Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020 - Trường THPT Phúc Thành

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 50 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 158848

Công thức nào sau đây dùng để tính tần số dao động của con lắc lò xo treo thẳng đứng (\(\Delta \ell \) là độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng)

Xem đáp án

Theo công thức ta có: \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta \ell }}} \)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 158849

Một vật thực hiện dao động điều hòa theo phương trình: \(x = 8\sqrt 2 \cos (20\pi t + \frac{\pi }{2})cm\), thời gian đo bằng giây. Chu kỳ, tần số dao động của vật là

Xem đáp án

Ta có:

 \(\begin{array}{l} T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 0,1s\\ f = \frac{1}{T} = 10Hz \end{array}\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 158850

Công thức liên hệ vận tốc truyền sóng v, bước sóng \(\lambda \), chu kì sóng T và tần số sóng f là 

Xem đáp án

Theo công thức \(\lambda = \frac{v}{f} = vT\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 158853

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cosωt thì độ lệch pha của điện áp u với cường độ dòng điện i trong mạch được tính theo công thức

Xem đáp án

 Ta có  \(\tan \phi = \frac{{\omega L - \frac{1}{{C\omega }}}}{R}\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 158854

Trong các biểu thức của giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều sau, hãy chọn công thức sai:

Xem đáp án

Đáp án D 

Công thức sai là  \(f = \frac{{{f_0}}}{{\sqrt 2 }}\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 158855

Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây?

Xem đáp án

Chu kỳ dao động có công thức là \(T = 2\pi \sqrt {LC}\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 158856

Công thức tính khoảng vân giao thoa trong thí nghiệm giao thoa của Y-âng là

Xem đáp án

Khoảng vân giao thoa có công thức \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 158858

Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời biến đổi

    

Xem đáp án

vận tốc tức thời biến đổi lệch pha \(\frac{\pi }{2}\)  so với li độ 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 158860

Độ to là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào:

Xem đáp án

Độ to là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào: Mức cường độ âm.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 158861

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, cuộn dây có điện trở r. Độ lệch pha \(\varphi \) giữa điện áp giữa hai đầu mạch và cường độ dòng điện trong mạch được tính bởi công thức

Xem đáp án

Độ lệch pha \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{{R + r}}\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 158862

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào 

Xem đáp án

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 158863

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

   

Xem đáp án

Sóng điện từ có thể lan truyền được trong nhiều môi trường như rắn, lỏng, khí và cả chân không

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 158864

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện tử tự do, cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng

Xem đáp án

Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc  \(\frac{\pi }{2}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 158865

Bộ phận có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc trong máy quang phổ lăng kính là gì?

 

Xem đáp án

Lăng kính có tác dụng phân tích chùm sáng truyền qua nó thành nhiều chùm sáng màu khác nhau

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 158866

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tia X?

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 158868

Cho một vật  tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số với phương trình lần lượt là \({x_1} = \sqrt 3 \sin \left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right)\) cm và \({x_2} = 2\cos \left( {20t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) cm. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật tại thời điểm \(t = \frac{\pi }{{120}}s\) là

Xem đáp án

\({x_1} = \sqrt 3 \sin \left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right) = \sqrt 3 \cos \left( {20t} \right)\)

Tổng hợp 2 dao động ta được \(x = \cos \left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right)\)

\(a = - {\omega ^2}x = - 400\cos \left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right)\)

Tại \(t = \frac{\pi }{{120}}s\) ta có \(a = 200\left( {cm/{s^2}} \right) = 2\left( {m/{s^2}} \right)\)\( \Rightarrow F = ma = 2.0,2 = 0,4\left( N \right)\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 158874

Cho mạch dao động LC, cuộn dây có độ tự cảm mH và tụ điện có điện dung C = 2pF. Lấy  . Tần số dao động f của mạch là 

Xem đáp án

Tần số dao động của mạch: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {{{2.10}^{ - 3}}{{.2.10}^{ - 12}}} }} = \frac{1}{{{{4.10}^{ - 7}}}} = 2,{5.10^6}{H_z} = 2,5MHz\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 158876

Thí nghiệm giao thoa Iâng: a = 2mm; D = 1,2m. Người ta quan sát được 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 2,4mm. Bước sóng của ánh sáng là

Xem đáp án

7 vân sáng => 6i = 2,4 mm => i = 0,4 mm

sử dụng công thức \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

từ đó suy ra bước sóng của ánh sáng 0,67 µm.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 158877

Công thoát của natri là 3,97.10-19J , giới hạn quang điện của natri là :

Xem đáp án

Sử dụng công thức \(A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)

Từ đó suy ra giới hạn quang điện là 0,5 µm

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 158878

Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 (V/m) và cảm ứng từ cực đại là 0,15 (T). Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc theo phương nằm ngang, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 (V/m) và đang có hướng Đông thì véc tơ cảm ứng từ có hướng và độ lớn là:

Xem đáp án

Vì E và B dao động cùng pha cùng tần số nên ta có \(\frac{e}{{{E_0}}} = \frac{b}{{{B_0}}} \Rightarrow b = \frac{{e.{B_0}}}{{{E_0}}} = \frac{{4.0,15}}{{10}} = 0,06T\)

Dùng quy tắc bàn tay phải ta xác định được chiều của B hướng xuống

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 158879

Thực hiên giao thoa ánh sáng với hai bức xạ thấy được có bước sóng λ1 = 0,64μm ; λ2 . Trên màn hứng các vân giao thoa , giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng . trong đó số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân , bước sóng của λ2 là ?

Xem đáp án

Vị trí các vân sáng cùng màu với vân trung tâm

 k11 = k22 ----> 0,64 k1 = k22

* Giả sử λ1 > λ2 ----> i1  > i2   Khi đó số vân sáng của bức xạ λ1 trong khoảng giữa hai vân sáng trùng nhau sẽ ít hơn số vân sáng của bức xạ λ2.

Do đó trong số 11 vân sáng k1 = 4+1 =5 còn k2 =4+3+1=8

        0,64 .5 = 8.λ2 ---->  λ2 = 0,4 μm.  Chọn đáp án A

* Nếu λ1 < λ2 ----> i1 < i2   Khi đó k1 = 8, k2 = 5 

          0,64 .8 = 5.λ2 ---->   λ2 = 1,024 μm > λđỏ Bức xạ này không nhìn thấy

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 158880

Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại  bức xạ λ1=0,56  và λ2 với \(0,67\mu m < {\lambda _2} < 0,74\mu m\), thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ . Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λ2và λ3 , với \({\lambda _3} = 7{\lambda _2}/12\) , khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm quan sát được bao nhiêu vân sáng ?

Xem đáp án

Kể luôn 2 vân sáng trùng thì có 8 VS của λ2 => có 7i2.

Gọi k là số khoảng vân của λ1  ;

Lúc đó   ki1= 7i2  =>   kλ1= 7λ2 

=>  0,67μm < λ= kλ1/7  < 0,74μm

=> 8,3 < k < 9,25  chọn k = 9   =>   λ2 = 0,72μm

(Xét vân sáng trùng gần VS TT  nhất)

Khi 3 vân sáng trùng  nhau   x1 = x = x3

\(\begin{array}{l} \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{9}{7}\\ \frac{{{k_2}}}{{{k_3}}} = \frac{{{\lambda _3}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{7}{{12}}\\ \frac{{{k_1}}}{{{k_3}}} = \frac{{{\lambda _3}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{3}{4} = \frac{6}{8} = \frac{9}{{12}} \end{array}\)

Vị trí 3 vân sáng trùng ứng với k1=9 , k2 = 7 , k3 = 12

Giữa hai vân sáng trùng có :

8 vân sáng của λ1 ( k1 từ 1 đến 8)

6 vân sáng của λ2 ( k2 từ 1 đến 6)

11 vân sáng của λ3 ( k1 từ 1 đến 11)

Tổng số vân sáng của 3 đơn sắc là 8+6+11= 25

Vì có 2 vị trí trùng của λvà λ3 ( với k1=3, k3=4 và k1=6, k3=8 )  nên số vân sáng đơn sắc là 25 – 2= 23     

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 158881

Một con lắc lò xo có khối lượng m dao động điều hòa trên mặt ngang. Khi li độ của con lắc là 2,5 cm thì vận tốc của nó là \(25\sqrt 3 \) cm/s. Khi li độ là \(2,5\sqrt 3 \) cm thì vận tốc là 25 cm/s. Đúng lúc quả cầu qua vị trí cân bằng thì một quả cầu nhỏ cùng khối lượng chuyển động ngược chiều với vận tốc 1m/s đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với quả cầu con lắc. Chọn gốc thời gian là lúc va chạm vào thời điểm mà độ lớn vận tốc của 2 quả cầu bằng nhau lần thứ nhất thì hai quả cầu cách nhau bao nhiêu.

Xem đáp án

\({A^2} = x_1^2 + \frac{{v_1^2}}{{{\omega ^2}}} = x_2^2 + \frac{{v_2^2}}{{{\omega ^2}}} \Rightarrow A = 5\left( {cm} \right);\)\(\omega = 10\frac{{rad}}{s} \Rightarrow {v_{01}} = \omega A = 50cm/s\)

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} { - m{v_{01}} + m{v_{02}} = m{v_1} + m{v_2}}\\ {\frac{1}{2}mv_{01}^2 + \frac{1}{2}mv_{01}^2 = \frac{1}{2}mv_1^2 + \frac{1}{2}mv_2^2} \end{array}} \right.\)\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{v_1} = 100cm/s > 0}\\ {{v_2} = - 50cm/s < 0} \end{array}} \right.\)

Thời gian để vận tốc vật 1 còn 50 cm (li độ \(x = \frac{{A'\sqrt 3 }}{2}\) với \(A' = \frac{{{v_1}}}{\omega } = 10\left( {cm} \right)\) là \(\frac{T}{6}\). Còn vật 2 chuyển động thẳng đều sau thời gian \(\frac{T}{6}\) đi được: \({S_2} = {v_2}\frac{T}{6} = \frac{{5\pi }}{3}cm\)   \( \Rightarrow \Delta S = \left| x \right| + {S_2} = \frac{{10\sqrt 3 }}{2} + \frac{{5\pi }}{3} \approx 13,9cm\)

 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 158882

Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường \(g = 10m/{s^2}\) , vật nặng có khối lượng 120g. Tỉ số giữa độ lớn gia tốc của vật tại vị trí cân bằng và độ lớn gia tốc của vật tại vị trí  biên là 0,08. Độ lớn lực căng dây tại vị trí cân bằng có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây ?

Xem đáp án

 

Xét thời điểm khi vật ở M, góc lệch của dây treo là a

Vận tốc của vật tại M:

  v2 = 2gl( cosa - cosa0).----> v = \(\sqrt {{\rm{2gl(cos}}\alpha - \cos \alpha {)_0}} \)

\(a = \sqrt {a_{ht}^2 + a_{tt}^2} \) --->aht = = 2g(cosa - cosa0)

  \({a_{tt}} = \frac{{{F_{tt}}}}{m} = \frac{{P\sin \alpha }}{m} = g\alpha \)

 Tại VTCB:\(\alpha \)= 0--->  att = 0 nên a0 = aht = 2g(1-cosa0) = \(2g.2{\sin ^2}\frac{{{\alpha _0}}}{2} = g{\alpha _0}\)

Tại biên : \(\alpha \) = a0 nên aht =0 ----> aB = att = ga0  Do đó : \(\frac{{{a_0}}}{{{a_B}}} = \frac{{g\alpha _0^2}}{{g{\alpha _0}}} = {\alpha _0} = 0,08\)

Lực căng dây ở VTCB:    T = mg(3 – 2cosa0­)  = mg = 1,20 N. 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 158883

Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên trục Ox nằm ngang. Trong quá trình dao động, chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo là 90 cm và 80 cm. Gia tốc a (m/s2) và li độ x (m) của con lắc tại cùng một thời điểm liên hệ với nhau qua hệ thức x = - 0,025a. Tại thời điểm t = 0,25 s vật ở li độ \(x = - 2,5\sqrt 3 \) và đang chuyển động theo chiều dương, phương trình dao động của con lắc là

 

Xem đáp án

Biên độ dao động \(A = \frac{{{\ell _{\max }} - {\ell _{\min }}}}{2} = \frac{{90 - 80}}{2} = 5cm\)

Ta có : x = - 0,025a \(\Rightarrow a = - \frac{1}{{0,025}}x = - 40x = - {\omega ^2}x\)

\( \Rightarrow \omega = 2\sqrt {10} = 2\pi \;rad/s\) => T= 1s

Tại thời điểm t= 0,25 s và  \(x = - 2,5\sqrt 3 \)  thì \(x = - \frac{{A\sqrt 3 }}{2}\) và đang chuyển động theo chiều dương 

Ta có \({x_0} = - \frac{A}{2} = - \frac{5}{2} = - 2,5cm\) =>  \(x = 5cos (2\pi t - \frac{{4\pi }}{3})\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 158884

Trên mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp tại A và B cách nhau 15 cm có phương trình uA = uB = 6\(\sqrt 2 \) cos20πt (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s. Trên đoạn AB, hai điểm gần nhau nhất mà phần tử sóng tại đó có cùng biên độ là 12 mm cách nhau là

Xem đáp án

Bước sóng  λ = v/f = 6 cm.

   Xét điểm M trên AB:   AM = d1;  BM = d2  Với 0 < d1 < 15 (cm);  d1 + d2 = 15 (cm) (*)

  Sóng tổng hợp tại m có phương trình

     u = 6 \(\sqrt 2 \)cos(20πt - \(\frac{{2\pi {d_1}}}{\lambda }\)) + 6\(\sqrt 2 \) cos(20πt - \(\frac{{2\pi {d_2}}}{\lambda }\) )

    = 12\(\sqrt 2 \)  cos (\(\frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda }\)) cos(20πt -  \(\frac{{\pi ({d_1} + {d_2})}}{\lambda }\))

  Diểm M dao động với biên độ 12 mm khi

    \(\sqrt 2 \) cos \(\frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda }\) = ± 1 -----> cos\(\frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda }\)  = ± \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\) ------> \(\frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda }\) = (2k+ 1)

      d2 – d1 =(2k + 1) \(\frac{\lambda }{4}\) = 1,5(2k + 1) = 3k + 1,5 (cm)  (**)

  Từ (*) và (**)    d1 = 7,5 – 1,5k – 0,75 = 6,75 – 1,5k . Với  - 5,5 < k < 4,5

  Khoảng cách giữa hai phần tử sóng trên AB có biên độ 12 mm

     d = | d1 – d’1| = 1,5|k – k’|

  d = dmin  khi   |k – k’| = 1 ----->  dmin = 1,5 cm.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 158885

Một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp gồm điện trở R = 30 Ω, tụ điện có dung kháng và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng U = 100V có tần số không thay đổi. Điều chỉnh hệ số tự cảm của cuộn cảm đến giá trị sao cho điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm \({U_L}\) đạt giá trị cực đại. Các giá trị cảm kháng \({Z_L}\)\({U_Lmax}\) lần lượt là

Xem đáp án

L của cuộn dây thay đổi, còn các đại lượng khác không đổi:

Hiệu điện thế \({U_L} = I.{Z_L} = \frac{U}{{\sqrt {\frac{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{{Z_L^2}}} }} = \frac{U}{{\sqrt {\frac{{{R^2} + Z_C^2}}{{Z_L^2}} - \frac{{2{{\rm{Z}}_C}}}{{{Z_L}}} + 1} }}\) đạt cực đại khi và chỉ khi: \(\left\{ \begin{array}{l} {Z_L} = \frac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}\\ {U_{L\max }} = \frac{{U\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R} \end{array} \right.\)

 và khi đó ta có : \({\left( {U_L^{\max }} \right)^2} - {U_C}U_L^{\max } - {U^2} = 0\)

+ Vận dụng:  \([{Z_L} = \frac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}} = \frac{{{{30}^2} + {{60}^2}}}{{60}} = 75\left( \Omega \right)\)

Điều chỉnh L để UL cực đại thì : \({U_{{L_{\max }}}} = I.{Z_L} = \frac{U}{Z}.{Z_L} = \frac{{U.{Z_L}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = 100\sqrt 5 \left( V \right)\)

Nhận xét:  Dạng bài mạch RLC có L biến thiên. Vậy khi điều chỉnh L để \({U_Lmax}\) thì \(\left\{ \begin{array}{l} {Z_L} = \frac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}\\ {U_{L\max }} = \frac{{U\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R} \end{array} \right. \Rightarrow {\left( {U_L^{\max }} \right)^2} - {U_C}U_L^{\max } - {U^2} = 0\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 158886

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L=L1 và L=L2 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có giá trị như nhau. Biết \({L_1} + {L_2} = 0,8H\). Đồ thị biểu diễn điện áp hiệu dụng UL vào L như hình vẽ. Tổng giá trị L3 + L4 gần giá trị nào nhất sau đây ?

Xem đáp án

\({U_C} = \frac{{U{Z_C}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \frac{{U{Z_C}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)

\( \Rightarrow {Z_C} = \frac{{{Z_{L1}} + {Z_{L2}}}}{2} = \frac{{\omega \left( {{L_1} + {L_2}} \right)}}{2} = \omega .0,4\)\({U_L} = \frac{{U{Z_L}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)

L tới vô cùng \({U_L} \approx U = {U_1}\)\({U_{L3}} = {U_{L4}} = \frac{{U{Z_{L3}}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L3}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \frac{{U{Z_{L4}}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L4}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = 1,5U\)\( \Rightarrow 1,{5^2}\left[ {{R^2} + {{\left( {{Z_{L3}} - {Z_C}} \right)}^2}} \right] - Z_{L3}^2 = 1,{5^2}\left[ {{R^2} + {{\left( {{Z_{L4}} - {Z_C}} \right)}^2}} \right] - Z_{L4}^2 = 0\)\( \Rightarrow {Z_{L3}} + {Z_{L4}} = \frac{{1,{5^2}.2.{Z_C}}}{{1,{5^2} - 1}} \Rightarrow {L_3} + {L_4} = \frac{{1,{5^2}.2.0,4}}{{1,{5^2} - 1}} = 1,44\left( H \right)\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 158887

Đặt nguồn điện xoay chiều \({u_1} = 10\cos 100\pi \) (V) vào hai đầu cuộn cảm thuần L thì cường độ dòng điện tức thời chạy qua cuộn cảm là i1 . Đặt nguồn điện xoay chiều \({u_2} = 20\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(V) vào hai đầu tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy qua tụ điện là i2. Mối quan hệ về giá trị tức thời giữa cường độ dòng điện qua hai mạch trên là \(9i_1^2 + 16i_2^2 = 25{\left( {mA} \right)^2}\) . Khi mắc cuộn cảm nối tiếp với tụ điện rồi mắc vào nguồn điện xoay chiều u1 thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn cảm thuần là

Xem đáp án

Mạch chỉ có cuộn dây thì u sớm pha hơn i góc \(\frac{\pi }{2}\) nên biểu thức của dòng điện i1:  \({i_1} = \frac{{10}}{{{Z_L}}}\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( 1 \right)\)

Mạch chỉ có tụ điện thì u trễ pha hơn i góc \(\frac{\pi }{2}\) nên biểu thức của dòng điện i2 :  \({i_2} = \frac{{20}}{{{Z_C}}}\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right) = \frac{{20}}{{{Z_C}}}\cos 100\pi t\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta thấy  và  vuông pha nên :  \({\left( {\frac{{{i_1}}}{{{I_{01}}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{i_2}}}{{{I_{02}}}}} \right)^2} \Rightarrow 1 = \frac{{i_1^2}}{{\frac{{{{10}^2}}}{{Z_L^2}}}} + \frac{{i_2^2}}{{\frac{{{{20}^2}}}{{Z_C^2}}}} = 1\left( 3 \right)\)

Từ dữ kiện đề bài:  \(9i_1^2 + 16i_2^2 = 25{\left( {mA} \right)^2} \Rightarrow \frac{{i_1^2}}{{\frac{{25}}{9}}} + \frac{{i_2^2}}{{\frac{{25}}{{16}}}} = 1\left( 4 \right)\)

So sánh (3) và (4) ra được:  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {\frac{{{{10}^2}}}{{Z_L^2}} = \frac{{25}}{9} \Rightarrow Z_L^2 = 36 \Rightarrow {Z_L} = 6\Omega }\\ {\frac{{{{20}^2}}}{{Z_C^2}} = \frac{{25}}{{16}} \Rightarrow Z_C^2 = 256 \Rightarrow {Z_C} = 16\Omega } \end{array}} \right.\)

Khi mắc nối tiếp cuộn cảm với tụ điện, tổng trở của mạch:  \(Z = \left| {{Z_L} - {Z_C}} \right| = \left| {6 - 16} \right| = 10\Omega \)

Cường độ dòng điện cực đại trong mạch:  \({I_0} = \frac{{{U_{01}}}}{Z} = \frac{{10}}{{10}} = 1\left( A \right)\)

Điện áp cực đại trên cuộn cảm thuần:  \({U_{0L}} = {I_0}{Z_L} = 1.6 = 6\left( V \right)\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »