật có đường chéo có độ dài 5, một cạnh có độ dài 3. Quay hình chữ nhật đó (kể cả các điểm bên trong) quanh trục chứa cạnh có độ dài lớn hơn, ta thu được một khối trụ có thể tích là

Xem đáp án

Gọi hình chữ nhật ABCD có đường chéo AC = 5, cạnh bên AB = 3 suy ra BC = 4.

Quay hình chữ nhật ABCD (cùng với phần bên trong của nó) quanh trục BC ta được một khối trụ có bán kính R = 3, chiều cao h = 4.

Thể tích khối trụ này là: \(V = \pi {R^2}h = \pi {.3^2}.4 = 36\pi \).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 168856

Cho tích phân \(I = \int\limits_0^3 {\frac{x}{{1 + \sqrt {x + 1} }}dx} \). Viết dạng của I khi đặt \(t = \sqrt {x + 1} \).

Xem đáp án

Đặt \(t = \sqrt {x + 1} \Rightarrow {t^2} = x + 1 \Rightarrow 2tdt = xdx.\)

Đổi cận

x

0

3

t

1

2

Tích phân trở thành

\(I = \int\limits_1^2 {\frac{{\left( {{t^2} - 1} \right)2t}}{{1 + t}}dt} = \int\limits_1^2 {\frac{{\left( {t - 1} \right)\left( {t + 1} \right)2t}}{{1 + t}}dt = \int\limits_1^2 {\left( {t - 1} \right)2tdt = \int\limits_1^2 {\left( {2{t^2} - 2t} \right)dt} } } \)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 168857

Đồ thị trong hình bên là của hàm số y = f(x), S là diện tích hình phẳng (phần tô đậm trong hình). Chọn khẳng định đúng.

Xem đáp án

Từ đồ thị ta có \(f\left( x \right) \ge 0,\forall x \in \left[ { - 2;0} \right]\) và \(f\left( x \right) \le 0,\forall x \in \left[ {0;1} \right]\).

Do đó \(S = \int\limits_{ - 2}^1 {\left| {f\left( x \right)} \right|} dx = \int\limits_{ - 2}^1 {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} + \int\limits_0^1 {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} = \int\limits_{ - 2}^0 {f\left( x \right)dx} - \int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx.} \)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 168858

Cho hai số phức \({z_1} = 1 + 3i,\,{z_2} = 3 - 4i\). Môđun của số phức \(\omega  = {z_1} + {z_2}\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(\omega = 4 - i\). Suy ra \(\left| \omega \right| = \sqrt {{4^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} = \sqrt {17} \).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 168859

Gọi zo là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình \(2{z^2} - 6z + 5 = 0\). Tìm iz0

Xem đáp án

\(2{z^2} - 6z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} z = \frac{3}{2} + \frac{1}{2}i\\ z = \frac{3}{2} - \frac{1}{2}i \end{array} \right. \Rightarrow {z_0} = \frac{3}{2} - \frac{1}{2}i \Rightarrow i.{z_o} = \frac{1}{2} + \frac{3}{2}i\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 168860

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(\left( d \right):\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{2}\). Mặt phẳng (P) vuông góc với (d) có véc – tơ pháp tuyến là

Xem đáp án

Vec – tơ chỉ phương của đường thẳng (d) là \(\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left( 2;-1;2 \right)\).

Mặt phẳng (P) vuông góc với đường thẳng (d) nên có véc – tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{{{n}_{P}}}=\overrightarrow{{{u}_{d}}}=\left( 2;-1;2 \right)\)

Vậy véc – tơ pháp tuyến của (P) là \(\overrightarrow{n}\left( 2;-1;2 \right).\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 168861

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai điểm \(A\left( {1; - 2; - 3} \right),B\left( { - 1;4;1} \right)\) và đường thẳng \(d:\frac{{x + 2}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{{z + 3}}{2}\). Phương trình nào dưới đây là phương trình của đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn AB và song song với d?

Xem đáp án

Gọi \(\Delta \) là đường thẳng cần lập phương trình. Ta có

Trung điểm của AB là I (0; 1; -1).

Đường thẳng \(d:\frac{x+2}{1}=\frac{y-2}{-1}=\frac{z+3}{2}\) có véc – tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}\left( 1;-1;2 \right)\)

Đường thẳng \(\Delta \) đi qua I và nhận \(\overrightarrow{u}\left( 1;-1;2 \right)\) làm véc – tơ chỉ phương nên \(\Delta :\frac{x}{1}=\frac{y-1}{-1}=\frac{x+1}{2}.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 168862

Có hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có 5 ghế. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh, gồm 5 năm và 5 nữ ngồi vào hai dãy ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh ngồi. Tính xác suất để mỗi học sinh nam đều ngồi đối diện với một học sinh nữ.

Xem đáp án

Chọn vị trí bên trái có 25 cách.

Chọn vị trí bên phải có 1.1.1.1.1 = 1 cách.

Hoán vị 5 nam có 5!.

Hoán vị 5 nữ có 5!.

\(n\left( A \right) = {2^5}.5!.5!\)

\(P\left( A \right) = \frac{{{2^5}.5!.5!}}{{10!}} = \frac{8}{{63}}.\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 168863

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, AB = a,AD = 2a. Tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 45o. Gọi M là trung điểm của SD. Tính theo a khoảng cách d từ điểm M đến mặt phẳng (SAC).

Xem đáp án

Gọi H, M, N là trung điểm các cạnh AB, SD, AD. Từ giả thiết ta có \(SH \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(\widehat {SCH} = 45^\circ \); tam giác SHC vuông cân nên \(SH = HC = \frac{{\sqrt {17} a}}{2}.\) 

MN // SA suy ra \(d\left( {M,\left( {SAC} \right)} \right) = d\left( {N,\left( {SAC} \right)} \right) = d\left( {H,\left( {SAC} \right)} \right).\,\,(1)\)

Dựng \(HE \bot AC,\,HF \bot SE\). Dễ thấy \(HF \bot \left( {SAC} \right)\,(2)\). Từ (1) và (2) suy ra

\(d\left( {M,\left( {SAC} \right)} \right) = HF = \frac{{HE.SH}}{{\sqrt {H{E^2} + S{H^2}} }} = \frac{{a\sqrt {1513} }}{{89}}.\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 168864

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m \in \left( { - 2018;2018} \right)\) để hàm số \(y = \frac{{2x - 6}}{{x - m}}\) đồng biến trên khoảng \(\left( {5; + \infty } \right)\)?

Xem đáp án

Tập xác định D = R \ {m}

\(y' = \frac{{6 - 2m}}{{{{\left( {x - m} \right)}^2}}}\).

Hàm số \(y = \frac{{2x - 6}}{{x - m}}\) đồng biến trên khoảng \((5; + \infty )\)

\( \Leftrightarrow y' > 0,\forall x \in \left( {5; + \infty } \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 6 - 2m > 0\\ m \notin \left( {5; + \infty } \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m < 3\\ m \le 5 \end{array} \right. \Leftrightarrow m < 3\)

Kết hợp điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l} m \in \left( { - 2018;2018} \right)\\ m \in Z \end{array} \right. \Rightarrow m \in \left\{ { - 2017, - 2016,...,0,1,2} \right\}\)

Vậy có tất cả \(2 - \left( { - 2017} \right) + 1 = 2020\) giá trị m thỏa mãn.

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 168865

Số lượng của một loài vi khuẩn trong phòng thí nghiệm được tính theo công thức \(S(t) = A.{e^{rt}}\), trong đó A là số lượng vi khuẩn ban đầu, S(t) là số lượng vi khuẩn có sau t phút, r là tỷ lệ tăng trưởng (r > 0), t ( tính theo phút) là thời gian tăng trưởng. Biết rằng số lượng vi khuẩn ban đầu có 500 con và sau 5 giờ có 1500 con. Hỏi sau bao lâu, kể từ lúc bắt đầu, số lượng vi khuẩn đạt 121500 con?

Xem đáp án

Đổi 5 giờ = 300 phút.

Theo giả thuyết ta được \(S\left( 300 \right)=500.{{e}^{r300}}=1500\Rightarrow {{e}^{r.300}}=3\Rightarrow 300.r=\ln 3\Rightarrow r=\frac{\ln 3}{300}\).

Thời gian để số lượng vi khuẩn đạt 121500 con là

Áp dụng công thức \(S\left( t \right)=A.{{e}^{rt}}\) ta được

\(121500=500.{{e}^{t.\frac{\ln 3}{300}}}\Rightarrow {{e}^{t.\frac{\ln 3}{300}}}=243\Rightarrow t.\frac{\ln 3}{300}=\ln 243\Rightarrow t=1500\) (phút) hay t = 25 giờ.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 168866

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình sau:

Hỏi hàm số y = f(|x|) có bao nhiêu cực trị?

Xem đáp án

Ta có đồ thị hàm số y = f(|x|) có được từ đồ thị hàm số y = f(x) bằng cách giữ nguyên phần bên phải của trục Oy sau đó lấy đối xứng phần giữ nguyên đó qua trục Oy.

Từ đây ta có bảng biến thiên của hàm số y = f(|x|) như sau:

Từ bảng biến thiên suy ra hàm số y = f(|x|) có 3 cực trị.

 

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 168867

Một hình trụ có bán kính r = 5cm và khoảng cách giữa hai đáy h = 7cm. Cắt khối trụ bởi mặt phẳng song song với trục và cách trục 3 cm. Diện tích thiết diện tạo thành là

Xem đáp án

Giả sử hình trụ (T) có trục OO'. Thiết diện song song với trục là hình chữ nhật MNPQ (N, P thuộc đường tròn tâm O và M, Q thuộc đường tròn tâm O')

Gọi H là trung điểm MQ. Khi đó, \({O}'H\bot MQ\Rightarrow {O}'H\bot \left( MNPQ \right)\).

Do đó, \(d\left( O{O}',\left( MNPQ \right) \right)=d\left( {O}',\left( MNPQ \right) \right)={O}'H=3cm.\)

Ta có \(MH=\sqrt{{O}'{{M}^{2}}-{O}'{{H}^{2}}}=4cm\Rightarrow MQ=2MH=8cm\).

Diện tích thiết diện là \(S=MQ.MN=56\,c{{m}^{2}}\).

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 168868

Cho hàm số f(x) có đạo hàm liên tục trên đoạn [0; 1] và thỏa mãn \(f\left( 0 \right) = 6,\,\int\limits_0^1 {\left( {2x - 2} \right)f'\left( x \right)dx}  = 6\). Tích phân \(\int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx} \) có giá trị bằng

Xem đáp án

Gọi \(I = \int\limits_0^1 {\left( {2x - 2} \right)f'\left( x \right)} dx\)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l} u = 2x - 2\\ dv = f'\left( x \right)dx \end{array} \right.\) ta chọn \(\left\{ \begin{array}{l} du = 2dx\\ v = f\left( x \right) \end{array} \right.\)

\(I = \left. {\left( {2x - 2} \right)f\left( x \right)} \right|_0^1 - \int\limits_0^1 {2f\left( x \right)dx} \Leftrightarrow 6 = 2f\left( 0 \right) - 2\int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx} \Rightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx} = f\left( 0 \right) - 3 = 3\).

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 168869

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R có bảng biến thiên như hình vẽ.

Số nghiệm của phương trình \(\left| {f\left[ {f\left( x \right)} \right]} \right| = 2\) là:

Xem đáp án

\(\left| {f\left[ {f\left( x \right)} \right]} \right| = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left[ {f\left( x \right)} \right] = 2\\ f\left[ {f\left( x \right)} \right] = - 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) = a < - 4\,\,(1)\\ f\left( x \right) = b > 3\,\,(2)\\ f\left( x \right) = - 4\,\,\left( 3 \right)\\ f\left( x \right) = c \in \left( {1;3} \right)\,\,\left( 4 \right)\\ f\left( x \right) = d > 3\,\,\left( 5 \right) \end{array} \right.\)

Dựa vào bảng biến thiên ta suy ra các phương trình (2) và (5) có 2 nghiệm, phương trình (1) vô nghiệm, phương trình (3) có 1 nghiệm, phương trình (4) có 2 nghiệm.

Vậy phương trình đã cho có tổng cộng 7 nghiệm.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 168870

Cho hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 3}  - x\ln x\). Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [1; 2]. Khi đó tích M.m bằng

Xem đáp án

Ta có \(y' = \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} - \left( {\ln x + 1} \right) < \frac{x}{{\sqrt {{x^2}} }} - \left( {\ln x + 1} \right) < - \ln x < 0,\forall x \in \left[ {1;2} \right].\)

Do đó, hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 3} - x\ln x\) nghịch biến trên [1; 2].

Vậy \(M.m = y\left( 1 \right).y\left( 2 \right) = 2\left( {\sqrt 7 - 2\ln 2} \right) = 2\sqrt 7 - 4\ln 2\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 168871

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \left| {\frac{{{x^2} + mx + m}}{{x + 1}}} \right|\) trên [1; 2] bằng 2. Số phần tử của tập S là

Xem đáp án

Xét hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + mx + m}}{{x + 1}}\) trên [1; 2].

Ta có \(f'\left( x \right) = \frac{{{x^2} + 2x}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0,\forall x \in [1;2]\). Ngoài ra ta có \(f\left( 1 \right) = \frac{{2m + 1}}{2},f\left( 2 \right) = \frac{{3m + 4}}{3}.\)

Suy ra \(\mathop {\max }\limits_{x \in [1;2]} y = \max \left\{ {\left| {f\left( 1 \right)} \right|;\left| {f\left( 2 \right)} \right|} \right\} = \max \left\{ {\frac{{\left| {2m + 1} \right|}}{2};\frac{{\left| {3m + 4} \right|}}{3}} \right\}\)

Trường hợp 1: \(\mathop {\max }\limits_{x \in [1;2]} y = \frac{{\left| {2m + 1} \right|}}{2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left| {2m + 1} \right| = 4\\ \frac{{\left| {2m + 1} \right|}}{2} \ge \frac{{\left| {3m + 4} \right|}}{3} \end{array} \right. \Leftrightarrow m = - \frac{5}{2}.\)

Trường hợp 2: \(\mathop {\max }\limits_{x \in [1;2]} y = \frac{{\left| {3m + 4} \right|}}{3} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left| {3m + 4} \right| = 6\\ \frac{{\left| {2m + 1} \right|}}{2} \le \frac{{\left| {3m + 4} \right|}}{3} \end{array} \right. \Leftrightarrow m = \frac{2}{3}.\)

Vậy có 2 giá trị của m thỏa mãn.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 168872

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D có tổng diện tích của tất cả các mặt là 36, độ dài đường chéo AC' bằng 6. Hỏi thể tích của khối hộp lớn nhất là bao nhiêu?

Xem đáp án

Gọi độ dài AB = a, BC = b, AA' = c.

Khi đó theo đề ta có \(\left\{ \begin{array}{l} ab + bc + ca = 18\\ {a^2} + {b^2} + {c^2} = 36 \end{array} \right.\)

Suy ra \({\left( {a + b + c} \right)^2} = {a^2} + {b^2} + {c^2} + 2\left( {ab + bc + ca} \right) = 72.\)

Hay \(a + b + c = 6\sqrt 2 \Leftrightarrow b + c = 6\sqrt 2 - a.\)

Ta có: \({b^2} + {c^2} + {a^2} = 36 \Leftrightarrow {\left( {b + c} \right)^2} - 2bc + {a^2} = 36\)

Hay \({\left( {6\sqrt 2 - a} \right)^2} - 2bc + {a^2} = 36 \Rightarrow bc = \frac{{{{\left( {6\sqrt 2 - a} \right)}^2} + {a^2} - 36}}{2}\).

Từ đó ta có \(V = abc = a.\frac{{{{\left( {6\sqrt 2 - a} \right)}^2} + {a^2} - 36}}{2} = \frac{{2{a^3} - 12\sqrt 2 {a^2} + 36a}}{2}\)

Không mất tổng quát, giả sử \(a = \max \left\{ {a,b,c} \right\}\), khi đó \(6\sqrt 2 = a + b + c \le 3a \Rightarrow a \ge 2\sqrt 2 \).

Lại có \(36 = {a^2} + {b^2} + {c^2} \ge {a^2} + \frac{{{{\left( {b + c} \right)}^2}}}{2} = {a^2} + \frac{{{{\left( {6\sqrt 2 - a} \right)}^2}}}{2} \Rightarrow 3{a^2} - 12\sqrt 2 a \le 0 \Rightarrow a \le 4\sqrt 2 \).

Xét hàm số \(f\left( a \right) = \frac{{2{a^3} - 12\sqrt 2 {a^2} + 36a}}{2}\) với \(a \in [2\sqrt 2 ;4\sqrt 2 {\rm{]}}\).

Ta có \(f'\left( a \right) = \frac{{6{a^2} - 24\sqrt 2 a + 36}}{2},f'\left( a \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} a = \sqrt 2 \left( L \right)\\ a = 3\sqrt 2 \left( N \right) \end{array} \right.\).

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} f\left( {2\sqrt 2 } \right) = 4\sqrt 2 \\ f\left( {3\sqrt 2 } \right) = 0\\ f\left( {4\sqrt 2 } \right) = 8\sqrt 2 \end{array} \right.\)

Vậy \({V_{\max }} = 8\sqrt 2 \) khi \(a = 4\sqrt 2 ,b = c = \sqrt 2 .\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 168873

Biết phương trình \({\log _5}\frac{{2\sqrt x + 1}}{x} = 2{\log _3}\left( {\frac{{\sqrt x }}{2} - \frac{1}{{2\sqrt x }}} \right)\) có một nghiệm dạng \(x = a + b\sqrt 2 \) trong đó a, b là các số nguyên. Tính T = 2a + b.

Xem đáp án

Ta có: \({\log _5}\frac{{2\sqrt x + 1}}{x} = 2{\log _2}\left( {\frac{{\sqrt x }}{2} - \frac{1}{{2\sqrt x }}} \right) \Leftrightarrow {\log _5}\frac{{2\sqrt x + 1}}{x} = 2{\log _3}\left( {\frac{{x - 1}}{{2\sqrt x }}} \right)\)

Điều kiện xác định: x > 1.

\((1) \Leftrightarrow {\log _5}\left( {2\sqrt x + 1} \right) + 2{\log _3}2\sqrt x = {\log _5}x + 2{\log _3}\left( {x - 1} \right)\,\,\left( * \right)\)

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {\log _5}t + 2{\log _3}\left( {t - 1} \right)\) với t > 1

Ta có \(f'\left( t \right) = \frac{1}{{t\ln 5}} + \frac{2}{{\left( {t - 1} \right)\ln 3}} > 0\) với t > 1 suy ra f(t) đồng biến trên \(\left( {1; + \infty } \right)\).

Từ (*) ta có \(f\left( {2\sqrt x + 1} \right) = f\left( x \right)\) nên suy ra \(2\sqrt x + 1 = x \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x } \right)^2} - 2\sqrt x - 1 = 0 \Leftrightarrow \sqrt x = 1 + \sqrt 2 \) ( do x > 1)

Suy ra \(x = 3 + 2\sqrt 2 \Rightarrow a = 3;b = 2 \Rightarrow 2a + b = 8.\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »