Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Trần Quốc Thảo
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
47 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Mạng điện dân dụng của Việt Nam đang dùng có tần số là:
Mạng điện dân dụng của Việt Nam đang dùng điện áp hiệu dụng 220 V và có tần số là 50 Hz.
Tần số của dao động cưỡng bức:
Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Trong TN Y-âng giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Gọi i là khoảng vân, trên màn quan sát, vân tối gần vân sáng trung tâm nhất cách vân sáng trung tâm một khoảng
Vị trí vân tối:
\({x_t} = \left( {k + 0,5} \right)i \Rightarrow {x_{t - \min }} = 0,5i\)
Ban đầu có N0 hạt phóng xạ X có chu kì bán rã T. Số hạt của chất X còn lại sau khoảng thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu là:
Ta có:
\(N = {N_0}{2^{ - \frac{t}{T}}}N = {N_0}{2^{ - 3}} = \frac{{{N_0}}}{8}\)
Con lắc lò xo, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở vị trí cân bằng, độ giãn của lò xo là ∆l0. Chu kì dao động của con lắc được tính bằng biểu thức:
Chu kì con lắc lò xo:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
Với con lắc lò xo treo thẳng đứng:
\(\Delta {\ell _0} = \frac{{mg}}{k} \Rightarrow \frac{m}{k} = \sqrt {\frac{{\Delta {\ell _0}}}{g}} \Rightarrow T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta {\ell _0}}}{g}} \)
Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo quy luật ϕ = ϕ0cos(ωt + φ1) làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng e = E0cos(ωt + ϕ2). Hiệu φ2 – φ1 nhận giá trị là:
Biểu thức từ thông:
\(\phi = {\phi _0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\)
+ Biểu thức suất điện động:
\(e = - {\phi ^/} = {E_0}\sin \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right) = {E_0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1} - \frac{\pi }{2}} \right)\)
+ So sánh với đề ta có:
\({\varphi _2} = {\varphi _1} - \frac{\pi }{2} \Rightarrow {\varphi _2} - {\varphi _1} = - \frac{\pi }{2}\)
Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân \(_2^4He,_{92}^{235}U,_{26}^{56}Fe,_{55}^{137}Cs\) là:
Đối với các hạt nhân có số khối A nằm trong khoảng từ 50 đến 70 năng lượng liên kết riêng của chúng có giá trị lớn nhất.
Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm 2 trong 3 phần tử R, cuộn dây thuần cảm L, hoặc tụ C mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu mạch trễ pha hơn cường độ dòng điện trong mạch một góc π/6. Hai phần tử đó là hai phần tử nào?
Vì u trễ pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{6} \Rightarrow \varphi = - \frac{\pi }{6} < 0\)=> mạch RC
Giới hạn quang điện của kim loại A là 0,26 μm. Công thoát của electron ra khỏi kim loại này gần nhất với giá trị nào sau đây:
Công thoát:
\(A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = 4,78eV\)
Hãy chọn câu đúng. Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng v, bước sóng λ, chu kì T và tần số f của sóng:
Bước sóng: \(\lambda = vT = \frac{v}{f}\).
Công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp là
Tổng trở của mạch RLC: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_C} - {Z_l}} \right)}^2}} \)
Dụng cụ thí nghiệm gồm: Máy phát tần số; nguồn điện; sợi dây đàn hồi; thước dài. Để đo tốc độ sóng truyền trên sợi dây người ta tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây với các bước như sau:
a) Đo khoang cách giữa hai nút liên liếp 5 lần
b) Nối một đầu dây với máy phát tần, cố định đầu còn lại.
c) Bật nguồn nối với máy phát tần và chọn tần số 100Hz
d) Tính giá trị trung bình và sai số của tốc độ truyền sóng
e) Tính giá trị trung bình và sai số của bước sóng
Sắp xếp thứ tự đúng trình tự tiến hành thí nghiệm.
+ Bước 1: Bố trí thí nghiệm ứng với b, c
+ Bước 2: Đo các đại lượng trực tiếp ứng với a
+ Bước 3: Tính giá trị trung bình và sai số ứng với e, đ
Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l1 và l2, dao động tự do tại cùng một nơi trên Trái Đất với tần số tương ứng là f1 và f2. Biết l1=2l2, hệ thức nào sau đây là đúng ?
Ta có:
\(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{\ell }} = \frac{{{f_2}}}{{{f_1}}} = \sqrt {\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}} = \sqrt 2 \Rightarrow {f_2} = \sqrt 2 {f_1}\)
Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng?
Tốc độ truyền âm trong các môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí
Mạch dao động lý tưởng: C = 50 μF, L = 5 mH. Hiệu điện thế cực đại ở hai bản tụ là 6 (V) thì dòng điện cực đại chạy trong mạch là:
Ta có:
\({I_0} = \omega {Q_0} = \omega C{U_0}u = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} = 6\sqrt {\frac{{{{50.10}^{ - 6}}}}{{{{5.10}^{ - 3}}}}} = 0,6\left( A \right)\)
Biến điệu sóng điện từ là:
Biến điệu sóng điện từ là trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.
Một cơn động đất phát đồng thời hai sóng trong đất: Sóng ngang N và sóng dọc D. Biết vận tốc của sóng N là 32km/s và của sóng D là 8km/s. Một máy địa chấn ghi được cả sóng N và D cho thấy rằng sóng N đến sớm hơn sóng D là 4 phút. Tâm động đất này ở cách máy ghi:
Gọi s là khoảng cách từ tâm động đất đến máy ghi
+ Thời gian để sóng N truyền đến máy ghi:
\({t_1} = \frac{s}{{{v_N}}}\)
+ Thời gian để sóng D truyền đến máy ghi:
\({t_2} = \frac{s}{{{v_D}}}\)
+ Theo đề ta có:
\(\Delta t = \frac{d}{{{v_D}}} - \frac{d}{{{v_N}}} \Leftrightarrow d\left( {\frac{1}{8} - \frac{1}{{32}}} \right) = 4.60 \Rightarrow d = 2560km\)
Tia hồng ngoại được dùng:
Để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại ta đùng tia tử ngoại
+ Trong y tế dùng tia X để chụp điện, chiếu
+ Để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh dùng tia hồng ngoại
+ Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm dùng tia X (đâm xuyên mạnh)
Trong thí nghiệm Y - âng giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 540 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1 = 0,36mm. Khi thay đổi ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 600 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoáng vân i2 là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
i = \frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \frac{{{i_2}}}{{{i_1}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}}\\
\Rightarrow {i_2} = {i_1}\frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = 0,36.\frac{{600}}{{540}} = 0,4\left( {mm} \right)
\end{array}\)
Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây sai?
Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh và được dùng để sưởi ấm không phải tia X => A sai
Một đám nguyên tử hidro đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?
Quỹ đạo dừng N => n =4
Số vạch tối đa phát ra đối với đám khí (khối khí):
\(\frac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2} = \frac{{4\left( {4 - 1} \right)}}{2} = 6\)
Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thì:
Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nguồn phát mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở cùng một nhiệt độ thì quang phổ liên tục như nhau.
Ánh sáng dùng trong thí nghiệm giao thoa có bước sóng λ = 0,45 µm, khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Khoảng cách từ vân tối thứ 5 đến vân trung tâm là:
Vị trí vân tối thứ k +1:
\({x_t} = \left( {k + 0,5} \right)\frac{{\lambda D}}{a}\)
Vị trí vân tối thứ 5 => k = 4
\({x_t} = \left( {4 + 0,5} \right)\frac{{\lambda D}}{a} = 4,05\left( {mm} \right)\)
Theo ND thuyết lượng tử ánh sáng, phát biếu nào dưới đây là sai?
Năng lượng phôtôn: ε = hf
Các phô-tôn khác nhau có f khác nhau => ε khác nhau => C sai
Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc:
+ Điều kiện để tia sáng ló ra ngoài là không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
+ Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là:
\(i \ge {i_{gh}}(\sin {\kern 1pt} {\kern 1pt} {i_{gh}} = \frac{1}{n})\)
+ Vì nđỏ < nvàng < nlục < nlam < ntím Þ igh-đỏ > igh-vàng > igh-lục > igh-lam > igh-tím.
+ Vậy các tia lam và tím bị phản xạ toàn phần nên ngoài không khí chỉ có đỏ và vàng
Một dung dịch hấp thụ bức xạ có bước sóng λ1 và phát ra bức xạ có bước sóng λ2 (với λ1 = 1,5λ1). Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Số phôtôn bị hấp thụ dẫn đến sự phát quang chiếm tỉ lệ là 1/5 của tổng số phôtôn chiếu tới dung dịch. Hiệu suất của sự phát quang của dung dịch là:
+Năng lượng khi hấp thụ một chùm phô-tôn:
\({E_1} = {n_1}.{\varepsilon _1} = {n_1}\frac{{hc}}{{{\lambda _1}}}\)
+ Năng lượng khi một chùm phô-tôn phát quang:
\({E_2} = {n_2}.{\varepsilon _2} = {n_2}\frac{{hc}}{{{\lambda _2}}}\)
+ Theo đề ra, ta có:
\(H = \frac{{{E_2}}}{{{E_1}}} = \frac{{{n_2}.{\varepsilon _2}}}{{{n_1}.{\varepsilon _1}}} = \frac{{{n_2}.{\lambda _1}}}{{{n_1}.{\lambda _2}}} = \frac{1}{5}\frac{1}{{1,5}} = 13,33\% \)
Một ra đa ở trên mặt đất có tọa độ 20°57' vĩ độ bắc 107°02' kinh độ đông phát ra tín hiệu sóng điện từ truyền thẳng đến hai con tàu có cùng vĩ tuyến có tọa độ lần lượt là 109°02' kinh độ đông và 109°19' kinh độ đông. Biết bán kính trái đất là R = 6400km, tốc độ truyền sóng điện từ là c, lấy π = 3,14. Khoảng thời gian tính từ lúc phát đến lúc thu sóng của ra đa đến 2 con tàu chênh lệch nhau một khoảng gần giá trị nào nhất sau đây:
Ra đa và 2 tàu cùng trên 1 vĩ độ => tọa độ của 2 tàu chênh nhau mộc góc:
\(\Delta \varphi = \left( {109^\circ 19' - 109^\circ 02'} \right) = 17' = \frac{{17\pi }}{{60.180}}rad\)
+ Khoảng cách giữa hai tàu: \(\Delta \ell = \Delta \varphi .R\)
+ Độ chênh lệch về thời gian là:
\(\Delta t = \frac{{\Delta \ell }}{v} = \frac{{\frac{{17\pi }}{{60.180}}{{.6400.10}^3}}}{{{{3.10}^8}}} = 0,105\left( {mm} \right)\)
Một electron đang chuyển động với tốc độ v = 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không). Nếu tốc độ của nó tăng lên 4/3 lần so với ban đầu thì động năng của electron sẽ tăng thêm một lượng:
+ Động năng lúc đầu:
\({W_{d1}} = \left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1} \right){m_0}{c^2} = 0,25{m_0}{c^2}\)
+ Khi tốc độ tăng thêm 4/3 lần thì:
\({W_{d2}} = \left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{{\left( {\frac{{4v}}{3}} \right)}^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1} \right){m_0}{c^2} = \frac{2}{3}{m_0}{c^2}\)
+ Động năng tăng thêm một lượng:
\(\Delta {W_d} = {W_{d2}} - {W_{d1}} = \frac{5}{{12}}{m_0}{c^2}\)
Biết khối lượng của hạt nhân neon Ne20, hạt α, của proton và nơtron lần lượt là mNe = 19,9870u, mα = 4,0015u, mp = l,0073u, mn = l,0087u. Hãy so sánh độ bền của hạt α và hạt neon.
Năng lượng liên kết riêng của các hạt:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{\varepsilon _\alpha } = \frac{{{W_{lk - \alpha }}}}{4} = \frac{{\Delta {m_\alpha }{c^2}}}{4} = 7,1\left( {\frac{{MeV}}{{nuclon}}} \right)\\
{\varepsilon _{Ne}} = \frac{{{W_{lk - Ne}}}}{{20}} = \frac{{\Delta {m_{Ne}}{c^2}}}{{20}} = 8,1\left( {\frac{{MeV}}{{nuclon}}} \right)
\end{array} \right.\)
=> εΝe > εα => Ne bền hơn α
Một con lắc lò xo dddh với biên độ A = 10cm. Đồ thị biểu thị mối liên hệ giữa động năng và vận tốc của vật dao động được cho như hình bên.
Chu kì và độ cứng của lò xo lần lượt là:
Từ đồ thị, ta có:
\(\begin{array}{l}
+ {v_{\max }} = 20\pi \left( {cm/s} \right) = \omega A\\
\Rightarrow \omega = \frac{{{v_{\max }}}}{A} = 2\pi \left( {rad/s} \right) \Rightarrow T = 1\left( s \right)\\
+ {W_{d - \max }} = 200\left( {mJ} \right) = 0,2\left( J \right) = W = \frac{1}{2}k{A^2}\\
\Rightarrow k = 40\left( {N/m} \right)
\end{array}\)
Một lò phản ứng phân hạch của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có công suất 200 MW. Cho rằng toàn bộ năng lượng mà lò phản ứng này sinh ra đều do sự phân hạch của 235U và đồng vị này chỉ bị tiêu hao bởi quá trình phân hạch. Coi mỗi năm có 365 ngày; mỗi phân hạch sinh ra 200 MeV; số A-vô-ga-đrô Na = 6,02.1023 mol-1. Khối lượng U235 mà lò phản ứng tiêu thụ trong 3 năm là:
Năng lượng mà lò phản ứng cung cấp trong 3 năm: W = P.t
+ Số phản ứng hạt nhân: \(n = \frac{W}{{200MeV}} = \) số hạt U235 tham gia phán ứng
+ Khối lượng U235 cần dùng:
\(m = \frac{{N.A}}{{{N_A}}} = 23082,3\left( g \right) \approx 230,8kg\)
Một vật thực hiện một dao động điều hòa x = Acos(2πt + φ) (cm) là kết quả tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động \({x_1} = 16\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{{12}}} \right)cm;{x_2} = {A_2}\cos \left( {2\pi t + {\varphi _2}} \right)cm\). Khi x1 = 8 cm thì x = -4,8 cm và khi x2 = 0 thì x = 8√3cm. Biết A2 > 5cm. Giá trị của A gần nhất với giá trị nào sau đây:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\frac{{x_1^2}}{{A_1^2}} + \frac{{x_2^2}}{{A_2^2}} - 2\frac{{{x_1}{x_2}}}{{{A_1}{A_2}}}\cos \Delta \varphi = {\sin ^2}\Delta \varphi \\
+ \left\{ \begin{array}{l}
{x_2} = 0\left( {cm} \right)\\
x = 8\sqrt 3 \left( {cm} \right)
\end{array} \right.{x_1} = 8\sqrt 3 \left( {cm} \right)\\
+ \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} = - 8\left( {cm} \right)\\
x = - 4,8\left( {cm} \right)
\end{array} \right.{x_2} = 3,2\left( {cm} \right)\\
\Rightarrow A = \sqrt {{{16}^2} + {{6,4}^2} + 2.16.6,4\left( {0,5} \right)} \approx 19,98\left( {cm} \right)
\end{array}\)
Cường độ điện tức thời qua một đoạn mạch là i = 4cos(100πt + π/2) A. Ở thời điểm t1 cường độ dòng điện là -2√3 và có độ lớn đang giảm thì ở thời điểm t2=t1+1/150 s cường độ dòng điện là:
+ Tại thời điểm t1 thì:
\( - 2\sqrt 3 = 4\cos \left( {100\pi {t_1} + \frac{\pi }{2}} \right) \Rightarrow 100\pi {t_1} + \frac{\pi }{2} = \pm \frac{{5\pi }}{6}\)
+ Vì lúc đó độ lớn i đang giảm nên:
\(100\pi {t_1} + \frac{\pi }{2} = + \frac{{5\pi }}{6}\)
+ Tại thời điểm
\({t_1} + \frac{1}{{150}} \Rightarrow {i_2} = 4\cos \left( {100\pi {t_1} + \frac{\pi }{2} + \frac{{100\pi }}{{150}}} \right) = 4\cos \left( {\frac{{5\pi }}{6} + \frac{{100\pi }}{{150}}} \right) = 2\sqrt 3 \left( A \right)\)
+ Vì
\({\left( {{i_2}} \right)^/} = - 400\pi \sin \left( {100\pi {t_1} + \frac{\pi }{2} + \frac{{100\pi }}{{150}}} \right) > 0 \Rightarrow \)
i2 đang tăng
Một con lắc đơn được treo vào trần 1 toa của đoàn tàu hỏa. Khi tàu đúng yên, con lắc dao động bé với chu kì T = 2s. Khi đoàn tàu này chuyển động với tốc độ không đổi v = 15 m/s trên 1 đường ray nằm trên mặt phẳng nằm ngang có dạng 1 cung tròn bán kính cong R = 400m. Cho biết gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2, bán kính cong R rất lớn so với chiều dài con lắc và khoảng cách giữa 2 thanh ray. Bỏ qua mất mát năng lượng. Chu kì dao động nhỏ của con lắc khi đó gần giá trị nào nhất sau đây?
+ Vì xe chuyển động tròn đều nên xe chịu tác dụng của lực quán tính li tâm:
\({F_{qt}} = m{\omega ^2}\left( {R + \ell \sin \alpha } \right) = m\frac{{{v^2}}}{{\left( {R + \ell \sin \alpha } \right)}}\)
+ Vì R rất lớn so với
\(\begin{array}{l}
\ell \Rightarrow R > > \ell \sin \alpha \Rightarrow R + \ell \sin \alpha \approx R\\
\Rightarrow {F_{qt}} \approx m\frac{{{v^2}}}{R} \Rightarrow {g^/} = \sqrt {{g^2} + {{\left( {\frac{{{F_{qt}}}}{m}} \right)}^2}} \\
\Rightarrow {g^/} = \sqrt {{g^2} + {{\left( {\frac{{{v^2}}}{R}} \right)}^2}} = \sqrt {{g^2} + \left( {\frac{{{v^4}}}{{{R^2}}}} \right)}
\end{array}\)
+ Chu kì:
\(\begin{array}{l}
T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \Rightarrow \frac{{{T^/}}}{T} = \sqrt {\frac{g}{{{g^/}}}} \\
\Rightarrow {T^/} = T\sqrt {\frac{g}{{\sqrt {{g^2} + \left( {\frac{{{v^4}}}{{{R^2}}}} \right)} }}} \approx 1,998\left( s \right)
\end{array}\)
Một đoạn mạch XC gồm cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp hai đầu mạch có biểu thức: u = U√2cos100πt(V). Khi C = C1 thì công suất mạch là P = 240 W và cường độ dòng điện qua mạch là i = I0cos(100πt + π/3) (A). Khi C = C2 thì công suất đạt cực đại và có giá trị
Ta có:
\(\begin{array}{l}
P = \frac{{{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}{R} \Rightarrow \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = {\left( {\frac{{\cos {\varphi _2}}}{{\cos {\varphi _1}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{1}{{0,5}}} \right)^2}\\
\Rightarrow {P_2} = 240{\left( {\frac{1}{{0,5}}} \right)^2} = 960W
\end{array}\)
Một chất điểm dddh không ma sát với biên độ A. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn s động năng của chất điểm là 1,8J. Đi tiếp một đoạn s nữa thì động năng chỉ còn 1,5J. Tỉ số s/A có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:
Ta có:
\({W_d} = W - {W_t} = \frac{1}{2}k{A^2} - \frac{1}{2}k{x^2}\)
+ Sau khi qua VTCB đoạn s:
\(1,8 = \frac{1}{2}k{A^2} - \frac{1}{2}k{s^2}\) (1)
+ Sau khi qua VTCB đoạn s nữa:
\(1,5 = \frac{1}{2}k{A^2} - 4.\frac{1}{2}k{s^2}\) (2)
+ Giải (1) và (2), ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{1}{2}k{A^2} = 1,9\\
\frac{1}{2}k{s^2} = 0,1
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{s}{A} = \frac{1}{{\sqrt {19} }} \approx 0,23\)
Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là √3A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là:
+ Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
I = \frac{E}{{\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }} = \frac{{NBS\omega }}{{\sqrt 2 \sqrt {{R^2} + Z_L^2} }} = \frac{{NBS2\pi p.n}}{{\sqrt 2 \sqrt {{R^2} + Z_L^2} }} = \frac{{A.n}}{{\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}\\
{Z_L} = \omega L = 2\pi np.L = B.n \Rightarrow {Z_L}{\rm{ ti le thuan voi n}}
\end{array} \right.\)
+ Khi tốc độ là:
\(\begin{array}{l}
n:I = \frac{{A.n}}{{\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }} = 1\\
3n:{I^/} = \frac{{A.3n}}{{\sqrt {{R^2} + 9Z_L^2} }} = \sqrt 3 \\
\Rightarrow \sqrt 3 = \frac{{3\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}{{\sqrt {{R^2} + 9Z_L^2} }}\\
\Rightarrow {R^2} + 9Z_L^2 = 3{R^2} + 3Z_L^2 \Rightarrow Z_L^2 = \frac{{{R^2}}}{3}\\
2n:\\
{I_2} = \frac{{A.2n}}{{\sqrt {{R^2} + 4Z_L^2} }}\\
\Rightarrow \frac{{{I_2}}}{I} = 2\sqrt {\frac{{{R^2} + Z_L^2}}{{{R^2} + 4Z_L^2}}} \frac{{{I_2}}}{I} = 2\sqrt {\frac{{{R^2} + \frac{{{R^2}}}{3}}}{{{R^2} + 4.\frac{{{R^2}}}{3}}}} = \frac{{4\sqrt 7 }}{7}\left( A \right)
\end{array}\)
Đặt điện áp có giá trị hiệu dụng không đổi U = 220(v), tần số f thay đổi. Khi thay đổi tần số của mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, người ta vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tổng trở của toàn mạch vào tần số như hình bên. Tính công suất của mạch khi xảy ra cộng hưởng.
Từ đồ thị nhận thấy Zmin = 100W
Khi cộng hưởng thì ZL = ZC và lúc đó Zmin = R = 100W =>P=U2/R=484W
Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt nước với bước sóng λ. Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước đang dao động. Biết OM = 8λ, ON = 12λ và OM vuông góc với ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao động ngược pha với dao động của nguồn O là:
+ Gọi OH là đường cao kẻ từ O đến MN
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}
\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{M^2}}} + \frac{1}{{O{N^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {8\lambda } \right)}^2}}} + \frac{1}{{{{\left( {12\lambda } \right)}^2}}}\\
\Rightarrow OH \approx 6,66\lambda
\end{array}\)
+ Những điểm dao động ngược pha với O thỏa mãn điều kiện: x = (k + 0,5)λ
+ Đi từ H đến M có 1 điểm 7,5λ
+ Đi từ H đến N có: 7,5λ; 8,5λ; 9,5λ; 10,5λ; 11,5λ
+ Vậy, tổng trên MN có 6 điểm dao động ngược pha với O
Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16 cm, đao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình uA = 2cos(40πt) cm và uB = 2cos(40πt + π) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM bằng bao nhiêu?
+ Bước sóng:
\(\lambda = \frac{v}{f} = \frac{{40}}{{20}} = 2\left( {cm} \right)\)
+ Vì hai nguồn ngược pha nên điều kiện cực đại cho M là:
MA-MB = (k + 0,5)λ = 2k + l
+ Vì M gần A nhất nên M phải thuộc cực đại ngoài cùng về phía A
+ Số cực đại trên AB:
\(\begin{array}{l}
- \frac{{AB}}{\lambda } - \frac{1}{2} < k < \frac{{AB}}{\lambda } - \frac{1}{2}\\
\Rightarrow - 8,5 < k < 7,5 \Rightarrow {k_M} = - 8\\
\Rightarrow MA - MB = 2\left( { - 8} \right) + 1 = - 15 \Rightarrow MB = MA + 15
\end{array}\) (1)
+ Vì ΔΑΜΒ vuông tại A nên: MA2 + ΑΒ2 = MB2 (2)
+ Thay (1) vào (2), ta có: ΜΑ2 +162 = (ΜΑ +15)2 => ΜΑ = 1,03(cm)