Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Nguyễn Công Hoan
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
45 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa trên :
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa trên : Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là :
Biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là : Tăng điện áp trước khi truyền tải
Đại lượng của một chùm đơn sắc không thay đổi khi lan truyền qua các môi trường là
Đại lượng của một chùm đơn sắc không thay đổi khi lan truyền qua các môi trường là tần số
Chọn câu đúng. Ánh sáng
Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt.
Theo mẫu nguyên tử Bo thì trong nguyên tử hiđro, bán kính quỹ đạo dừng của electron trên các quỹ đạo là rn = n2r0, với r0 = 0,53.10-10m; n = 1,2,3,… là các số nguyên dương tương ứng với các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo K. Khi nhảy lên quỹ đạo M, electron có tốc độ bằng
Khi nhảy lên quỹ đạo M, electron có tốc độ bằng \(\frac{\text{v}}{3}\)
Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng
Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng màu đỏ.
Trong laze có sự biến đổi của dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng?
Trong laze có sự biến đổi của quang năng thành quang năng.
Nếu chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì
Nếu chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
Khi sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng không thay đổi là
Khi sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng không thay đổi là tần số sóng.
Ba con lắc lò xo có khối lượng vật nặng lần lượt là m1 = 75g, m2 = 87g và m3 = 78g; lò xo có độ cứng k1= k2=2k3 chúng dao động điều hòa với tần số lần lượt là f1, f2 và f3. Chọn sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần về độ lớn
Chuẩn hóa cho k1= k2= 1; k3=1/2; m1= 25; m2= 29; m3 = 26.
Viết biểu thức f1 f2 f3 => Chọn D.
Trong một giờ thực hành một học sinh tiến hành các thao tác cơ bản để đo chu kỳ của con lắc đơn gồm:
a) Cho con lắc dao động với góc lệch ban đầu \({{\alpha }_{0}}\)cỡ 50.
b) Tạo con lắc đơn có độ dài dây treo cỡ 75 cm.
c) Đổi góc lệch ban đầu \({{\alpha }_{0}}\)cỡ 90 .
Thứ tự đúng các thao tác là
Thứ tự đúng các thao tác là:
-Tạo con lắc đơn có độ dài dây treo cỡ 75 cm.
- Cho con lắc dao động với góc lệch ban đầu \({{\alpha }_{0}}\)cỡ 50.
- Đổi góc lệch ban đầu \({{\alpha }_{0}}\)cỡ 90 .
Ánh sáng tím có bước sóng 0,42µm trong chân không, trong thủy tinh chiết suất n = 1,5, ánh sáng này có
Ánh sáng này có vận tốc là 2.108 m/s, bước sóng là 0,28 µm.
Cho mạch LC, biết cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0, điện tích cực đại trên hai bản tụ là Q0. Mạch trên có thể thu sóng điện từ có tần số góc là
Mạch trên có thể thu sóng điện từ có tần số góc là \(\frac{{{I}_{0}}}{{{Q}_{0}}}\)
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C=880pF và cuộn cảm L=20µH. Bước sóng của sóng điện từ mà mạch thu được
Áp dụng công thức: λ=2п √LC =>Ta thu được: \(\lambda =250m\)
Phát biểu nào sau đây đối với vật dẫn cân bằng điện là không đúng?
Phát biểu không đúng: Điện tích của vật dẫn luôn phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
Số prôtôn có trong hạt nhân \({}_{11}^{23}Na\) là
Số prôtôn có trong hạt nhân \({}_{11}^{23}Na\) là 11
Hạt nhân \({}_{92}^{238}U\) có cấu tạo gồm:
Hạt nhân \({}_{92}^{238}U\) có cấu tạo gồm: 238 nuclôn, trong đó có 92 prôtôn
Một mẫu chất phóng xạ có chu kì bán rã T. Ở các thời điểm \({{t}_{1}}\) và \({{t}_{2}}\)(với \({{t}_{2}}>{{t}_{1}}\)) kể từ thời điểm ban đầu thì độ phóng xạ của mẫu chất tương ứng là \({{H}_{1}}\) và \({{H}_{2}}\). Số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian từ thời điểm \({{t}_{1}}\) đến thời điểm \({{t}_{2}}\) bằng
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{H_1} = \lambda {N_1};\\
{H_2} = \lambda {N_2};\\
\Rightarrow \Delta N = {N_1} - {N_2} = \frac{{({H_1} - {H_2})}}{\lambda } = \frac{{({H_1} - {H_2})T}}{{\ln 2}}
\end{array}\)
Biết khối lượng của hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) là 234,99 u, của proton là 1,0073 u và của nơtron là 1,0087 u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) là
Ta có: W=\(\frac{(Z.{{m}_{p}}+N.{{m}_{n}}-m)}{A}=\)7,63 MeV/nuclôn .
Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn nào sau đây?
Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật : Định luật bảo toàn khối lượng
Chọn câu phát biểu sai về từ thông.
Câu phát biểu sai về từ thông:
Phát biểu nào sau đây là sai. Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện
Phát biểu sai: Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện cùng hướng với từ trường
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 6°. Khi động năng của con lắc gấp hai lần thế năng thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là:
Khi động năng của con lắc gấp hai lần thế năng thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là ±3,45°
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp t1 = 1,625s và t2 = 2,375s; tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 16cm/s. Ở thời điểm t = 0, vận tốc v0 (cm/s) và li độ x0 (cm) của vật thỏa mãn hệ thức:
+ Từ giả thiết ta được:
\({{t}_{2}}-{{t}_{1}}=0,75s=\frac{T}{2}\Rightarrow T=1,5s\Rightarrow \omega =\frac{4\pi }{3}rad/s\)
+ vtb = 16cm/s nên 2A = 16.0,75 \(\Rightarrow \)A = 6cm
+ Thời điểm \(t=1,625s=\frac{13T}{12}=T+\frac{T}{12}\) giả sử vật ở biên dương, vậy thời điểm t = 0, vật ở vị trí
\(\left\{ \begin{align} & {{x}_{0}}=\frac{6\sqrt{3}}{2}=3\sqrt{3} \\ & {{v}_{0}}=+\frac{{{v}_{\max }}}{2}=4\pi cm/s \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{x}_{0}}{{v}_{0}}=12\pi \sqrt{3}\)
Nếu tại thời điểm t = 0 vật ở biên âm cũng cho ta kết quả tương tự.
Một sóng cơ học lan truyền trên mặt thoáng chất lỏng nằm ngang với tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng 1,2 m/s. Hai phần tử M và N thuộc mặt thoáng, trên cùng một phương truyền s óng, cách nhau 26 cm. Độ lệch pha giữa hai phần tử là
Độ lệch pha giữa hai phần tử là \(\frac{\pi }{3}\)
Hai nguồn sóng kết hợp A và B đồng pha cách nhau 18cm, sóng lan truyền trên mặt nước với bước sóng 2,5cm. C là điểm sao cho tam giác ABC vuông cân tại B. Phần tử sóng M thuộc AC dao động với biên độ mạnh nhất cách A đoạn xa nhất là
Ta có:
\(\frac{AC-BC}{\lambda }=2,98\)
M trên đoạn AC xa A nhất\(\to k=2\)
\(\frac{AM-BM}{\lambda }=2\to BM=AM-5\)
\(\begin{align} & B{{M}^{2}}=A{{M}^{2}}+A{{B}^{2}}-2AM.AB.\cos {{45}^{0}}={{\left( AM-5 \right)}^{2}} \\ & \to AM=\frac{A{{B}^{2}}-25}{18\sqrt{2}-10}=19,3cm. \\ \end{align}\)
Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
Độ lớn điện tích đó là q = 0,125 (\(\mu \)C).
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ.
Có 3 linh kiện gồm điện trở R = 10Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện có điện dung C. Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\cos (\omega t+\varphi )(V)\) lần lượt vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL và RC thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là \({{i}_{1}}=4\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{\pi }{7})(A)\) và \({{i}_{2}}=4\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{10\pi }{21})(A)\). Đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì công suất tiêu thụ của mạch điện đó là
Cường độ dòng điện trong hai trường hợp bằng nhau :
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow cos{\varphi _1} = cos{\varphi _2}\\
\Leftrightarrow \cos \left( {{\varphi _U} - \frac{\pi }{7}} \right) = \cos \left( {{\varphi _U} - \frac{{10\pi }}{{21}}} \right)\\
\Leftrightarrow {\varphi _U} - \frac{\pi }{7} = - {\varphi _U} + \frac{{10\pi }}{{21}}\\
\Leftrightarrow {\varphi _U} = \frac{{13\pi }}{{42}}
\end{array}\)
\(\Rightarrow tan \varphi_1 = \frac{Z_L}{R}=\frac{\sqrt{3}}{3}\Leftrightarrow Z_L=\frac{10\sqrt{3}}{3} \Omega\)
=> \(U= I_1.Z_{RL}=\frac{80\sqrt{3}}{3}\)
=> \(P=\frac{{{U}^{2}}}{R}=\frac{640}{3}=213,33W\).
Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp gấp 10 lần cuộn thứ cấp . Hai đầu cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế U1 = 220 V , hai đầu cuộn thứ cấp nối vào điện trở R = 20 Ω . Điện trở của cuộn sơ cấp không đáng kể , của cuộn thứ cấp là r = 2Ω . Xem mạch từ là khép kín và hao phí do dòng Fucô không đáng kể. Hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là :
Áp dụng ĐL Ohm ta được :
\(\frac{{{u}_{1}}}{{{u}_{2}}+{{i}_{2}}{{r}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)
Đồng thời : \({{i}_{2}}=\frac{{{u}_{2}}}{R}\)
=> U2 = 20 V .
Một âm thoa nhỏ đặt trên miệng của một ống không khí hình trụ AB, chiều dài l của ống khí có thể thay đổi được nhờ dịch chuyển mực nước ở đầu B. Cho âm thoa dao động trong ống có sóng dừng ổn định, khi chiều dài ống khí ngắn nhất 13cm thì âm thanh nghe to nhất. Biết rằng với ống khí này đầu B là một nút sóng, đầu A là một bụng sóng. Khi dịch chuyển mực nước ở đầu B để chiều dài ống khí 91cm thì âm thanh cũng nghe to nhất. Số nút sóng trong ống:
Số nút sóng trong ống là 4
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m1. Khi m1 cân bằng ở O thì lò xo giãn 10cm. Đưa vật nặng m1 tới vị trí lò xo giãn 20cm, gắn thêm vào m1 vật nặng có khối lượng m2 = 0,25m1 rồi thả nhẹ cho hệ chuyển động. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10m/s2. Khi hai vật về đến O thì m2 tuột khỏi m1. Biên độ dao động của m1 sau khi m2 tuột khỏi nó gần với giá trị nào sau đây nhất ?
+ Tại thời điểm ban đầu ta có ∆l0 = 10cm
+ Đưa vật tới vị trí lò xo giãn 20cm thì có thêm vật m2 = 0,25m1 gắn vaò m1 nên khi đó ta sẽ có VTCB mới O’ dịch xuống dưới so với O 1 đoạn bằng
\(OO'=\Delta l'-\Delta {{l}_{0}}=\frac{({{m}_{1}}+{{m}_{2}})g}{k}-\frac{{{m}_{1}}g}{k}=\frac{{{m}_{2}}g}{k}=\frac{0,25{{m}_{1}}g}{k}=0,25\Delta {{l}_{0}}=0,25.10=2,5cm.\)
+ Tại ví trí đó người ta thả nhẹ cho hệ chuyển động nên A’ = 10 -2,5 = 7,5cm
+ Khi về đến O thì m2 tuột khỏi m1 khi đó hệ chỉ còn lại m1 dao động với VTCB O, gọi biên độ khi đó là A1
+ Vận tốc tại điểm O tính theo biên độ A’ bằng vận tốc max của vật khi có biên độ là A1
\(\Rightarrow {{\omega }_{1}}{{A}_{1}}=\omega 'A'\sqrt{1-{{\left( \frac{2,5}{7,5} \right)}^{2}}}=\sqrt{\frac{10}{0,125}}.7,5.\frac{\sqrt{8}}{3}=20\sqrt{10}cm/s\Rightarrow {{A}_{1}}=\frac{20\sqrt{10}}{\sqrt{\frac{10}{0,1}}}=2\sqrt{10}=6,32cm\)
Một dây đàn hồi AB hai đầu cố định, dao động với tần số 20Hz thì trên đây có sóng dừng ổn định với 3 nút sóng (không tính A và B). Để trên dây có sóng dừng với 2 bụng sóng thì tần số dao động của sợi dây là
Để trên dây có sóng dừng với 2 bụng sóng thì tần số dao động của sợi dây là 10Hz.
Cho thấu kính mỏng phẳng lồi, có bán kính mặt lồi R = 20cm, bán kính đường rìa là r = 1cm làm bằng thủy tinh có chiết suất đối với tia đỏ là 1,5; đối với tia tím là 1,53. Chiếu tới thấu kính chùm sáng gồm hai bức xạ tím và đỏ, rộng và song song với trục chính. Đặt màn sau thấu kính sao cho trên màn có vòng sáng màu tím, tâm là điểm màu đỏ. Bán kính vòng tròn là
\(\frac{\text{1}}{{{\text{f}}_{\text{t}}}}\) = (nt – 1 )\(\left( \frac{\text{1}}{{{\text{R}}_{\text{1}}}}\text{+}\frac{\text{1}}{{{\text{R}}_{\text{2}}}} \right)\)
=> ft = 0,377m
Tương tự fđ = 0,4m
Đặt màn tại vị trí sao cho tâm vòng tròn là điểm màu đỏ
=> màn đặt tại tiêu điểm của ánh sáng đỏ.
ΔOIFt đồng dạng với ΔFđMFt
\(\frac{\text{O}{{\text{F}}_{\text{t}}}}{{{\text{F}}_{\text{ }\!\!\eth\!\!\text{ }}}{{\text{F}}_{\text{t}}}}\text{ = }\frac{\text{OI}}{{{\text{F}}_{\text{ }\!\!\eth\!\!\text{ }}}\text{M}}\) => R = 0,61 mm
Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = 1cm và f2 = 4cm. Một người mắt tốt đặt sát sau thị kính quan sát vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó là G = 90. Cho OCc = 20cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng:
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng 23 cm
Cho đoạn mạch điện AB không phân nhánh mắc theo thứ tự: một cuộn cảm, một tụ điện có điện dung C thay đổi được , một điện trở thuần R = 50 Ω . Giữa A , B có một điện áp xoay chiều luôn ổn định u =164\(\sqrt{2}\)cosω t (V) . Cho C thay đổi : khi dung kháng của tụ điện bằng 40Ω thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu mạch MB (mạch MB chứa C và R) và công suất tiêu thụ của mạch AB lớn nhất Pmax . Giá trị của Pmax bằng
+ \({{U}_{AM}}\) vuông góc với \({{U}_{MB}}\) \(\Rightarrow \) cuộn cảm có điện trở r .
+ C thay đổi để \({{P}_{\max }}\Rightarrow \) xảy ra cộng hưởng :
\({{P}_{\max }}=\frac{{{U}^{2}}}{R+r}\) .
+ Ta được 2 tam giác đồng dạng :
\(\begin{align} & \Rightarrow \frac{{{Z}_{L}}}{R}=\frac{r}{{{Z}_{C}}}\Rightarrow r=\frac{{{Z}_{L}}{{Z}_{C}}}{R}=\frac{Z_{C}^{2}}{R}=32 \\ & \Rightarrow P=328W. \\ \end{align}\)
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 10cm. Pha dao động của vật phụ thuộc thời gian theo đồ thị như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là:
Pha của vật là \(\varphi =\omega t+{{\omega }_{0}}\). Dựa vào đồ thị ta có
+ Tại thời điểm t = 0,025 s ta thấy \(\varphi =1,2\) rad.
+ Tại thời điểm t = −0,15 s ta thấy \(\varphi =0,1\) rad.
Phương trình dao động của vật là: \(x=10\cos (2\pi t-\pi /3)\)
Pônôli \(\left( _{84}^{210}Po \right)\) là chất phóng xạ phóng ra tia \(\alpha \) biến thành chì \(\left( _{82}^{206}Pb \right)\), chu kì bán rã là 138 ngày. Sau bao lâu thì tỉ số số hạt giữa Pb và Po là 3?
Sau 276 ngày thì tỉ số số hạt giữa Pb và Po là 3
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi 150 V vào đoạn mạch AMB gồm đoạn AM chỉ chứa điện trở R, đoạn mạch MB chứa tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết sau khi thay đổi độ tự cảm L thì điện áp hiệu dụng hai đầu mạch MB tăng \(2\sqrt{2}\) lần và dòng điện trong mạch trước và sau khi thay đổi lệch pha nhau một góc 0,5π. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch AM khi ta chưa thay đổi L có giá trị bằng
+ Biểu diễn điện áp \(\overrightarrow{U}=\overrightarrow{{{U}_{AM}}}+\overrightarrow{{{U}_{MB}}}\)
Vì \({{u}_{AM}}\) luôn vuông pha nên quỹ tích của M là đường tròn nhận U là đường kính
=> L có giá trị bằng \(100\sqrt{2}\,V.\)