Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020 - Trường THPT Lê Qúy Đôn lần 2
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
42 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1, trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng?
Ta có: \( n = \frac{c}{v} \to \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{v_2}}}{{{v_1}}}\)
mà: \( {n_1} < {n_2} \to {v_1} > {v_2}\)
Khi tia sáng truyền từ nước ra không khí ta có:
\( {n_2}\sin i = {n_1}\sin r;{n_2} > {n_1} \to i < r\)
Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng \(\omega_0= 10 rad/s\). Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biến thiên Fn= F0cos(20t) N. Sau một thời gian vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật qua li độ x = 3 cm thì tốc độ của vật là
Dao động cưỡng bức có tần số dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực cưỡng bức: ⇒ \(\omega=20rad/s\)
Tốc độ của vật là: \( \left| v \right| = \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} = 20\sqrt {{5^2} - {3^2}} = 80cm/s\)
Một vòng dây kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,04s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị
6.10-3 Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn
Suất điện động trong vòng dây được xác định bởi biểu thức:
\( {e_{cu}} = \frac{{\left| {\Delta \phi } \right|}}{{\Delta t}} = \frac{{\left| {0 - {{6.10}^{ - 3}}} \right|}}{{0,04}} = 0,15V\)
Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ (\(\alpha_0\)< 100). Câu nào sau đây là sai đối với chu kì của con lắc ?
Chu kỳ: \( T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
Vậy Chu kì không phụ thuộc biên độ dao động
Phát biểu nào sau đây đúng ? Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm
Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm có hướng trùng với hướng của lực từ, có phương tiếp tuyến với đường sức từ
Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai ?
Ta có :
+ Vận tốc đổi chiều khi qua vị trí biên.
+ Gia tốc đổi chiều khi vị trí cân bằng.
Vậy phát biểu sai là : Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng, gia tốc và vận tốc đổi chiều.
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là ℓ, dao động điều hòa với biên độ góc \(\alpha_0\)(rad). Biênđộ dao động của con lắc đơn là
iênđộ dao động của con lắc đơn là: \(S_0=l.\alpha_0\)
Một chất điểm thực hiện đồng thời hai đao động có phương trình ly độ lần lượt là \( {x_1} = {A_1}\cos (\omega t + {\varphi _1})\) và \( {x_2} = {A_2}\cos (\omega t + {\varphi _2})\) . Biên độ dao động tổng hợp A được tính bằng biểu thức:
Biên độ dao động tổng hợp A được tính bằng biểu thức: \( A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos ({\varphi _2} - {\varphi _1})} \)
Cho một vật dao động điều hòa với biên độ A dọc theo trục Ox và quanh gốc tọa độ O. Một đại lượng Y nào đó của vật phụ thuộc vào li độ x của vật theo đồ thị có dạng một phần của đường pa – ra − bôn như hình vẽ bên. Y là đại lượng nào trong số các đại lượng sau?
+ Từ đồ thị ta thấy đại lượng Y phụ thuộc vào li độ x theo một đường parabol. Do đó Y chỉ có thể là thế năng và động năng. + Tuy nhiên khi li độ x=0 động năng của vật đạt cực đại và bằng cơ năng nên: \( Y = {{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}k{A^2}\)
Một vật khối lượng m, dao động điều hòa với phương trình x = Acosωt. Mốc thế năng ở vị trícân bằng, động năng cực đại của vật này bằng
Cơ năng dao động của vật là: \( {\rm{W}} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hòa đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
Khi vật đi từ VTCB đến biên âm:
+ Vận tốc hướng về biên âm
+ Gia tốc luôn hướng về VTCB
Vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là
Dựa vào đồ thị, ta có: \( \frac{T}{2} = 0,2s \to T = 0,4s \to \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{0,4}} = 5\pi rad/s\)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k gắn vật m dao động điều hòa với tần số góc ω. Tần số góc dao động của con lắc được xác định theo công thức là
Tần số góc dao động của con lắc được xác định theo công thức: \( \omega = \sqrt {\frac{k}{m}} \)
Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo độ cứng k, khối lượng vật m với biên độ A .Mối liên hệ giữa vận tốc và li độ của vật ở thời điếm t là
Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo độ cứng k, khối lượng vật m với biên độ A .Mối liên hệ giữa vận tốc và li độ của vật ở thời điếm t là \( {A^2} - {x^2} = \frac{m}{k}{v^2}\)
Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lần lượt là l1 và l2 và T1, T2. Biết \( \frac{{{T_1}}}{T_2} = \frac{1}{2}\). Hệ thức đúng là:
Ta có: chu kỳ \( T \sim \sqrt l \)
mà \( \frac{{{T_1}}}{T_2} = \frac{1}{2}\) \( \to \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \frac{1}{4}\)
Xét hai dao động cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp không phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần.
Một con lắc dao động tắt dần trong môi trường với lực ma sát rất nhỏ. Cứ sau mỗi chu kì, phần năng lượng của con lắc bị mất đi 8%. Trong một dao động toàn phần biên độ giảm đi bao nhiêu phần trăm?
Ta có: \( \frac{{\Delta {\rm{W}}}}{{\rm{W}}} = \frac{{2\Delta A}}{A} = 8\% \to \frac{{\Delta A}}{A} = 4\% \)
Vậy trong một dao động toàn phần biên độ giảm đi 4%
Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo thẳng đứng thì phát biểu nào sau đây là đúng ?
Ta có công thức xác định lực hồi phục : Fhp=−k.x
Vậy khi vật ở vị trí lò xo có chiều dài ngắn nhất và dài nhất thì hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau.
Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm là \( x = A\cos (\omega t - \frac{\pi }{2})(cm)\). Hỏi gốc thời gian được chọn lúc nào ?
+ Phương trình dao động là: \( x = A\cos (\omega t - \frac{\pi }{2})(cm)\)
+ Pha ban đầu là π/2. Biểu diễn trên đường tròn lượng giác ta có:
=> Gốc thời gian được chọn là lúc chất điểm đi qua VTCB theo chiều âm quy ước.
Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn
Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
Nếu lực cản lớn thì biên độ nhỏ và ngược lại
Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện
Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. năng lượng của tụ điện \({\rm{W}} = \frac{1}{2}\frac{{{Q^2}}}{C} = \frac{1}{2}C{U^2} = \frac{1}{2}QU\)
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn ∆ℓ0, kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T. Trong một chu kỳ khoảng thời gian để lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với trọng lực là T/4. Biên độ dao động của vật là
Ta có trọng lực tác dụng vào vật luôn có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống.
Lực đàn hồi tác dụng vào vật có xu hướng đưa lò xo về trạng thái không biến dạng, do đó lực đàn hồi có chiều hướng từ trên xuống khi lò xo bị nén.
Biểu diễn trên hình vẽ ta có:
Biểu diễn trên VTLG ta có:
Trong một chu kỳ khoảng thời gian để lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với trọng lực (vật quay từ M đến N) là T/4 tương ứng với góc quét :
\(\alpha = \omega .\Delta t = \frac{{2\pi }}{T}.\frac{T}{4} = \frac{\pi }{2}\) \( \to \widehat {MOH} = \frac{\pi }{4}\)
Xét ∆MOH có : \( \to \cos \widehat {MOH} = \frac{{OH}}{{OM}} \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{4} = \frac{{\Delta l}}{A} \to A = \sqrt 2 \Delta l\)
Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Tại thời điểm t1, vật đi qua vị trí cân bằng. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 đến thời điểm t2= t1+ (s), vật không đổi chiều chuyển động và tốc độ của vật giảm còn một nửa. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t2 đến thời điểm t3= t2+ 1/6 (s), vật đi được quãng đường 6 cm. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là
+ Thời điểm t1 vật qua vị trí cân bằng tốc độ của vật cực đại: x=0;vmax=ωA
+ Thời điểm t2 tốc độ của vật giảm 1 nửa : \( v = \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} = \frac{{\omega A}}{2} \to x = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}A\)
+ Thời gian vật đi từ t1 đến t2 là:
Từ VTLG ta xác định được quãng đường đi được:
\( A - \frac{{\sqrt 3 }}{2}A = 3cm \to A = 12 + 6\sqrt 3 (cm)\)
Tốc độ cực đại:
\( {v_{\max }} = (12 + 6\sqrt 3 )2\pi = 140,695cm/s \approx 1,41m/s\)
Vật khối lượng m= 1kg gắn vào đầu lò xo được kích thích dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc ω =10rad/s. Khi vận tốc vật bằng 60cm/s thì lực đàn hồi tác dụng lên vật bằng 8N. Biên độ dao động của vật là
+ Độ cứng của lò xo: \( \omega = \sqrt {\frac{k}{m}} \to k = 100(N/m)\)
+ Độ lớn lực đàn hồi tác dụng vào vật: \( {F_{dh}} = k.\left| x \right| \to \left| x \right| = \frac{8}{{100}} = 0,08m\)
+ Biên độ dao động của vật là
\(\left\{ \begin{array}{l} v = 60cm/s\\ \left| x \right| = 0,08m\\ \omega = 10(rad/s) \end{array} \right. \to A = \sqrt {{x^2} + {{(\frac{v}{\omega })}^2}} = 10cm\)
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì 2,83 s. Nếu chiều dài của con lắc là 0,5l thì con lắc dao động với chu kì là
Áp dụng công thức tính chu kỳ của con lắc đơn ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {T_1} = 2\pi \sqrt {\frac{{{l_1}}}{g}} \\ {T_2} = 2\pi \sqrt {\frac{{{l_2}}}{g}} \end{array} \right. \to \frac{{{T_1}}}{{{T_2}}} = \sqrt 2 \to {T_2} = \frac{{{T_1}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{2,83}}{{\sqrt 2 }} = 2,00s\)
Một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, đầu trên được treo vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào vặt nhỏ A có khối lượng 250 g; vật A được nối với vật nhỏ B có khối lượng 250 g bằng một sợi dây mềm, mảnh, nhẹ, không dãn và đủ dài. Từ vị trí cân bằng của hệ, kéo vật B thẳng đứng xuống dưới một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ để vật B đi lên với vận tốc ban đầu bằng không. Bỏ qua các lực cản, lấy giá
trị gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Quãng đường đi được của vật A từ khi thả tay cho đến khi vật Adừng lại lần đầu tiên là
Độ dãn của lò xo tại VTCB O1 khi treo hai vật A và B.
Ta chia quá trình chuyển động của vật A thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Khi kéo vật B xuống 1 đoạn 10cm (Vật A đến vị trí I) rồi buông nhẹ thì vật A dao động với biên độ A1=10cm
Tần số góc: \( {\omega _1} = \sqrt {\frac{k}{{2m}}} = \sqrt {\frac{{100}}{{2.0,25}}} = 10\sqrt 2 (rad/s)\)
+ Giai đoạn 2: Khi vật đến vị trí M tức là:
\(\begin{array}{l} {x_M}({O_1}) = - \Delta l = - 5cm\\ \to {v_M} = \omega \sqrt {{A_1}^2 - {x_M}^2} = 10\sqrt 2 .\sqrt {{{10}^2} - {5^2}} = 50\sqrt 6 (cm/s) \end{array}\)
+ Lúc này lực đàn hồi thôi tác dụng, sợi dây bị chùng, vật B xem như được ném lên với vận tốc ban đầu vM.
+ Lúc này vật A dao động điều hoà với VTCB là O2 cao hơn O1 một đoạn: x0=O1O2=mB.g/ k=0,25.10/ 100 = 2,5cm
⇒xM(O2)=2,5cm
Khi đó tần số góc là: \( {\omega _2} = \sqrt {\frac{k}{m}} = \sqrt {\frac{{100}}{{0,25}}} = 20(rad/s)\)
+ Biên độ dao động của vật A lúc này là:
\( {A_2} = \sqrt {{x_M}^2 + {{(\frac{{{v_M}}}{{{\omega _2}}})}^2}} = \sqrt {{{2,5}^2} + {{(\frac{{50\sqrt 6 }}{{20}})}^2}} = 6,61cm\)
+ Quãng đường đi được của vật A từ khi thả tay cho đến khi vật A dừng lại lần đầu tiên, tức là vị trí P (biên âm) là:
d = IO2+O2P = A1+ x0+A2 = 10+2,5+6,61=19,1cm
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động ngược pha A và B. Những điểm năm trên đường trung trực của đoạn AB trên mặt nước sẽ
Ba nguồn kết hợp dao động ngược pha A và B
⇒ Những điểm nằm trên đường trung trực của đoạn AB trên mặt nước sẽ dao động với biên độ cực tiểu.
Đoạn mạch xoay chiều có cường độ dòng điện tức thời cùng pha với điện áp ở hai đầu của đoạn mạch, đoạn mạch này
Đoạn mạch xoay chiều có cường độ dòng điện tức thời cùng pha với điện áp ở hai đầu của đoạn mạch, đoạn mạch này chứa điện trở thuần.
Tổng trở của đoạn mạch RLC nối tiếp
Tổng trở của đoạn mạch RLC nối tiếp không thể nhỏ hơn điện trở thuần của đoạn mạch.
Một đoạn mạch nổi tiếp gồm điện trở thuần r = 5Ω, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L = (35/π).10-2(H), mắc nối tiếp với điện trở thuần R=30Ω. Mắc đoạn mạch vào điện áp xoay chiều có \( u = 70\sqrt 2 \cos (100\pi t)V\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch
Ta có: cảm kháng: \( {Z_L} = L.\omega = \frac{{{{35.10}^{ - 2}}}}{\pi }.100\pi = 35\Omega \)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch:\( P = \frac{{{U^2}(R + r)}}{{{{(R + r)}^2} + {Z_L}^2}} = \frac{{{{70}^2}(30 + 5)}}{{{{(30 + 5)}^2} + {{35}^2}}} = 70{\rm{W}}\)
Để thông tin liên lạc giữa các phi hành gia trên tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất với trạm điều hành dưới mặt đất, người ta thường sử dụng sóng vô tuyến có bước sóng trong khoảng
Để thông tin liên lạc giữa các phi hành gia trên tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất với trạm điều hành dưới mặt đất, người ta thường sử dụng sóng vô tuyến có bước sóng trong khoảng 10 - 0,01 (m)
Bức xạ có tác dụng chữa bệnh còi xương là
Bức xạ có tác dụng chữa bệnh còi xương là tia tử ngoại.
Trong thí nghiệm giao thoa lâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được làn lượt là i1 = 0,48 mm và i2 = 0,64 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 6,72 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng, còn tại B hệ i1 cho vân sáng hệ i2 cho vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 22 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?
Ta có: \(\frac{{{i_1}}}{{{i_2}}} = \frac{{0,48}}{{0,64}} = \frac{3}{4} \to \left\{ \begin{array}{l} {i_1} = 3\\ {i_2} = 4i \end{array} \right. \to {i_m} = 3.4i = 4{i_1} = 3{i_2} = 4.0,48 = 1,92(mm)\)+ Tại A là một vân trùng nên:
\( {N_m} = \left[ {\frac{{AB}}{{{i_m}}}} \right]{\rm{ + 1 = }}\left[ {\frac{{6,72}}{{1,92}}} \right] + 1 = 4\)
Điện năng được truyền từ nơi phát điện đến một khu dân cư bằng đường dây tải điện một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Coi điện trở của đường dây không đổi, hệ số công suất trong quá trình truyền tải và tiêu thụ điện luôn bằng 1. Nếu công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng x% và giữ nguyên điện áp khi truyền tải điện thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là 82%. Giá trị của x là:
+Ban đầu truyền đi công suất P1 với điện áp U1 có hiệu suất 90% = 0,9
. Ta có: \(\Delta {P_1} = \frac{{P_1^2R}}{{U_1^2{{\cos }^2}\varphi }} = (1 - 0,9){P_1} \to \frac{{{P_1}R}}{{U_1^2{{\cos }^2}\varphi }} = 0,1(1)\)
P1’ = 0,9P1
+ Lúc sau truyền đi công suất P2 với điện áp U2 có hiệu suất 82% = 0,82.
Ta có: \( \Delta {P_2} = \frac{{P_2^2R}}{{U_2^2{{\cos }^2}\varphi }} = (1 - 0,82){P_2} \to \frac{{{P_2}R}}{{U_2^2{{\cos }^2}\varphi }} = 0,18(2)\)
P2’ = 0,82P2
Từ (1) và (2) ta được:
\( \frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{0,1}}{{0,18}} \to \frac{{P{'_1}}}{{P{'_2}}} = \frac{{25}}{{41}} \to P{'_2} = 1,64P{'_1}\)
Vậy công suất tiêu thụ của khu dân cư tăng thêm 64%
Đặt vào hai đầu một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u = Uo cos(ωt+ π/2) thì cường độ dòng điện trong mạch là i = Io cos(ωt+ π/3). Đoạn mạch này có:
Ta có: \(\begin{array}{l} {\varphi _{u.i}} = \frac{\pi }{2} - \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{6} \to {Z_L} > {Z_C}\\ \tan {\varphi _{u.i}} = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \frac{1}{{\sqrt 3 }} \to {Z_L} - {Z_C} = \frac{R}{{\sqrt 3 }} \end{array}\)
Khi kích thích nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản, bán kính quỹ đạo dừng của electron tăng lên 9 lần. Tính các bước sóng của các bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra sau đó, biết rằng năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô là En=−13,6/n2eV với n = 1, 2,...
+Nguyên tử hiđrô ở trạng thái kích thích, electron ở trạng thái dừng ứng với n2 = 9 => n = 3.
+Sau đó electron trở về các lớp trong cơ thể phát ra các bức xạ có bước sóng l31, l32, l21 như hình vẽ.
+ Dãy Lai-man: \(\begin{array}{l} \frac{1}{{{\lambda _{31}}}} = \frac{{{E_3} - {E_1}}}{{hc}} \to {\lambda _{31}} = 0,103\mu m\\ \frac{1}{{{\lambda _{21}}}} = \frac{{{E_2} - {E_1}}}{{hc}} \to {\lambda _{21}} = 0,12\mu m \end{array}\)
+ Dãy Ban-me: \( \frac{1}{{{\lambda _{32}}}} = \frac{{{E_3} - {E_2}}}{{hc}} \to {\lambda _{32}} = 0,657\mu m\)
Công suất của lò phản ứng hạt nhân trên một tàu phá băng là 16 MW. Tàu dùng năng lượng phân hạch củ hạt nhân U235. Trung bình mỗi phân hạch tỏa ra 200 MeV. Nhiên liệu dùng trong lò là urani đã làm giàu chứa 15% 235U. Biết hiệu suất của lò 30%. Hỏi nếu tàu làm việc liên tục trong 3 tháng thì cần bao nhiêu kg nhiên liệu (coi mỗi nagfy làm việc 24 giờ, 1 tháng tính 30 ngày)
+ Năng lượng tàu sử dụng trong 1 ngày: W=P.t=16.106.86400=1,3824.1012
+ Do hiệu suất của lò là 30% nên năng lượng của mỗi phân hạch cung cấp là: ΔW = 200.0,3 = 60MeV=9,6.10−12J
+ Số phân hạch cần xảy ra để có năng lượng W là: \( N = \frac{{\rm{W}}}{{\Delta {\rm{W}}}} = {1,44.10^{23}}\)
+ Cứ một phân hạch cần 1 hạt U235 số hạt U235 dùng trong 1 ngày là: NU = N = 1,44.1023 hạt
+ Khối lượng U cần dùng trong 1 ngày:\( {N_U} = \frac{{{m_U}}}{A}.{N_A} \to {m_U} = \frac{{{N_U}.A}}{{{N_A}}} = \frac{{{{1,44.10}^{23}}.235}}{{{{6,02.10}^{23}}}} = 2126g\)
+ Nhiên liệu dùng trong lò là U làm giàu đến 12,5% (tính theo khối lượng) Khối lượng nhiên liệu cần dùng trong 1 ngày: \( {m_{nl}} = \frac{{{m_U}}}{{12,5\% }} = 449,7g\)
+ Khối lượng nhiên liệu cần dùng trong 3 tháng là:
449,7.90 = 40,47kg
Cho mạch điện xoay chiều hai đầu AB, gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp nhau. Điện áp tức thời giữa hai đầu AB, AM, MB tương ứng là uAB, uAM, uMB, được biểu diễn bằng đồ thị hình bên theo thời gian t. Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức\( i = \sqrt 2 \cos (\omega t)A\)
Công suất tiêu thụ trên các đoạn mạch AM và MB lần lượt là
Quan sát đồ thị uAB ta có uAB = 0 hai lần liên tiếp tại các thời điểm t1 = 5.10-3s và t2 = 15.10-3s
Suy ra: \( \frac{T}{2} = {t_2} - {t_1} \to T = 0,02s \to \omega = 100\pi rad/s\)
Dựa vào đồ thị ta có: \( u_{AB}= 220\cos (100\pi t)(V)\)
Ta nhận thấy u và i cùng pha nên công suất toàn mạch AB là:
\( {P_{AB}} = {P_{AM}} + {P_{MB}} = {U_{AB}}.I.\cos \varphi = 110\sqrt 2 .1.\cos 0 = 155,56{\rm{W}}\)
+ Giả sử phương trình : \( {u_{AM}} = {U_{0AM}}\cos (100\pi t + {\varphi _{AM}})(V)\)
Quan sát đồ thị uAM ta có khi \( t = \frac{{10}}{3}{.10^{ - 3}}s \to {u_{AM}} = 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {U_{0AM}}\cos (100\pi t + {\varphi _{AM}}) = 0 \to \cos (100\pi t + {\varphi _{AM}}) = \frac{\pi }{2}\\ \Leftrightarrow \cos (100\pi .\frac{{10}}{3}{.10^{ - 3}} + {\varphi _{AM}}) = \cos \frac{\pi }{2} \Leftrightarrow \cos (\frac{\pi }{3} + {\varphi _{AM}}) = \cos \frac{\pi }{2} \to {\varphi _{AM}} = \frac{\pi }{6} \end{array}\)
+ Giả sử phương trình: \( {u_{MB}} = {U_{0MB}}\cos (100\pi t + {\varphi _{MB}})(V)\)
Quan sát đồ thị uMB ta có khi thì uMB = 0: \( t = {7,5.10^{ - 3}}s \to {u_{MB}} = 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {U_{0MB}}\cos (100\pi t + {\varphi _{MB}}) = 0 \to \cos (100\pi t + {\varphi _{MB}}) = \cos \frac{\pi }{2}\\ \Leftrightarrow \cos (100\pi {.7,5.10^{ - 3}} + {\varphi _{AM}}) = \cos \frac{\pi }{2} \Leftrightarrow \cos (\frac{{3\pi }}{4} + {\varphi _{AM}}) = \cos \frac{\pi }{2} \to {\varphi _{AM}} = \frac{{ - \pi }}{4} \end{array}\)
Theo định lý hàm sin ta có:
\(\frac{{{U_{0MB}}}}{{\sin \frac{\pi }{6}}} = \frac{{{U_{0AB}}}}{{\sin (\pi - \frac{\pi }{6} - \frac{\pi }{4})}} = \frac{{{U_{0AM}}}}{{\sin \frac{\pi }{4}}} \Leftrightarrow \frac{{{U_{0MB}}}}{{\sin \frac{\pi }{6}}} = \frac{{220}}{{\sin (\frac{{7\pi }}{{12}})}} = \frac{{{U_{0AM}}}}{{\sin \frac{\pi }{4}}} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {U_{0AM}} = 161,05V\\ {U_{0MB}} = 113,88V \end{array} \right.\)
+ Công suất trên đoạn AM:
\( {P_{AM}} = {U_{AM}}.I.\cos {\varphi _{AM}} = \frac{{161,05}}{{\sqrt 2 }}.1.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = 98,62{\rm{W}}\)
+ Công suất trên đoạn MB: \( {P_{MB}} = {U_{MB}}.I.\cos {\varphi _{MB}} = \frac{{113,88}}{{\sqrt 2 }}.1.\frac{{\sqrt 2 }}{2} = 56,94{\rm{W}}\)
Quang phổ vạch hấp thụ là
Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục