Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Hàn Thuyên
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
118 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tại điểm O trên mặt nước có một nguồn sóng lan truyền với phương trình \(u=a\cos (20\pi t+\varphi )\)cm. Tốc độ lan truyền trên mặt nước là 0,5 m/s. Thời gian sóng truyền tới điểm M cách nguồn môt khoảng 75 cm là:
Ta có \(t=\frac{S}{v}=\frac{75}{50}=1,5\,s\) →Chọn A
Hiện tượng siêu dẫn là:
Hiện tượng siêu dẫn là: Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không
Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa quanh vị trí cần bằng O với tần số góc w, biên độ A. Lấy gốc thế năng tại O. Khi ly độ là x thì thế năng Wt tính bằng biểu thức:
Biểu thức thế năng \({{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{x}^{2}}\)
Cường độ dòng điện được xác định bằng
Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của vật dẫn trong một khoảng thời gian và khoảng thời gian đó.
Tại hai điểm A, B trên mặt nước người ta gây ra hai dao động hình sin theo phương thẳng đứng cóphương trình dao động \({{u}_{A}}=-{{u}_{B}}=\text{acos(}\omega \text{t)}\) . Bước sóng là l. Điểm M trên mặt nước cách A một khoảng d1 và B một khoảng d2. Biên độ sóng \({{\text{a}}_{M}}\) tại M có biểu thức:
Biểu thức xác định biên độ sóng tại một điểm \({{\text{a}}_{M}}=2\text{a}\left| \sin \frac{\pi ({{d}_{1}}-{{d}_{2}})}{\lambda } \right|\)
Cho cuộn cảm có độ tự cảm L mắc trong mạch điện xoay chiều với tần số góc là w. Cảm kháng ZL của cuộn dây được tính bằng biểu thức
Cảm kháng \({{Z}_{L}}=L\omega \)
Thiết bị nào dưới đây có một máy thu và một máy phát sóng vô tuyến?
Điện thoại di động có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau có biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
Tổng hợp 2 dao động cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau thì biên độ tổng hợp
A = \(\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|\)
Tác dụng của lăng kính trong máy phân tích quang phổ là
Tác dụng của lăng kính trong máy phân tích quang phổ là làm tán sắc chùm sáng song song thành nhiều chùm tia đơn sắc song song
Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là:
Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là \({{G}_{\infty }}=\frac{}{f}\)
Sóng dọc là sóng
Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng
Công của lực điện không phụ thuộc vào
Công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối.
Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là
Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là tăng điện áp trước khi truyền tải.
Cho vật dao động điều hòa.Vận tốc đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí
Vật tốc đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương và đạt giá trị cực tiểu khi vật qua VTCB theo chiều âm.
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lý của âm
Cường độ âm là đặc trưng vật lý của âm.
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng:
Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra dòng điện.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
Năng lượng photon ɛ = hf => Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng lớn.
Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
Thế năng của dao động tắt dần giảm dần.
Xét hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng bằng số lẻ nửa bước sóng thì hai điểm đó sẽ dao động
Hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng bằng số lẻ nửa bước sóng thì hai điểm đó sẽ dao động ngược pha.
Gọi f là tần số ánh sáng kích thích chiếu tới chất phát quang, f ’ là tần số ánh sáng do chất phát quang phát ra sau khi bị kích thích. Kết luận nào sau đây là đúng
Ánh sáng phát quang có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng kích thích.
Đặt điện áp u = Ucos ωt vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là
Mạch chỉ có tụ điện nên điện áp vuông pha với cường độ dòng điện.
Ta có \(\frac{{{u}^{2}}}{{{U}_{0}}^{2}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}_{0}}^{2}}=1=>\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=2\)
Cho đồng vị hạt nhân \(_{27}^{60}Co\). Gọi e là điện tích nguyên tố. Điện tích của hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) là
Hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) có điện tích là 27e
Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
Ánh sáng đơn sắc khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì không bị đổi màu và tần số.
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương thì giá trị của li độ x và vận tốc v là:
Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương thì x < 0 và v > 0
Sóng điện từ có tần số 10MHz truyền trong chân không với bước sóng là:
Bước sóng \(\lambda =\frac{c}{f}=\frac{{{3.10}^{8}}}{{{10.10}^{6}}}=30m\)
Đặt điện áp xoay chiều u = Ucos ωt vào hai đầu một điện trở thuần R = 110V thì cường độ dòng điện qua điện trở có giá trị hiệu dụng bằng 2A. Giá trị của U bằng:
Mạch chỉ chứa R nên U = I R = 110.2 = 220 V
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, quỹ đạo dừng K của êlectron có bán kính là r0 = 5,3.10-11 m. Quỹ đạo dừng N có bán kính là
Quỹ đạo dừng N ứng với n = 4 → Bán kính quỹ đạo N là
r = n2 r0 = 42.5,3.10-11 = 84,8.10-11 m
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là
Khoảng vân \(i=\frac{\lambda D}{a}\)= 1,8 mm
Xét điểm M: Số vân sáng trên khoảng OM là các giá trị k thỏa mãn
0 < ki < 6,84 => 0 < k < 3,8 => Có 3 giá trị k thỏa mãn. Vậy trên khoảng OM có 3 vân sáng
Xét điểm N: Số vân sáng trên khoảng ON là các giá trị k thỏa mãn
0< ki < 4,64 => 0 < k < 2,5 => Có 2 giá trị k thỏa mãn. Vậy trên khoảng ON có 2 vân sáng
Vậy trên đoạn MN có 3 + 2 + 1 = 6 vân sáng
Con lắc đơn đặt tại nơi gia tốc trọng trường g = 10 = p2 (m/s2), chiều dài dây treo là 64 cm. Kích thích cho con lắc dao động nhỏ. Chu kỳ dao động là
Chu kì dao động của con lắc đơn T = \(2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}=2\pi \sqrt{\frac{0,64}{{{\pi }^{2}}}}\) = 1,6 s
Hạt nhân \(_{92}^{235}U\) có năng lượng liên kết là 1784 MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là
Năng lượng liên kết riêng \({{E}_{lkr}}=\frac{{{E}_{lk}}}{A}=\frac{1784}{235}=7,59\)MwV/ nuclon
Đặt điện áp u = \(100\sqrt{2}\cos \omega t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i=2\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{\pi }{3})(A)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
Công suất tiêu thụ P = UI cos φ = 100.2.cos\(\frac{\pi }{3}\) = 100 W
Một sợi đây đàn hồi dài 90 cm có một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng. Kể cả đầu dây cố định, trên dây có 8 nút. Biết rằng khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,25 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
Điều kiện để có sóng dừng trên sợi dây 1 đầu cố định là \(l=(2k-1)\frac{\lambda }{4}\)
Với k là số bụng sóng = số nút = 8 => \(\lambda =\frac{4.90}{15}=24\)cm
Khoảng thời gian liên tiếp giữa 2 lần sợi dây duỗi thẳng là \(\frac{T}{2}\)
Khoảng thời gian liên tiếp giữa 6 lần sợi dây duỗi thẳng là 5 \(\frac{T}{2}\) = 0,25 s => T = 0,1 s
Tốc độ truyền sóng v = \(\frac{\lambda }{T}\) = 240 cm/s = 2,4 m/s
Công thoát êlectron của một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
Công thoát A = 4,14 eV = 4,14.1,6.10-19 J = 6,624.10-19 J
Giới hạn quang điện \({{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}\) = 3.10-7 m = 0,3 µm
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, khoảng vân đo được là 1,5 mm. Khoảng cách giữa hai khe bằng
Khoảng cách giữa hai khe hẹp \(a=\frac{\lambda D}{i}\) = 0,8 mm
Rôto của máy phát điện xoay chiều một pha là nam châm có bốn cặp cực (4 cực nam và cực bắc). Khi rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút thì suất điện động do máy tạo ra có tần số là
\(f=\frac{np}{60}=\frac{4.900}{60}\) = 60 Hz
Điện tích trên tụ trong mạch dao động LC lí tưởng có đồ thị như hình vẽ.
Phương trình điện tích trên tụ là
Từ đồ thị ta thấy Q0 = 8 µC; \(\frac{T}{2}\) = 10-4 s => T = 2.10-4 s => ω = \(\frac{2\pi }{T}\) = π.10-4 s
Tại thời điểm ban đầu, q = 0 và theo chiều + => Pha ban đầu φ = \(-\frac{\pi }{2}\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, hai khe cách nhau \(a=0,5mm\), khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn \(D=2m\). Nguồn S phát ra đồng thời ba ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là \({{\lambda }_{1}}=0,4\mu m\); \({{\lambda }_{2}}=0,5\mu m\); \({{\lambda }_{3}}=0,6\mu m\) chiếu vào hai khe \({{S}_{1}},{{S}_{2}}\).Trên màn, ta thu được một giao thoa trường có bề rộng 20 cm (vân sáng trung tâm ở chính giữa giao thoa trường). Hỏi trên màn quan sát có tổng cộng bao nhiêu vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa của trường giao thoa (kể cả vân sáng chính giữa)?
Vị trí cùng màu vân trung tâm: \({{x}_{s1}}={{x}_{s2}}={{x}_{s3}}\Rightarrow ~{{k}_{1}}.{{i}_{1}}=\text{ }{{k}_{2}}.{{i}_{2}}=\text{ }{{k}_{3}}.{{i}_{3}}\Rightarrow {{k}_{1}}{{\lambda }_{1}}=\text{ }{{k}_{2}}{{\lambda }_{2}}=\text{ }{{k}_{3}}{{\lambda }_{3}}\)
Ta có:
\(\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}=\frac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}=\frac{5}{3};\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{3}}}=\frac{{{\lambda }_{3}}}{{{\lambda }_{1}}}=\frac{3}{2};\frac{{{k}_{2}}}{{{k}_{3}}}=\frac{{{\lambda }_{3}}}{{{\lambda }_{2}}}=\frac{6}{5}\)
Bội chung nhỏ nhất của k1 : \(BCNN\left( {{k}_{1}} \right){{k}_{1}}=15\)
\(\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}=\frac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}=\frac{5}{3}.3;\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{3}}}=\frac{{{\lambda }_{3}}}{{{\lambda }_{1}}}=\frac{3}{2}.5;\frac{{{k}_{2}}}{{{k}_{3}}}=\frac{{{\lambda }_{3}}}{{{\lambda }_{2}}}=\frac{6}{5}.2\)
Vị trí mà 3 vân sáng trùng nhau của 3 vân sáng cách vân trung tâm:
\({{x}_{tr\grave{u}ng}}={{i}_{tr\grave{u}ng}}=15.\frac{0,4.2}{5}=24(mm)\)
Ta có \(\frac{L}{{{i}_{tr\grave{u}ng}}}=\frac{200}{24}=8,3\Rightarrow \) Số vân sáng trùng nhau là 9 vân trùng
Một thợ điện dân dụng quấn một máy biến áp với dự định hệ số áp là k = 2. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, người thợ này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = const, rồi dùng vôn kế lí tưởng xác định tỉ số X giữa điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu x = 43%. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 26 vòng thì x = 45%. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định thì người thợ điện phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp:
Dự định: \(k=\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}=0,5\)
Lúc đầu: \(\frac{U}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}=0,43\text{ }(1)\)
Lần 2: \(\frac{U}{{{{{U}'}}_{2}}}=\frac{{{N}_{2}}+26}{{{N}_{1}}}=0,45\text{ (2)}\)
Từ (1) và (2): \(\Rightarrow \frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{2}}+26}=\frac{0,45}{0,43}\Rightarrow {{N}_{2}}=559\) vòng \({{N}_{1}}=1300\) vòng
Theo dự định: \(\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}=\frac{1}{2}\Rightarrow {{N}_{2}}=650\) vòng
Số vòng cần quấn thêm là 91 vòng
Cho cơ hệ như hình vẽ, lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 50N/m, vật m1 = 200g vật m2 = 300g. Khi m2 đang cân bằng ta thả m1 rơi tự do từ độ cao h (so với m2). Sau va chạm m1 dính chặt với m2, cả hai cùng dao động với biên độ A = 7cm, lấy g = 10 m/s2 . Độ cao h là
\(\Delta {{l}_{1}}=\frac{{{m}_{1}}g}{k}=0,04m;k{{A}^{2}}=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)v_{1}^{2}+k\Delta {{l}_{1}}^{2}\Rightarrow {{v}_{1}}=\sqrt{\frac{k\left( {{A}^{2}}-\Delta l_{1}^{2} \right)}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\)
\({{m}_{1}}v=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right){{v}_{1}}\Rightarrow v=\frac{\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right){{v}_{1}}}{{{m}_{1}}}=\frac{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}\sqrt{\frac{k\left( {{A}^{2}}-\Delta l_{1}^{2} \right)}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}=\frac{\sqrt{k\left( {{A}^{2}}-\Delta l_{1}^{2} \right)\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)}}{{{m}_{1}}}\)
\(h=\frac{{{v}^{2}}}{2g}=\frac{k\left( {{A}^{2}}-\Delta l_{1}^{2} \right)\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)}{2gm_{1}^{2}}\)
h = 10,31cm