Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Long An - Lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 57 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 155448

Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này là

Xem đáp án

Cảm kháng của cuộn cảm là: \({{Z}_{L}}=\omega L\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 155449

Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

Xem đáp án

Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng nửa bước sóng.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 155450

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài l đang dao động điều  hòa. Tần số dao động của con lắc là

Xem đáp án

Tần số dao động của con lắc là: \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 155451

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải, người ta thường sử dụng biện pháp tăng điện áp hiệu  dụng ở nơi phát điện. 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 155452

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?

Xem đáp án

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận mạch biến điệu.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 155454

Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm chỉ phụ thuộc vào

Xem đáp án

Âm sắc phụ thuộc vào độ thị dao động âm 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 155455

Cho hai dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số. Hai dao động này ngược pha  nhau khi độ lệch pha của hai dao động bằng                                   

Xem đáp án

Hai dao động ngược pha khi đô lệch pha của chúng bằng \((2n+1)\pi \) với n = 0; ±1; ±2…

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 155456

Khi nói về dao động tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 155458

Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính R đặt trong không khí. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại tâm của vòng dây được tính bởi công thức:

Xem đáp án

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây có biểu thức là: \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{I}{R}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 155459

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động:

Xem đáp án

Hai điểm cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động cùng pha.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 155460

Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của vật là

Xem đáp án

Gia tốc của vật là: \(a=-{{\omega }^{2}}x\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 155461

Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là

Xem đáp án

Bước sóng của sóng điện từ trong chân không là: \(\lambda =\frac{c}{f}=\frac{{{3.10}^{8}}}{{{10.10}^{6}}}=30(m)\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 155462

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(R=20\sqrt{3}\Omega \) mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Biết cuộn cảm có cảm kháng \({{Z}_{L}}=20\Omega .\) Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

Xem đáp án

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện là:

\(\tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}}{R}=\frac{20}{20\sqrt{3}}=\frac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{6}(rad)\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 155465

Một con lắc lò xo có k = 40 N/m và m = 100 g. Dao động riêng của con lắc này có tần số góc là

Xem đáp án

Tần số góc của con lắc là: \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{40}{0,1}}=20(\text{rad/s)}\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 155466

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình \({{x}_{1}}=3\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)cm\)và \({{x}_{2}}=4\cos \left( \omega t-\frac{2\pi }{3} \right)cm.\)Biên độ dao động của vật là

Xem đáp án

Độ lệch pha giữa hai dao động là: \(\Delta \varphi ={{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{3}-\left( -\frac{2\pi }{3} \right)=\pi (rad)\)

→ Hai dao động ngược pha 

Biên độ dao động tổng hợp là: \(A=\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|=\left| 3-4 \right|=1(cm)\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 155467

Trong một khoảng thời gian, một con lắc đơn thực hiện được 6 dao động. Giảm chiều dài của nó một đoạn 16 cm thì trong cùng khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 10 dao động. Chiều dài ban đầu của con lắc là

Xem đáp án

Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thực hiện được 6 dao động chu kì T1 và 10 dao động chu kì T2, ta có: \(t=6{{T}_{1}}=10{{T}_{2}}\Rightarrow \frac{{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}}=\frac{6}{10}=\frac{3}{5}\)

Lại có: \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\Rightarrow {{T}^{2}}\sim l\Rightarrow \frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}=\frac{T_{1}^{2}}{T_{2}^{2}}={{\left( \frac{{{T}_{1}}}{{{T}_{2}}} \right)}^{2}}=\frac{9}{25}\Rightarrow {{l}_{2}}=\frac{25}{9}{{l}_{1}}\)

Mà: \({{l}_{2}}={{l}_{1}}+16\Rightarrow \frac{25}{9}{{l}_{1}}={{l}_{1}}+16\Rightarrow {{l}_{1}}=9(cm)\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 155468

Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức: \(i=2\cos 100\pi t(A).\) Cường độ hiệu dụng của dòng điện này là

Xem đáp án

Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là: 

\(I=\frac{{{I}_{0}}}{\sqrt{2}}=\frac{2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}(A)\) 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 155469

Đặt điện áp \(u=220\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)(V)\)vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch là \(i=2\sqrt{2}\cos 100\pi t(A).\) Hệ số công suất của đoạn mạch là

Xem đáp án

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện là:

\(\varphi ={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i}}=\frac{\pi }{3}(rad)\)

Hệ số công suất của đoạn mạch là: \(\cos \varphi =\cos \frac{\pi }{3}=0,5\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 155472

Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng

Xem đáp án

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: 

\({{W}_{d1}}+\frac{1}{2}kx_{1}^{2}={{W}_{d2}}+\frac{1}{2}kx_{2}^{2}=\frac{1}{2}k{{A}^{2}}\) \(\Rightarrow 0,48+\frac{1}{2}k.0,{{02}^{2}}=0,32+\frac{1}{2}k.0,{{06}^{2}}\)

\(\Rightarrow k=100(\text{N/m)}\)

\(\Rightarrow 0,48+\frac{1}{2}.100.0,{{02}^{2}}=\frac{1}{2}.100.{{A}^{2}}\Rightarrow A=0,1(m)=10(cm)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 155473

Một mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là \(\sqrt{3}{{f}_{1}}\)thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị là

Xem đáp án

Tần số của mạch dao động là: \(f=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\Rightarrow f\sim \frac{1}{\sqrt{C}}\)

Ta có: \(f=\sqrt{3}{{f}_{1}}\Rightarrow \frac{1}{\sqrt{C}}=\sqrt{3}\cdot \frac{1}{\sqrt{{{C}_{1}}}}\Rightarrow C=\frac{{{C}_{1}}}{3}\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 155475

Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng với hai nguồn đồng bộ dao động theo phương thẳng đứng có tần số 25 Hz, người ta đo được khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa ở kề nhau trên đường thẳng nối hai nguồn là 1,6 cm. Tốc độ sóng trên mặt chất lỏng là

Xem đáp án

Khoảng cách giữa hai cực đại ở kề nhau trên đường nối hai nguồn là:

\(\frac{\lambda }{2}=1,6(cm)\Rightarrow \lambda =3,2(cm)\)

Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là: 

v = λf = 3,2.25 = 80 (cm/s) = 0,8 (m/s) 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 155478

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có phương trình \(i=52\cos 2000t(mA)\)(t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là 48 mA, điện tích trên tụ có độ lớn là

Xem đáp án

Điện tích cực đại trên tụ có độ lớn là: 

\({{Q}_{0}}=\frac{{{I}_{0}}}{\omega }=\frac{{{52.10}^{-3}}}{2000}={{26.10}^{-6}}(C)=26(\mu C)\)
Áp dụng công thức độc lập với thời gian, ta có:

\(\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}+\frac{{{q}^{2}}}{Q_{0}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{48}^{2}}}{{{52}^{2}}}+\frac{{{q}^{2}}}{{{26}^{2}}}=1\Rightarrow \left| q \right|=10(\mu C)={{1.10}^{-5}}(C)\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 155479

Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos 100\pi t(V)\)vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{2\pi }H\)và tụ điện có điện dung \(\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }F.\) Để công suất điện tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì biến trở được điều chỉnh đến giá trị bằng

Xem đáp án

Cảm kháng của cuộn dây và dung kháng của tụ điện là:

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{Z}_{L}}=\omega L=100\pi \cdot \frac{1}{2\pi }=50(\Omega ) \\ {{Z}_{C}}=\frac{1}{\omega C}=\frac{1}{100\pi \cdot \frac{{{10}^{-4}}}{\pi }}=100(\Omega ) \\ \end{array} \right.\)

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại khi: 

\(R=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|=\left| 50-100 \right|=50(\Omega )\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 155480

Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,51 và phần vỏ bọc có chiết suất n0 = 1,41. Trong không khí, một tia sáng tới  mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình bên). Để tia sáng chỉ truyền trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của góc α gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Để tia sáng chỉ truyền trong phần lõi, tia sáng bị phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa lõi và vỏ

Giới hạn phản xạ toàn phần: 

\(\sin {{i}_{gh}}=\frac{{{n}_{0}}}{n}=\frac{1,41}{1,51}=\frac{141}{151}\Rightarrow \beta ={{i}_{gh}}\approx {{69}^{0}}\)

Áp dụng công thức định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: 

\(\frac{\sin \alpha }{\sin \left( {{90}^{0}}-\beta  \right)}=n\Rightarrow \frac{\sin \alpha }{\sin {{21}^{0}}}=1,51\Rightarrow \sin \alpha \approx 0,541\Rightarrow \alpha \approx {{33}^{0}}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 155481

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01kg mang điện tích \(q=+{{5.10}^{-6}}C\) được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hoà trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 104 V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, π =  3,14. Chu kì dao động điều hoà của con lắc là

Xem đáp án

Lực điện tác dụng lên con lắc có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

Độ lớn lực điện là: 

\(F=qE=ma\Rightarrow a=\frac{qE}{m}=\frac{{{5.10}^{-6}}{{.10}^{4}}}{0,01}=5\left( \text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}} \right)\)

Chu kì của con lắc là: 

\(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{{{g}_{HD}}}}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g+a}}=2.3,14.\sqrt{\frac{0,5}{10+5}}\approx 1,15(s)\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 155483

Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Trên đoạn thẳng AB có 13 điểm cực đại giao thoa. C là điểm trên mặt chất lỏng mà ABC là tam giác đều. Trên đoạn thẳng AC có hai điểm cực đại giao thoa liên tiếp mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nhau. Đoạn thẳng AB có độ dài gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Trên AB có 13 cực đại → 6λ < AB < 7λ 

M, N là hai cực đại liền kề, ta có: 

(BN – AN) – (BM – AM) = λ (1) 

M, N cùng pha, ta có: 

(BM + AM) – (BN + AN) = λ (2) 

Từ (1) và (2) ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} BM=BN \\ MN=\lambda \\ \end{array}\to \right.\) ∆BMN cân tại B 

∆ABC đều cạnh a \(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} BH=\frac{a\sqrt{3}}{2} \\ AH=\frac{a}{2} \\ \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow {{k}_{H}}=\frac{BH-AH}{\lambda }=\frac{a\sqrt{3}}{2\lambda }-\frac{a}{2\lambda }=\frac{0,366a}{\lambda }\)

Lại có: \(6\lambda <a<7\lambda \Rightarrow 2,196<{{k}_{H}}<2,562\)

Mà \({{k}_{M}}<{{k}_{H}}<{{k}_{N}}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{k}_{M}}=2 \\ {{k}_{N}}=3 \\ \end{array} \right.\)

Lại có: \(NH=\frac{MN}{2}=\frac{\lambda }{2}\Rightarrow AN=\frac{a-\lambda }{2}\) \(\Rightarrow BN=\sqrt{H{{B}^{2}}+N{{H}^{2}}}=\sqrt{{{\left( \frac{a\sqrt{3}}{2} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{\lambda }{2} \right)}^{2}}}\)

Chuẩn hóa \(\lambda =1\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} AN=\frac{a-1}{2} \\ BN=\frac{\sqrt{3{{a}^{2}}+1}}{2} \\ \end{array} \right.\)

Xét điểm N có: \({{\text{k}}_{\text{N}}}=\text{BN}-\text{AN}\)

\(\Rightarrow \frac{\sqrt{3{{a}^{2}}+1}}{2}-\frac{a-1}{2}=3\Rightarrow a=6,772\Rightarrow AB=6,772\lambda \)

Giá trị AB gần nhất với 6,80λ 

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 155484

Đặt điện áp \(u=20\cos (100\pi t)\)(V) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết giá trị của điện trở là 10 Ω và cảm kháng của cuộn cảm là \(10\sqrt{3}\Omega .\) Khi C = C1 thì điện áp giữa hai đầu tụ điện là \({{u}_{C}}={{U}_{0}}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)(V).\) Khi C = 3C1 thì biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

Xem đáp án

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện là:

\({{\varphi }_{{{C}_{1}}}}-{{\varphi }_{{{i}_{1}}}}=-\frac{\pi }{2}\Rightarrow {{\varphi }_{{{i}_{1}}}}={{\varphi }_{{{C}_{1}}}}+\frac{\pi }{2}=-\frac{\pi }{6}+\frac{\pi }{2}=\frac{\pi }{3}(rad)\)

\(\Rightarrow {{\varphi }_{1}}={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{{{i}_{1}}}}=0-\frac{\pi }{3}=-\frac{\pi }{3}(rad)\)

\(\Rightarrow \tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{{{C}_{1}}}}}{R}\Rightarrow \tan \left( -\frac{\pi }{3} \right)=\frac{10\sqrt{3}-{{Z}_{{{C}_{1}}}}}{10}\Rightarrow {{Z}_{{{C}_{1}}}}=20\sqrt{3}(\Omega )\)

Khi \(C=3{{C}_{1}}\Rightarrow {{Z}_{C}}=\frac{{{Z}_{{{C}_{1}}}}}{3}=\frac{20\sqrt{3}}{3}=\frac{20}{\sqrt{3}}\)

Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:

\({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{20}{\sqrt{{{10}^{2}}+{{\left( 10\sqrt{3}-\frac{20}{\sqrt{3}} \right)}^{2}}}}=\sqrt{3}(A)\)

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện:

\(\tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}=\frac{10\sqrt{3}-\frac{20}{\sqrt{3}}}{10}=\frac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{6}(rad)\)

\(\Rightarrow {{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i}}=\frac{\pi }{6}\Rightarrow {{\varphi }_{i}}={{\varphi }_{u}}-\frac{\pi }{6}=-\frac{\pi }{6}(rad)\)

\(\Rightarrow i=\sqrt{3}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)(A)\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 155485

Tại điểm O đặt hai nguồn âm điểm giống hệt nhau phát ra âm đẳng hướng có công suất không đổi. Điểm A cách O một đoạn x. Trên tia vuông góc với OA tại A lấy điểm B cách A một khoảng 6 m. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho AM = 4,5 m. Thay đổi x để góc MOB có giá trị lớn nhất, khi đó mức cường độ âm tại A là LA = 40 dB. Để mức cường độ âm tại M là 50 dB thì cần đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn âm nữa?

Xem đáp án

Từ hình vẽ ta thấy: \(\alpha =O-\beta \)

\(\Rightarrow \tan \alpha =\tan (O-\beta )=\frac{\tan O-\tan \beta }{1-\tan O\tan \beta }\)

\(\Rightarrow \tan \alpha =\frac{\frac{AB}{OA}-\frac{AM}{OA}}{1-\frac{AB}{OA}\cdot \frac{AM}{OA}}=\frac{\frac{BM}{OA}}{1-\frac{AB}{OA}\cdot \frac{AM}{OA}}=\frac{BM.OA}{O{{A}^{2}}-AB.AM}\)

\(\Rightarrow \tan \alpha =\frac{1,5x}{{{x}^{2}}-6.4,5}=\frac{1,5x}{{{x}^{2}}-27}=\frac{1,5}{x-\frac{27}{x}}\)

Để \({{\alpha }_{\max }}\Rightarrow {{(\tan \alpha )}_{\max }}\Rightarrow {{\left( x-\frac{27}{x} \right)}_{\min }}\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:

\(x-\frac{27}{x}\ge 2\sqrt{x\cdot \frac{27}{x}}=2\sqrt{27}\)

\({{\left( x-\frac{27}{x} \right)}_{\min }}\Leftrightarrow x=\frac{27}{x}\Rightarrow x=\sqrt{27}\)

\(\Rightarrow O{{M}^{2}}=A{{M}^{2}}+{{x}^{2}}=27+4,{{5}^{2}}=47,25\)

Cường độ âm tại A khi đặt 2 nguồn âm và tại M khi đặt thêm n nguồn âm là: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{I}_{A}}=\frac{2{{P}_{0}}}{4\pi O{{A}^{2}}} \\ {{I}_{M}}=\frac{(n+2){{P}_{0}}}{4\pi O{{M}^{2}}} \\ \end{array}\Rightarrow \frac{{{I}_{M}}}{{{I}_{A}}}=\frac{(n+2).O{{A}^{2}}}{2O{{M}^{2}}}=\frac{(n+2).27}{2.47,25}=\frac{2.(n+2)}{7} \right.\)

Hiệu mức cường độ âm tại M khi đặt thêm n nguồn âm và mức cường độ âm tại A khi đặt 2 nguồn âm là:

\({{L}_{M}}-{{L}_{A}}=\lg \frac{{{I}_{M}}}{{{I}_{A}}}=5-4=1\Rightarrow \frac{{{I}_{M}}}{{{I}_{A}}}=10\Rightarrow \frac{2.(n+2)}{7}=10\Rightarrow n=33\) 2. 2 ( ) 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 155486

Cho cơ hệ như hình bên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang  dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m với hệ số ma sát µ = 0,2. Ban đầu, giữ m đứng yên ở vị trí lò xo dãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không dãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Thả nhẹ cho m chuyển động. Tính từ lúc thả đến khi lò xo trở về trạng thái có chiều dài tự nhiên lần thứ 3 thì tốc độ trung bình của m là

Xem đáp án

Lực ma sát giữa M và m làm vị trí cân bằng lệch một đoạn:

\(\Delta {{l}_{0}}=\frac{\mu Mg}{k}=\frac{0,2.0,3.10}{40}=0,015(m)=1,5(cm)\)

Vật m đi từ vị trí lò xo giãn 4,5 cm qua vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên lần thứ nhất đến vị trí biên đối diện  rồi đổi chiều qua vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên lần thứ 2; tiếp tục chạy đến vị trí biên rồi đồi chiều về vị  trí lò xo có chiều dài tự nhiên lần thứ 3. 

Giai đoạn 1: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{A}_{1}}=4,5-1,5=3cm \\ {{t}_{1}}=\frac{{{T}_{1}}}{2}=\frac{1}{2}2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=\frac{\pi }{20}s \\ {{S}_{1}}=2{{A}_{1}}=2.3=6cm \\ \end{array} \right.\) (dây căng, vật M không dao động ) 

Giai đoạn 2: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{A}_{2}}=3-1,5=1,5cm \\ {{t}_{2}}=\frac{{{T}_{2}}}{4}=\frac{1}{4}2\pi \sqrt{\frac{m+M}{k}}=\frac{\pi }{20}s \\ {{S}_{2}}={{A}_{2}}=1,5cm \\ \end{array} \right.\) (dây trùng, vật M dao động cùng với m)

Giai đoạn 3: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{S}_{3}}=2.1,5=3cm \\ {{t}_{3}}=\frac{1}{2}2\pi \sqrt{\frac{m+M}{k}}=\frac{\pi }{10}s \\ \end{array} \right.\) (dây trùng, vật M dao động cùng với m) 

Tốc độ trung bình của vật m là: 

\({{v}_{TB}}=\frac{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}+{{S}_{3}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+{{t}_{3}}}=\frac{6+1.5+3}{\frac{\pi }{20}+\frac{\pi }{20}+\frac{\pi }{10}}=16,7(\text{cm/s)}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 155487

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện C và cuộn dây có điện trở thuần mắc nối tiếp. Hình bên là đồ thị đường cong biểu diễn mối liên hệ của điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây (ucd) và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện C (uC). Độ lệch pha giữa ucd và uC có giá trị là

Xem đáp án

Giả sử độ dài mỗi ô là 1 đơn vị điện áp 

Gọi ∆φ là độ lệch pha giữa ucd và uC 

Ta có công thức độc lập với thời gian: 

\(\frac{u_{X}^{2}}{U_{0X}^{2}}+\frac{u_{Y}^{2}}{U_{0Y}^{2}}-\frac{2{{u}_{X}}{{u}_{Y}}}{{{U}_{0X}}{{U}_{0Y}}}\cos \Delta \varphi ={{\sin }^{2}}\Delta \varphi \)

Từ đồ thị ta có các cặp giá trị \(\left( {{u}_{cd}};{{u}_{C}} \right)=(3;-3);(3;-2);(2;-3)\)

Thay các giá trị này vào công thức độc lập với thời gian, ta có:

\(\left\{ \begin{align} & \frac{{{3}^{2}}}{U_{0cd}^{2}}+\frac{{{(-3)}^{2}}}{U_{0C}^{2}}-\frac{2.3.(-3)}{{{U}_{0cd}}.{{U}_{0C}}}\cos \Delta \varphi =\frac{{{3}^{2}}}{{{U}_{0cd}}^{2}}+\frac{{{(-2)}^{2}}}{{{U}_{0C}}^{2}}-\frac{2.3.(-2)}{{{U}_{0cd}}.{{U}_{0C}}}\cos \Delta \varphi \\ & \frac{{{3}^{2}}}{U_{0cd}^{2}}+\frac{{{(-3)}^{2}}}{U_{0C}^{2}}-\frac{2.3.(-3)}{{{U}_{0cd}}.{{U}_{0C}}}\cos \Delta \varphi =\frac{{{2}^{2}}}{U_{0cd}^{2}}+\frac{{{(-3)}^{2}}}{U_{0C}^{2}}-\frac{2.2.(-3)}{{{U}_{0cd}}.{{U}_{0C}}}\cos \Delta \varphi \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} \frac{5}{{{U}_{0C}}^{2}}=\frac{-6\cos \Delta \varphi }{{{U}_{0cd}}.{{U}_{0C}}} \\ \frac{5}{{{U}_{0cd}}^{2}}=\frac{-6\cos \Delta \varphi }{{{U}_{0cd}}.{{U}_{0C}}} \\ \end{array}\Rightarrow {{U}_{0C}}={{U}_{0cd}} \right.\)

\(\Rightarrow \cos \Delta \varphi =-\frac{5}{6}\Rightarrow \Delta \varphi \approx 2,56(rad)\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »