Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Lê Thế Hiếu
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
45 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Sóng dọc cơ học là sóng mà phương dao động của phần tử vật chất
Sóng dọc là sóng mà các phần tử vật chất dao động cùng với phương truyền sóng.
Chọn B
Cảm ứng từ sinh ra trong lòng ống dây hình trụ khi có dòng điện với cường độ 5A chạy qua là 2mT. Khi cường độ dòng điện chạy trong ống dây có cường độ 8A thì cảm ứng từ trong lòng ống dây lúc này có độ lớn là
Khi I = 5A thì cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn B=4π.10-7n2.5
Khi có dòng điện I’ = 8A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống dây là: B’ =4π.10-7n2.8
Ta có: \(\frac{B}{B'}=\frac{5}{8}\Rightarrow B'=\frac{8B}{5}=\frac{8.2}{5}=3,2mT\)
Chọn C
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết điện trở có R = 40Ω, cuộn cảm có cảm kháng 60Ω và tụ điện có dung kháng 20Ω. So với cường độ dòng điện trong mạch, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
Độ lệch pha giữa điện áp so với cường độ dòng điện trong mạch:
\(\tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}=\frac{60-20}{40}=1\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{4}\)
Vậy điện áp sớm pha π/4 so với dòng điện trong mạch
Chọn A
Trong chân không, lực tương tác giữa hai điện tích điểm có độ lớn là F. Đưa hai điện tích điểm vào môi trường điện môi có hằng số điện môi là ε và vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa chúng thì lực điện tương tác giữa chúng lúc này là
Trong chân không ε = 1 nên lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích là \(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\)
Trong môi trường có hằng số điện môi ε thì lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích là \(F'=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}=\frac{F}{\varepsilon }\)
Chọn B
Mạch chọn sóng của một máy thu thanh là một mạch dao động với \(L=\frac{1}{4\pi }mH;C=\frac{1}{10\pi }\mu F\) . Mạch có thể thu được sóng điện từ có tần số
Mạch LC có thể thu được sóng điện từ có tần số
\(f=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}=\frac{1}{2\pi \sqrt{\frac{1}{4\pi }{{.10}^{-3}}.\frac{1}{10\pi }{{.10}^{-6}}}}={{10}^{5}}Hz=100kHz\)
Chọn A
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách giữa điểm bụng và điểm nút cạnh nhau là 15cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là
Trên dây có sóng dừng, khoảng cách giữa điểm bụng và điểm nút cạnh nhau là một phần tư bước sóng.
Ta có: λ/4 = 15cm => λ = 60cm
Chọn C
Chiếu ánh sáng có bước sóng 513nm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang do chất đó phát ra không thể có bước sóng nào sau đây?
Ánh sáng huỳnh quang phát ra phải có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
Vì vậy khi chiếu ánh sáng có bước sóng 513nm vào một chất huỳnh quanh thì ánh sáng huỳnh quang do chất đó phát ra không thẻ là 490nm.
Chọn D
Vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha ban đầu của dao động là
Vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha ban đầu của dao động là φ
Chọn A
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m đặt nằm ngang. Tần số góc dao động tự do của con lắc là
Tần số góc dao động tự do của con lắc lò xo: \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}\)
Chọn B
Dòng điện xoay chiều với biểu thức cường độ i = 2cos(100πt + π/4) (A) có cường độ cực đại là
Dòng điện xoay chiều với biểu thức cường độ i = 2cos(100πt + π/4) (A) có cường độ cực đại là 2A
Chọn D
Một vật đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm cho ảnh cao bằng một nửa vật. Vật cách thấu kính một khoảng bằng
Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ nhỏ hơn vật thì ảnh phải là ảnh thật, ngược chiều vật
Vì ảnh cao bằng 1 nửa vật nên d’ = 0,5d
Áp dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}\Rightarrow \frac{1}{10}=\frac{1}{d}+\frac{1}{0,5d}=\frac{3}{d}\Rightarrow d=30cm\)
Chọn B
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp đặt tại S1 và S2. Biết khoảng cách giữa hai điểm cực đại liên tiếp trên đường nối S1S2 là 4cm. Sóng truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng
Khoảng cách giữa hai điểm cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai nguồn sóng là một nửa bước sóng.
=> Bước sóng là λ = 8cm
Chọn C
Biết giới hạn quang điện của nhôm là 0,36µm. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108m/s, e = 1,6.10-19C. Công thoát electron ra khỏi bề mặt của nhôm là
Công thoát electron ra khỏi bề mặt kim loại:
\(A=\frac{hc}{{{\lambda }_{0}}}=\frac{{{6,625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{{{0,36.10}^{-6}}}={{5,52.10}^{-19}}J=3,45eV\)
Chọn C
Biết c = 3.108m/s. Sóng điện từ có tần số 6.1014Hz thuộc vùng
Bước sóng điện từ \(\lambda =\frac{c}{f}=\frac{{{3.10}^{8}}}{{{6.10}^{14}}}={{5.10}^{-7}}m=0,5\mu m\)
Vậy sóng điện từ trên thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy
Chọn D
Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 20N/m và vật nhỏ khối lượng m đang dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = 5cos10t (N) (t tính bằng giây). Biết hệ đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Giá trị của m là
Hệ dao động cưỡng bức xảy ra cộng hưởng khi tần số ngoại lực bằng đúng tần số riêng của hệ dao động
Ta có: \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}\Rightarrow 10=\sqrt{\frac{20}{m}}\Rightarrow m=0,2kg=200g\)
Chọn C
Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây dài căng ngang với bước sóng 30cm. M và N là hai phần tử dây cách nhau một khoảng 40cm. Biết rằng khi li độ của M là 3cm thì li độ của N là -3cm. Biên độ của sóng là
M và N lệch pha nhau: \(\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{2\pi .40}{30}=\frac{8\pi }{3}=\frac{2\pi }{3}\)
Vì xM = 3cm, xN = -3cm. Biểu diễn bằng đường tròn ta được điểm M và N đối xứng nhau như hình vẽ ứng với các góc π/6 và 5π/6
\(3=A\frac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow A=2\sqrt{3}cm\)
Chọn A
Đặt điện áp xoay chiều u = 200cos(100πt + π/3) (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được, điện trở và tụ điện mắc nối tiếp theo thứ tự. Điều chỉnh L thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng 200\(\sqrt{2}\) V. Khi đó, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch gồm điện trở và tụ điện có biểu thức là
Từ hệ quả bài toán L thay đổi để UL max ta thu được giản đồ vec tơ như hình bên, u vuông pha với uRC
Vì φu = π/3 => φRC = - π/6
Mà \(U_{L}^{2}={{U}^{2}}+U_{RC}^{2}\Rightarrow {{(200\sqrt{2})}^{2}}={{200}^{2}}+U_{RC}^{2}\Rightarrow {{U}_{RC}}=200V\)
Biểu thức điện áp hai đầu mạch RC là: \({{u}_{RC}}=200\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)(V)\)
Chọn C
Một người chạy tập thể dục trên một con đường hình vuông khép kín có chu ki 400m. Bên trong vùng đất được bao bởi con đường có đặt một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra bên ngoài. Khi đi hết một vòng khép kín thì người đó thấy có hai vị trí mà mức cường độ âm bằng nhau và là lớn nhất có giá trị L1 và có một điểm duy nhất mức cường độ âm nhỏ nhất là L2 trong đó L1 = L2 + 10(dB). Khoảng cách từ nguồn âm đến tâm của hình vuông tạo bởi con đường gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giả sử nguồn âm đặt tại O, cách tâm hình vuông đoạn d
Hình vuông có chu vi 400m nên mỗi cạnh có chiều dài 100m
Vì có hai vị trí có cường độ âm lớn nhất và bằng nhau nên OA = OB và mức cường độ âm lớn nhất đo được tại A và B, mức cường độ âm nhỏ nhất đo được tại C
Ta có: \({{I}_{A}}={{I}_{B}}=\frac{P}{4\pi {{a}^{2}}}={{I}_{0}}{{.10}^{\frac{{{L}_{1}}}{10}}}\) (1)
\({{I}_{C}}=\frac{P}{4\pi .{{(100\sqrt{2}-a\sqrt{2})}^{2}}}={{I}_{0}}{{.10}^{\frac{{{L}_{2}}}{10}}}\) (2)
Vì L1 = L2 + 10 (dB) \(\Rightarrow \frac{{{L}_{1}}}{10}=\frac{{{L}_{2}}}{10}+1\Rightarrow {{10}^{\frac{{{L}_{1}}}{10}}}={{10}^{\frac{{{L}_{2}}}{10}}}.10\) (3)
Từ (1), (2) và (3) ta được : \(\frac{{{(100\sqrt{2}-a\sqrt{2})}^{2}}}{{{a}^{2}}}=10\Rightarrow a=31m\)
Vậy khoảng cách từ O đến tâm hình vuông là \(50\sqrt{2}-31\sqrt{2}=26,9m\)
Chọn D
Từ thông gửi qua một khung dây dẫn phẳng bằng kim loại có biểu thức \(\phi =\frac{2}{\pi }\text{cos}\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)(\text{W}b)\) (t tính bằng giây). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây:
\(e=-\phi '=\frac{2}{\pi }.100\pi \sin \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)V=200\sin \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)V\)
Chọn C
M là một điểm trong chân không có sóng điện từ truyền qua. Thành phần điện trường tại M có biểu thức E = E0cos(2π.105t) (t tính bằng giây). Lấy c = 3.108m/s. Sóng lan truyền trong chân không với bước sóng
Tần số sóng: \(f=\frac{\omega }{2\pi }\)= 105Hz
Bước sóng điện từ trong chân không: \(\lambda =\frac{c}{f}=\frac{{{3.10}^{8}}}{{{10}^{5}}}={{3.10}^{3}}=3km\)
Chọn D
Tiến hành thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng với nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,5µm, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm và khoảng cách từ màn đến hai khe là 1,5m. Vân sáng bậc 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng
Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng
\(x=3i=3\frac{D\lambda }{a}=3.\frac{{{1,5.0,5.10}^{-6}}}{{{10}^{-3}}}={{2,25.10}^{-3}}m=2,25mm\)
Chọn B
Chiếu một chùm sáng đơn sắc có tần số 1015Hz vào ca tốt một tế bào quang điện thì xảy ra hiện tượng quang điện ngoài. Biết hiệu suất của quá trình quang điện này là 0,05%. Lấy h = 6,625.10-34J.s. Nếu công suất của chùm sáng là 1mW thì số electron quang điện bật ra khỏi ca tốt trong 1s là
Năng lượng của photon: ε = hf
Số photon chiếu tới catot: \(N=\frac{P}{\varepsilon }=\frac{{{10}^{-3}}}{{{6,625.10}^{-34}}{{.10}^{15}}}={{1,51.10}^{15}}\) hạt
Số quang electron bật ra: n = 0,05%.N = 7,55.1011hạt
Chọn D
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa lệch pha nhau π/2 và có biên độ tương ứng là 9cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là
Biên độ dao động tổng hợp \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\text{cos}\Delta \varphi }=\sqrt{{{9}^{2}}+{{12}^{2}}+2.9.12.c\text{os}\frac{\pi }{2}}=15cm\)
Chọn A
Cho mạch điện như hình bên với E = 18V, r = 2Ω, R1 = 15Ω, R2 = 10Ω và V là vôn kế có điện trở rất lớn.
Số chỉ của vôn kế là
Vì Vôn kế mắc nối tiếp với R1 nên không có dòng điện qua R1
Cường độ dòng điện qua mạch chính: \(I=\frac{E}{r+{{R}_{2}}}=\frac{18}{2+10}=1,5A\)
Số chỉ vôn kế: UV = UR2 = IR2 = 1,5.10 = 15V
Chọn C
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết rằng, trong một chu kỳ dao động, thời gian lò xo bị dãn dài gấp 3 lần thời gian lò xo bị nén. Gọi lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và bị nén mạnh nhất có độ lớn tương ứng là F1 và F2. Tỉ số F1/F2 có giá trị là
Ở vị trí cân bằng lò xo bị dãn một đoạn Δl
Vị trí lò xo bị nén: (-Δl; -A)
Vị trí lò xo dãn: (-Δl; A)
Vì thời gian lò xo dãn gấp 3 lần thời gian lò xo nén
→ Thời gian lò xo nén là T/4
→ \(\Delta \ell =\frac{A\sqrt{2}}{2}\)
Lực đàn hồi khi lò xo bị dãn mạnh nhất : F1 = k(A+ Δl)
Lực đàn hồi khi lò xo bị nén mạnh nhất : F1 = k(A- Δl)
Ta có : \(\frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{A+\Delta \ell }{A-\Delta \ell }=\frac{A+\frac{A\sqrt{2}}{2}}{A-\frac{A\sqrt{2}}{2}}=5,83\)
Chọn D
Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 250g và lò xo độ cứng 40N/m đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 12cm. Trong quá trình hệ dao động, công suất tức thời của lực đàn hồi có giá trị cực đại gần nhất với giá trị nào sau đây?
Tần số góc dao động điều hòa của con lắc lò xo \)\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{40}{0,25}}=4\sqrt{10}rad/s\)
Áp dụng hệ thức độc lập: \({{A}^{2}}={{x}^{2}}+\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}\Rightarrow v=\omega \sqrt{{{A}^{2}}-x{}^{2}}\)
Công suất tức thời của lực đàn hồi là:
\(P={{F}_{dh}}.v=k|x|.|v|=k\omega |x|.\sqrt{{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}\)
Áp dụng BĐT cô si cho hai số không âm: \(|x|.\sqrt{{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}\le \frac{{{x}^{2}}+{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}{2}\)
\(\Rightarrow P\le k\omega .\frac{{{x}^{2}}+{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}{2}=3,6W\)
Vậy Pmax = 3,6W
Chọn B
Tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang với ánh sáng đơn sắc và khoảng cách giữa hai khe hẹp là a thì điểm M trên màn quan sát là vị trí vân sáng bậc 5. Tăng khoảng cách giữa hai khe hẹp một khoảng 0,2mm sao cho vị trí vân sáng trung tâm không đổi thì tại M lúc này là vân sáng bậc 6. Giá trị của a là
Theo bài ra ta có:
\({{x}_{M}}=5{{i}_{1}}=6{{i}_{2}}\Rightarrow 5.\frac{D\lambda }{a}=6\frac{D\lambda }{a+0,2}\Rightarrow \frac{a}{a+0,2}=\frac{5}{6}\Rightarrow a=1mm\)
Chọn A
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu mạch Ab như hình bên gồm hai điện trở có R = 100Ω giống nhau, hai cuộn cảm thuần giống nhau và tụ điện có điện dung C. Sử dụng một dao động kí số ta thu được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc theo thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và MB như hình bên.
Giá trị của C là
Từ đồ thị ta thấy chu kỳ T = 26,5 – 6,5 = 20ms = 2.10-2s => ω = 100π (rad/s)
Do \(\frac{{{U}_{AM}}}{U{}_{MB}}=\frac{3}{4}\Rightarrow \frac{{{Z}_{AM}}}{Z{}_{MB}}=\frac{3}{4}\Rightarrow {{Z}_{AM}}=\frac{3}{4}{{Z}_{MB}}\) (1)
Từ đồ thị ta thấy hai điện áp lệch pha nhau π/2
Mạch AM chứa RL, mạch MB chứa RLC nên uAM sớm pha hơn mạch uMB góc π/2.
Từ giản đồ vec tơ ta có:
\(\frac{1}{{{R}^{2}}}=\frac{1}{Z_{AM}^{2}}+\frac{1}{Z_{MB}^{2}}\) (2)
Từ (1) và (2) => ZMB = 500/3 Ω, ZAM = 125Ω
Ta có: \({{Z}_{AM}}=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}=\sqrt{{{100}^{2}}+Z_{L}^{2}}=125\Rightarrow {{Z}_{L}}=\) 75Ω
\({{Z}_{MB}}=\sqrt{{{R}^{2}}+{{(Z_{L}^{{}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}=\sqrt{{{100}^{2}}+{{(75-{{Z}_{C}})}^{2}}}=\frac{500}{3}\Rightarrow Z_{C}^{{}}=\frac{625}{3}\Omega =\frac{1}{\omega C}\Rightarrow C=\frac{48}{\pi }\mu F\)
Chọn A
Khi quan sát các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng ta thấy có những vân màu sặc sỡ là do có sự
Khi quan sát các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng ta thấy có những vân màu sặc sỡ là do có sự giao thoa ánh sáng.
Chọn D
Năng lượng của một photon ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 6,{625.10^{ - 7}}m\) là
Năng lượng của photon ánh sáng: \(\varepsilon = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{6,{{625.10}^{ - 7}}}} = {3.10^{ - 19}}J\)
Chọn B.
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương và tần số sẽ có biên độ không phụ thuộc vào
Biên độ của dao động của dao động tổng hợp: \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}cos\Delta \varphi \)
Biên độ dao động tổng hợp không phụ thuộc vào tần số chung của 2 dao động thành phần.
Chọn B
Cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một điện trở có biểu thức \(i = {I_0}cos\omega t\). Giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng là \(\sqrt 2 A\). Giá trị của \({I_0}\) là
Ta có: \({I_0} = I\sqrt 2 = \sqrt 2 .\sqrt 2 = 2A\)
Chọn A
Quạt cây sử dụng trong nhà có cánh quạt được gắn với trục quay và trục này được gắn với
Quạt cây sử dụng trong nhà có cánh quạt được gắn với trục quay và trục này được gắn với phần ứng và là phần tạo ra dòng điện cảm ứng.
Chọn C
Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại một điểm trên dây cách nguồn một đoạn x là \(u = 5cos\left( {20\pi t - \dfrac{{2\pi x}}{3}} \right)\left( {mm} \right)\) (với x đo bằng mét, t đo bằng giây). Tốc độ truyền sóng trên sợi dây có giá trị là
Từ phương trình sóng, ta có: \(\dfrac{{2\pi x}}{3} = \dfrac{{2\pi x}}{\lambda } \Rightarrow \lambda = 3m\)
Tốc độ truyền sóng trên dây: \(v = \lambda .f = 3.\dfrac{{20\pi }}{{2\pi }} = 30m/s\)
Chọn C
Từ thông xuyên qua một khung dây kín, phẳng đặt trong từ trường đều không phụ thuộc vào
Ta có, từ thông \(\Phi = NBScos\alpha \)
→ Từ thông qua khung dây không phụ thuộc vào vật liệu tạo nên khung dây.
Chọn C.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đồng vị?
C – đúng
A, B, D - sai
Chọn C
Các thiết bị điện trong gia đình thường được mắc theo cách nào?
Các thiết bị điện trong gia đình thường được mắc song song với nhau.
Chọn D
Đơn vị của khối lượng nguyên tử u là
Đơn vị khối lượng nguyên tử \(u\) là \(\dfrac{1}{{12}}\) khối lượng của một nguyên tử \(_6^{12}C\).
Chọn D.
Một quả cầu nhỏ mang điện tích \(Q = 1nC\) đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu \(3cm\) là
Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu 3cm là: \(E = k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{{{10}^{ - 9}}}}{{1.{{\left( {0,03} \right)}^2}}} = 1000V/m\)
Chọn A
Cơ thể con người ở nhiệt độ \({37^0}C\) phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?
Cơ thể người ở nhiệt độ \({37^0}C\) phát ra tia hồng ngoại.
Chọn D