Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Hoa Lư

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 56 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 155968

Một nguyên tử đang ở trạng thái trung hòa về điện thì nhận thêm hai electron. Điện tích của nguyên tử sau đó bằng 

Xem đáp án

Ta có:

\({{q}_{n.tu}}=2{{q}_{e}}=2.\left( -1,{{6.10}^{-19}} \right)=-3,{{2.10}^{-19}}\)C.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 155970

Hạt tải điện trong chất khí là

Xem đáp án

Hạt tải điện trong chất khí là electron, ion dương và ion âm.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 155971

Bộ phận giảm xóc trong xe ô tô là ứng dụng của hiện tượng

Xem đáp án

Bộ phận giảm xóc là ứng dụng của dao động tắt dần.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 155972

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m.\) Trong dao động điều hòa, thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là

Xem đáp án

Ta có: \(\Delta t=\frac{T}{4}=\frac{\pi }{2}\sqrt{\frac{m}{k}}\).

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 155973

Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số \({{x}_{1}}\) và \({{x}_{2}}\). Biết độ lệch pha giữa hai dao động này là \(\Delta \varphi =\frac{\pi }{2}\). Li độ \(x\) của dao động tổng hợp được xác định bởi

Xem đáp án

Ta có: \(x={{x}_{1}}+{{x}_{2}}\).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 155975

Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động ngược pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng \(\lambda \). Cực tiểu giao thoa cách hai nguồn những đoạn \({{d}_{1}}\) và \({{d}_{2}}\) thỏa mãn 

Xem đáp án

Ta có: \(\Delta {{d}_{c.dai}}=n\lambda \), với \(n=0,\,\,\pm 1,\,\,\pm 2,...\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 155976

Âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với

Xem đáp án

Âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 155977

Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\,\,\left( \omega >0 \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần \(L\) thì cường độ dòng điện qua mạch được xác định bằng biểu thức

Xem đáp án

Ta có: \(i=\frac{U}{L\omega }\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)\).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 155979

Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha, trên mỗi cuộn dây của stato có suất điện động cực đại là \({{E}_{0}}\). Khi suất điện động tức thời ở cuộn dây thứ nhất đạt cực đại thì suất điện động tức thời trong cuộn dây thứ hai và cuộn dây thứ 3 tương ứng là \({{e}_{2}}\) và \({{e}_{3}}\) thỏa mãn hệ thức nào sau đây ?

Xem đáp án

Biễu diễn vecto các suất điện động.

Ta có : khi  \({{e}_{1}}=0\)→ \({{e}_{2}}={{e}_{3}}=-\frac{1}{2}{{E}_{0}}\) →\({{e}_{2}}{{e}_{3}}=\frac{1}{4}E_{0}^{2}\).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 155980

Trong không gian \(Oxyz\), tại một điểm \(M\) có sóng điện từ lan truyền qua như hình vẽ. Nếu vecto \(\overrightarrow{{{c}_{{}}}}\) biểu diễn phương chiều của \(\overrightarrow{{{v}_{{}}}}\) thì vecto \(\overrightarrow{{{a}_{{}}}}\) và \(\overrightarrow{{{b}_{{}}}}\) lần lượt biểu diễn

Xem đáp án

Khi có sóng điện từ lan truyền qua thì các vecto \(\overrightarrow{{{E}_{{}}}},\overrightarrow{{{B}_{{}}}},\overrightarrow{{{v}_{{}}}}\) theo thứ tự tạo thành một tam diện thuận.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 155981

Chiếu chùm ánh sáng hẹp, đơn sắc tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này

Xem đáp án

Ánh sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ không bị tán sắc.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 155982

Khi nói về tia Rơn – ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Tần số của tia Rơn – ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 155984

Chất quang dẫn sẽ trở nên dẫn điên tốt nếu

Xem đáp án

Chất quang dẫn sẽ trở nên dẫn điện tốt nếu ta chiếu ánh sáng thích hợp vào nó.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 155987

Năng lượng liên kết tính trên một nucleon của hạt nhân \({}_{Z}^{A}X\) được xác định bằng biểu thức nào sau đây? Biết khối lượng của proton, notron và hạt nhân lần lượt là \({{m}_{p}},{{m}_{n}},{{m}_{X}}\).

Xem đáp án

Ta có:

\(\varepsilon =\frac{\left( Z{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}-{{m}_{X}} \right){{c}^{2}}}{A}\).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 155988

Tại nơi có gia tốc trọng trường \(g\), một con lắc đơn có chiều dài \(l\) dao động điều hòa. Chu kì biến đổi của thế năng bằng

Xem đáp án

Ta có: \({{T}_{d}}=\frac{T}{2}=\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 155990

Một mạch kín \((C)\) đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng chứa \((C)\), chiều hướng ra ngoài như hình vẽ. Trong khoảng thời gian 0,1 s cảm ứng từ tăng đều theo thời gian làm từ thông biến thiên một lượng là 0,5 Wb. Suất điện động cảm ứng trong mạch

Xem đáp án

Chọn chiều dương trên mạch kín \((C)\) là ngược chiều kim đồng hồ.

Ta có:

  • \({{e}_{C}}=-\frac{\Delta \Phi }{\Delta t}=-\frac{\left( 0,5 \right)-\left( 0 \right)}{\left( 0,1 \right)}=-5\)V.
  • suất điện động cảm ứng cùng chiều với chiều dương → ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 24: Trắc nghiệm ID: 155991

Một con lắc đơn dao động theo phương trình \(s=4\cos \left( 2\pi t \right)\,\)cm (\(t\) tính bằng giây). Quãng đường mà con lắc này đi được trong khoản thời gian \(\Delta t=\frac{1}{3}\)s là

Xem đáp án

Ta có:

  • \(t=0\) thì vật đang ở vị trí biên dương.
  • \(\Delta t=\frac{1}{3}\)s → \(\Delta \varphi =\omega \Delta t=\left( 2\pi  \right)\left( \frac{1}{3} \right)=\frac{2\pi }{3}\).
  • \(S=1,5{{S}_{0}}=1,5.\left( 4 \right)=6\)cm.
Câu 25: Trắc nghiệm ID: 155992

Một sợi dây đang có sóng dừng ổn định. Sóng truyền trên dây có chu kì \(T=0,1\pi \)s, biên độ của bụng là 4 cm. Với hai bụng liên tiếp trên dây, khi vận tốc tương đối giữa chúng có độ bằng 160 cm/s thì kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Ta có:

  • hai bụng sóng liên tiếp thì dao động ngược pha nhau.
  • \(\Delta {{v}_{max}}=2{{\left( {{v}_{bung}} \right)}_{max}}=2\left( 20.4 \right)=160\)cm/s.
  • hai bụng sóng cùng đi qua vị trí cân bằng theo hai chiều ngược nhau.
Câu 28: Trắc nghiệm ID: 155995

Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng

Xem đáp án

Tia gamma; tia \(X\); tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 155996

Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 μm đến 0,76 μm. Cho biết: hằng số P – lang \(h=6,{{625.10}^{-34}}\)Js, tốc độ ánh sáng trong chân không \(c={{3.10}^{8}}\)m/s và \(1eV=1,{{6.10}^{-19}}\)J. Các photon của ánh sáng này có năng lượng nằm trong khoảng

Xem đáp án

Ta có:

  • \({{\varepsilon }_{\min }}=\frac{hc}{{{\lambda }_{max}}}=\frac{\left( 6,{{625.10}^{-34}} \right).\left( {{3.10}^{8}} \right)}{\left( 0,{{76.10}^{-6}} \right)}.\left( \frac{1}{1,{{6.10}^{-19}}} \right)=1,63\)eV.
  • \({{\varepsilon }_{max}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{\min }}}=\frac{\left( 6,{{625.10}^{-34}} \right).\left( {{3.10}^{8}} \right)}{\left( 0,{{38.10}^{-6}} \right)}.\left( \frac{1}{1,{{6.10}^{-19}}} \right)=3,27\)eV.
Câu 30: Trắc nghiệm ID: 155997

Cho proton có động năng 2,25 MeV bắn phá hạt nhân Liti \({}_{3}^{7}Li\) đang đứng yên. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt nhân \(X\) giống nhau, có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của proton góc \(\varphi \) như nhau.  Biết rằng khối lượng của các hạt nhân lần lượt là \({{m}_{p}}=1,0073u\); \({{m}_{Li}}=7,0142u\); \({{m}_{X}}=4,0015u\); \(1u=931,5\)MeV/c2. Coi phản ứng không kèm theo phóng xạ gamma, giá trị của góc \(\varphi \)

Xem đáp án

Ta có:

  • \(\Delta E=\left( {{m}_{p}}+{{m}_{Li}}-2{{m}_{X}} \right){{c}^{2}}=\left( 1,0073+7,0142-2.4,0014 \right).931,5=17,23\)MeV.
  • \({{K}_{X}}=\frac{\Delta E+{{K}_{p}}}{2}=\frac{\left( 17,23 \right)+\left( 2,25 \right)}{2}=9,74\)MeV.
  • \(\cos \varphi =\frac{{{p}_{P}}}{2{{p}_{\alpha }}}=\frac{1}{2}\sqrt{\frac{{{m}_{p}}{{K}_{p}}}{{{m}_{\alpha }}{{K}_{X}}}}=\frac{1}{2}\sqrt{\frac{\left( 1,0073 \right).\left( 2,25 \right)}{\left( 4,0015 \right).\left( 9,74 \right)}}\approx 0,12\) → \(\varphi \approx {{83}^{0}}\).
Câu 32: Trắc nghiệm ID: 155999

Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp \(A\), \(B\) cách nhau 8 cm dao động cùng pha. Ở mặt nước, có 21 đường dao động với biên độ cực đại và trên đường tròn tâm \(A\) bán kính 2,5 cm có 13 phần tử sóng dao động với biên độ cực đại. Đường thẳng (\(D\)) trên mặt nước song song với \(AB\) và cách đường thẳng \(AB\) một đoạn 5 cm. Đường trung trực của \(AB\) trên mặt nước cắt đường thẳng (\(D\)) tại \(M\). Điểm \(N\) nằm trên (\(D\)) dao động với biên độ cực tiểu gần \(M\) nhất cách \(M\) một đoạn \(d\). Giá trị \(d\) gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Ta có:

  • trên mặt nước có 21 dãy cực đại, như vậy nếu không tính trung trực của \(AB\) thì từ trung điểm \(H\) của \(AB\) đến \(A\) có 10 dãy cực đại.
  • trên đường tròn tâm \(A\) bán kính 2,5 cm lại có 13 cực đại điều này chứng tỏ trong đường tròn chứa 6 cực đại và giao điểm giữa đường tròn và \(AB\) là một cực đại ứng với \(k=4\).
  • trên đoạn \(AM\) các cực đại cách nhau nửa bước sóng, từ trung trực đến cực đại thứ 4 là \(d=4\frac{\lambda }{2}=4-2,5\)cm → \(\lambda =0,75\)cm.

Để \(N\) gần \(M\) nhất thì \(N\) thuộc cực tiểu thứ nhất

  • \(\left\{ \begin{align} & A{{N}^{2}}={{5}^{2}}+{{x}^{2}} \\ & B{{N}^{2}}={{5}^{2}}+{{\left( 8-x \right)}^{2}} \\ \end{align} \right.\xrightarrow{AN-BN=0,375}\sqrt{{{5}^{2}}+{{x}^{2}}}-\sqrt{{{5}^{2}}+{{\left( 8-x \right)}^{2}}}=0,375cm\)
  • \(x=4,3\)cm → Vậy \(MN=x-\frac{AB}{2}=0,3\)cm.
Câu 33: Trắc nghiệm ID: 156000

Đặt điện áp \(u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần \(L\)nối tiếp với tụ \(C\). Tại thời điểm \(t\), điện áp ở hai đầu đoạn mạch là \(u\) và cường độ dòng điện qua nó là \(i\). Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là

Xem đáp án

Ta có:

  • \({{u}_{LC}}\bot \) → \({{\left( \frac{i}{{{I}_{0}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{u}{{{U}_{0}}} \right)}^{2}}=1\)(1).
  • \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{Z}=\frac{U\sqrt{2}}{\sqrt{{{\left( L\omega -\frac{1}{C\omega } \right)}^{2}}}}\)(2).
  • (1) và (2) → \(U=\sqrt{\frac{1}{2}\left( {{u}^{2}}+{{i}^{2}}{{\left( L\omega -\frac{1}{C\omega } \right)}^{2}} \right)}\).
Câu 34: Trắc nghiệm ID: 156001

Cho đoạn mạch \(RLC\) mắc nối tiếp với \(R=60\)Ω, \(L=0,8\)H, \(C\) có thể thay đổi được. Ta đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u=120\cos \left( 100t+\frac{\pi }{2} \right)\)V, thay đổi \(C\) đến khi điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là cực đại. Điện áp giữa hai bản tụ khi đó là

Xem đáp án

Ta có:

  • \({{U}_{Rmax}}\) → cộng hưởng → \({{Z}_{C}}={{Z}_{L}}=80\)Ω.
  • \({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{R}=\frac{\left( 120 \right)}{\left( 60 \right)}=2\)A → \({{U}_{0C}}={{I}_{0}}{{Z}_{C}}=\left( 2 \right).\left( 80 \right)=160\)V.

→ \({{u}_{C}}=160\cos \left( 100t \right)\)V.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 156002

Một mạch dao động \(LC\) lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cho độ tự cảm của cuộn dây là 1 mH và điện dung của tụ điện là 1 nF. Biết từ thông cực đại qua cuộn cảm trong quá trình dao động điện từ bằng \({{5.10}^{-6}}\)Wb. Điện áp hiệu dụng cực đại giữa hai bản của tụ điện bằng

Xem đáp án

Ta có:

o   \({{I}_{0}}=\frac{{{\Phi }_{0}}}{L}=\frac{\left( {{5.10}^{-6}} \right)}{\left( {{1.10}^{-3}} \right)}={{5.10}^{-3}}\)A.

o   \({{U}_{0}}=\sqrt{\frac{L}{C}}{{I}_{0}}=\sqrt{\frac{\left( {{1.10}^{-3}} \right)}{\left( {{1.10}^{-9}} \right)}}.\left( {{5.10}^{-3}} \right)=5\)V.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 156003

Nguồn sáng đơn sắc có công suất 1,5 W phát ra bức xạ có bước sóng \(\lambda =546\)nm. Số hạt photon mà nguồn sáng phát ra trong 1 phút gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Ta có:

  • \(N=\frac{P}{\frac{hc}{\lambda }}=\frac{\left( 1,5 \right)}{\frac{\left( 6,{{625.10}^{-34}} \right).\left( {{3.10}^{8}} \right)}{\left( {{546.10}^{-9}} \right)}}=4,{{12.10}^{18}}\)hạt/s.
  • \({{N}_{ph}}=60N=\left( 60 \right).\left( 4,{{12.10}^{18}} \right)=2,{{47.10}^{20}}\).
Câu 37: Trắc nghiệm ID: 156004

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa tại nơi có \(g=10\,\,\text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}}\text{.}\) Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn lực kéo về \({{F}_{kv}}\) tác dụng lên vật và độ lớn lực đàn hồi \({{F}_{dh}}\) của lò xo theo thời gian \(t.\) Biết \({{t}_{2}}-{{t}_{1}}=\frac{\pi }{20}\,\)s. Gia tốc của vật tại thời điểm \(t={{t}_{3}}\) có độ lớn gần nhất giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Ta có:

  • \({{\left( \frac{{{F}_{dh}}}{{{F}_{kv}}} \right)}_{max}}=\frac{A+\Delta {{l}_{0}}}{A}=\frac{3}{2}\) → \(A=2\Delta {{l}_{0}}\).
  • \(t={{t}_{1}}\) thì \({{F}_{dh}}=0\) → vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng, \({{x}_{1}}=-\Delta {{l}_{0}}\).
  • \(t={{t}_{2}}\) thì \({{F}_{kv}}=\frac{1}{2}{{F}_{kvmax}}\) → vật đi qua vị trí cân bằng, \({{x}_{2}}=+\frac{1}{2}A\).
  • \(\Delta t=\frac{T}{2}=\frac{\pi }{20}\)s → \(T=\frac{\pi }{10}\)s → \(\omega =20\) rad/s → \(\Delta {{l}_{0}}=2,5\)cm và \(A=5\) cm.
  • \(t={{t}_{3}}\) thì \({{F}_{dh}}=0\) → \(x=-\Delta {{l}_{0}}=-2,5\)cm

→ \(\left| v \right|=\frac{1}{2}{{a}_{max}}=\frac{1}{2}{{\left( 20 \right)}^{2}}.\left( 5 \right)=1000\)cm/s2.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 156005

Trên một sợi dây có hai đầu cố định, đang có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là 4 cm. Khoảng cách giữa hai đầu dây là 60 cm, sóng truyền trên dây có bước sóng là 30 cm. Gọi \(M\) và \(N\) là hai điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ lần lượt là \(2\sqrt{2}\) cm và 2 cm. Gọi \({{d}_{max}}\) là khoảng cách lớn nhất giữa \(M\) và \(N\), \({{d}_{\min }}\) là khoảng cách nhỏ nhất giữa \(M\) và \(N\). Tỉ số \(\frac{{{d}_{max}}}{{{d}_{\min }}}\) có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Ta có:

  • \(\frac{L}{0,5\lambda }=\frac{\left( 60 \right)}{0,5.\left( 30 \right)}=4\)→ sóng dừng hình thành trên dây với 4 bó sóng.
  • \(MN=M{{N}_{max}}\) → \(M\) thuộc bó thứ nhất và \(N\) thuộc bó thứ 4 (dao động ngược pha nhau).
  • \(\left\{ \begin{align} & {{a}_{M}}=\frac{\sqrt{2}}{2}{{a}_{bung}} \\ & {{a}_{N}}=\frac{1}{2}{{a}_{bung}} \\ \end{align} \right.\)
  • \(→ \left\{ \begin{align} & \Delta {{x}_{AM}}=\frac{\lambda }{8} \\ & \Delta {{x}_{BN}}=\frac{\lambda }{12} \\ \end{align} \right.\)
  • \(M{{N}_{max}}=\sqrt{{{\left( {{a}_{M}}+{{a}_{N}} \right)}^{2}}+\left( AB-\Delta {{x}_{AM}}-\Delta {{x}_{BN}} \right)}=\sqrt{{{\left( 2\sqrt{2}+2 \right)}^{2}}+{{\left( 60-\frac{30}{8}-\frac{30}{12} \right)}^{2}}}\approx 52,7\)cm.
  • \(M{{N}_{\min }}=AB-\Delta {{x}_{AM}}-\Delta {{x}_{BN}}=60-\frac{30}{8}-\frac{30}{12}=52,5\)cm.
  • \(\frac{{{d}_{max}}}{{{d}_{\min }}}=\frac{\left( 52,7 \right)}{\left( 52,5 \right)}\approx 1\).
Câu 39: Trắc nghiệm ID: 156006

Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\) vào hai đầu đoạn mạch \(AB\) như hình bên. Trong đó, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L;\) tụ điện có điện dung \(C;\) \(X\) là đoạn mạch chứa các phần tử có \({{R}_{1}},\,\,{{L}_{1}},\,\,{{C}_{1}}\) mắc nối tiếp. Biết \(2,5{{\omega }^{2}}LC=1\), các điện áp hiệu dụng: \({{U}_{AN}}=120\)V; \({{U}_{MB}}=90\)V, góc lệch pha giữa \({{u}_{AN}}\) và \({{u}_{MB}}\) là \(\frac{5\pi }{12}\). Hệ số công suất của \(X\) là

Xem đáp án

Biểu diễn vecto các điện áp. Ta có:

  • \(2,5{{\omega }^{2}}LC=1\) → \({{Z}_{C}}=2,5{{Z}_{L}}\). Đặt \(PQ=3,5x\).
  • áp dụng định lý cos trong \(\Delta OPQ\)

\(PQ=\sqrt{U_{AN}^{2}+U_{MB}^{2}-2{{U}_{AN}}{{U}_{MB}}\cos \Delta \varphi }=\sqrt{{{\left( 120 \right)}^{2}}+{{\left( 90 \right)}^{2}}-2\left( 120 \right).\left( 90 \right)\cos \left( \frac{5\pi }{12} \right)}\approx 130\)V.

→ \({{U}_{L}}=\frac{130}{3,5}=37,1\)V.

  • áp dụng định lý sin trong \(\Delta OPQ\)

\(\frac{PQ}{\sin \Delta \varphi }=\frac{{{U}_{MP}}}{\sin \alpha }\)→ \(\sin \alpha =\frac{{{U}_{MP}}}{PQ}\sin \Delta \varphi =\frac{\left( 90 \right)}{\left( 130 \right)}\sin \left( \frac{5\pi }{12} \right)=0,67\)→ \(\alpha ={{42}^{0}}\).

  • áp dụng định lý cos trong \(\Delta OPK\)

\({{U}_{X}}=\sqrt{U_{AN}^{2}+P{{K}^{2}}-2{{U}_{AN}}PK\cos \alpha }=\sqrt{{{\left( 120 \right)}^{2}}+{{\left( 37,1 \right)}^{2}}-2\left( 120 \right).\left( 37,1 \right)\cos \left( {{42}^{0}} \right)}\approx 95,7\)V.

  • \(\cos {{\varphi }_{X}}=\frac{{{U}_{R}}}{{{U}_{X}}}=\frac{{{U}_{AN}}\sin \alpha }{{{U}_{X}}}=\frac{\left( 120 \right)\sin \left( {{42}^{0}} \right)}{\left( 95,7 \right)}=0,84\).
Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »