Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020 - Tuyển chọn số 1
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
50 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = C\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\), C>0 . Đại lượng C được gọi là
C được gọi là biên độ của dao động.
Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
Trong dao động điều hòa thì biên độ, tần số và năng lượng toàn phần là luôn không đổi theo thời gian.
Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
Các điểm trên mặt nước thuộc trung trực của hai nguồn sóng sẽ dao động với biên độ cực đại.
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
Sóng cơ không lan truyền được trong chân không → A sai.
Đặt hiệu điện thế \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\)( U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?
Khi xảy ra cộng hưởng điện thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở thuần → C sai.
Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại I0 và điện áp cực đại trên tụ U0 của mạch dao động LC là
Ta có:
\(\frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}CU_0^2\)\( \to {I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)
Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là:
Khoảng thời gian ngắn nhất để đi từ vị trí cân bằng ra biên là một phần tư chu kì.
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
Thứ tự giảm dần của bước sóng: hồng ngoại, ánh sáng tím, tử ngoại và Rơn – ghen.
Cho hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song trong cùng một mặt phẳng như hình vẽ. Trong hai dây dẫn có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. Gọi M là điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. M chỉ có thể nằm tại vùng
M chỉ có thể nằm tại vị trí (2). Tại vị trí này cảm ứng từ gây bởi hai dòng điện cùng phương và ngược chiều nhau.
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ:
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các nucleon
Một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí mà động năng bằng thế năng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn lần lượt là 10 cm/s và 100 cm/s2. Chu kì biến thiên của động năng là
Ta có : \({E_d} = {E_t}\)\(\to \left| x \right| = \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\) và \(\left| a \right| = \frac{{\sqrt 2 }}{2}{\omega ^2}A\)
\(\omega = \sqrt {\frac{a}{x}} = \sqrt {\frac{{\left( {100} \right)}}{{\left( {10} \right)}}} = \pi (rad)\) => T= 2s
\({T_d} = \frac{T}{2} = \frac{2}{2} = 1s\)
Một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng với hai nút sóng. Bước sóng của dao động là
Ta có : l = 1m, n =1
\(\lambda = 2l = 2.\left( 1 \right) = 2m\)
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng
Ta có : p = 10 , n = 300 vòng/phút
\(f = \frac{{pn}}{{60}} = \frac{{\left( {10} \right).\left( {300} \right)}}{{60}} = 50Hz\)
Ta biết được thành phần chủ yếu của các nguyên tố cấu tạo Mặt Trời dựa vào
Dựa vào việc nghiên cứu quang phổ mà con người biết được thành phần chủ yếu của các nguyên tố cấu tạo Mặt Trời.
Xung quanh dòng điện xoay chiều sẽ có
Xung quanh dòng điện sẽ có từ tường. Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên do đó từ trường mà nó sinh ra là một từ trường biến thiên → điện trường biến thiên được hình thành → ta có điện từ trường trong không gian.
Năng lượng photon của tia Rơnghen có bước sóng là \({5.10^{ - 11}}\)
Năng lượng của photon theo thuyết lượng tử ánh sáng \(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{5.10}^{ - 11}}}} = 3,{975.10^{ - 15}}\)
Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
Hai hạt nhân có cùng độ hụt khối → có cùng năng lượng liên kết.
Hạt nhân X có số khối lớn hơn hạt nhân Y→ năng lượng liên kết của X nhỏ hơn Y→ Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là
Tia \(\gamma\) , X không mang điện nên không bị lệch trong điện trường
Tại hai điểm A và B có hai điện tích qA, qB . Tại điểm M, một electron được thả ra không vận tốc đầu thì nó di chuyển ra xa các điện tích.Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?
Electron dịch chuyển ra xa hai điện tích qA, qB → tổng điện tích của qA và qB phải âm → B không thể xảy ra.
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ cơ năng.
Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây không dãn, đầu trên của sợi dây được buộc cố định. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0,08 rad rồi thả nhẹ để vật dao động điều hòa. Lấy \(g = 10m/{s^2}\), gia tốc dao động điều hòa cực đại của con lắc là
\({\alpha _0} = 0,08\) => \({a_{max}} = g{\alpha _0} = \left( {10} \right).\left( {0,08} \right) = 0,8\) m/s2
Một nguồn âm có công suất P0=0,6W phát sóng âm dạng hình cầu. Cường độ âm tại điểm A cách nguồn 3 m là
\({I_A} = \frac{P}{{4\pi {r^2}}} = \frac{{\left( {0,6} \right)}}{{4\pi .\left( {{3^2}} \right)}} = 5,{31.10^{ - 3}}\)
Một sóng cơ hình sin, biên độ A lan truyền qua hai điểm M và N trên cùng một phương truyền sóng. Quan sát dao động của hai phần tử này thì thấy rằng khi phần tử M có li độ uM thì phần tử N đi qua vị trí có li độ uN với uM=-uN . Vị trí cân bằng của M và N có thể cách nhau một khoảng là
Dễ thấy hệ thức uM=-uN tương ứng cho hai đại lượng ngược pha → vị trí cân bằng của M và N có thể cách nhau một khoảng là một nửa bước sóng.
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với hộp X. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U =300V thì điện áp hiệu dụng trên điện trở, trên hộp X lần lượt là UR= 100V và UX=250V. Hệ số công suất của mạch X là
\(\cos \beta = \frac{{U_R^2 + U_X^2 - {U^2}}}{{2{U_R}{U_X}}} = \frac{{{{\left( {100} \right)}^2} + {{\left( {250} \right)}^2} - {{\left( {300} \right)}^2}}}{{2.\left( {100} \right).\left( {250} \right)}} = - 0,35\)
\(\beta + {\varphi _X} = {180^0} \to \cos {\varphi _X} = - \cos \beta = 0,35\)
Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều vào một tụ điện có điện dung không đổi. Khi roto quay với tốc độ n thì cường độ dòng điện trong mạch là I, khi roto quay với tốc độ 4n thì cường độ dòng điện trong mạch là
U ~n và \({Z_C} \sim \frac{1}{n}\)
\(I = \frac{U}{{{Z_C}}}\) => I ~ n2 => nn tăng 4 lần thì I tăng 16 lần.
Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp có cuộn sơ cấp A và cuộn thứ cấp B . Cuộn được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Cuộn A gồm các vòng dây quấn cùng chiều, một số điểm trên B được nối ra các chốt m, n, p, q (như hình vẽ). Số chỉ của vôn kế V có giá trị nhỏ nhất khi khóa K ở chốt nào sau đây?
Chốt q ứng với số vòng dây nhỏ nhất → vôn kế có chỉ số nhỏ nhất
Theo thuyết lượng tử ánh sáng hai photon có năng lượng lần lượt là \({\varepsilon _1}\) và \({\varepsilon _2}\)(\({\varepsilon _1} > {\varepsilon _2}\) ) thì kết luận nào sau đây là đúng về hai photon này?
\(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda }\) mà ta có \({\varepsilon _1} > {\varepsilon _2}\) => \({\lambda _1} < {\lambda _2}\)
Kim loại làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện \({\lambda _0}\). Lần lượt chiếu tới bề mặt catốt hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1}\)=0,4 μm và \({\lambda _2}\)= 0,5 μm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catốt khác nhau 2 lần. Giá trị của \({\lambda _0}\) là
Áp dụng công thức Anh – xtanh về hiện tương quang điện.
\(\left\{ \begin{array}{l} \frac{{hc}}{{{\lambda _1}}} = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} + 2{E_{d2}}\;\;\\ \frac{{hc}}{{{\lambda _2}}} = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} + {E_{d2}} \end{array} \right.\)=> \({\lambda _o} = \frac{{3{\lambda _1}{\lambda _2}}}{{4{\lambda _1} - {\lambda _2}}} = \frac{{3.\left( {0,4} \right).\left( {0,5} \right)}}{{4.\left( {0,4} \right) - \left( {0,5} \right)}} = 0,545\mu m\)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Lấy \({r_0} = 5,{3.10^{ - 11}}m\) ; \({m_e} = 9,{1.10^{ - 31}}kg\)kg; \(k = {9.10^9}N{m^2}/{C^2}\)và \(e = 1,{6.10^{ - 19}}C\). Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng , quãng đường mà êlectron đi được trong thời gian 10-8 s là
Khi chuyển động trên các quỹ đạo dừng thì lực tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm:
\(F = m{a_{ht}} \to k\frac{{{q^2}}}{{r_n^2}} = m{\omega ^2}{r_n} \to \omega = \sqrt {\frac{k}{{mr_n^3}}} q\)
quỹ đạo M ứng với n=3
\(\omega = \sqrt {\frac{{{{9.10}^9}}}{{0,{{91.10}^{ - 31}}.{{\left( {{3^2}.5,{{3.10}^{ - 11}}} \right)}^3}}}} 1,{6.10^{ - 19}} = 1,{53.10^{15}}rad\) => \({T_M} = 4,{1.10^{ - 15}}s\)
Chu vi của quỹ đạo M là \(s = 2\pi {r_M} = 2\pi {.3^2}.5,{3.10^{ - 11}} = {3.10^{ - 9}}m\)
Ta để ý rằng khoảng thời gian \(\Delta t = {10^{ - 8}}s\) gần bằng 2439024,39T → S=7,3 mm
Tàu ngầm hạt nhân là một loại tàu ngầm vận hành nhờ sử dụng năng lượng của phản ứng hạt nhân. Nguyên liệu thường dùng là \({}^{235}U\). Mỗi phân hạch của hạt nhân \({}^{235}U\) tỏa ra năng lượng trung bình là 200 MeV. Hiệu suất của lò phản ứng là 25%. Nếu công suất của lò là 400 MW thì khối lượng \({}^{235}U\)cần dùng trong một ngày xấp xỉ bằng
Năng lượng mà tàu cần dùng trong một ngày \(E = Pt = \left( {{{400.10}^6}} \right).\left( {24.3600} \right) = {3456.10^{13}}J\)
H= 0,5 => \({E_0} = \frac{E}{{25}}.100 = \frac{{\left( {{{3456.10}^{13}}} \right)}}{{25}}.100 = 1,{3824.10^{14}}J\)
Số hạt nhân Urani đã phân hạch: \(n = \frac{{{E_0}}}{{\Delta E}} = \frac{{\left( {1,{{3824.10}^{14}}} \right)}}{{\left( {{{200.10}^6}} \right).\left( {1,{{6.10}^{ - 19}}} \right)}} = 4,{32.10^{24}}\)
→\(m = \mu A = \frac{n}{{{N_A}}}A = \frac{{\left( {4,{{32.10}^{24}}} \right)}}{{\left( {6,{{023.10}^{23}}} \right)}}.\left( {235} \right) = 1,69kg\)
Cho quang hệ như hình vẽ. (1) là một bản mặt song song, chiết suất n =1,3 , bề dày e= 10 cm; (2) là một bề mặt phản xạ toàn phần. Chiếu đến (1) tại điểm tới I một tia sáng đơn sắc, hẹp. Gọi K là điểm mà tia sáng ló ra khỏi (1). Khoảng cách IK bằng
Biễu diễn đường đi của của tia phản xạ và tia ló. Ta có:
n =1,3 , bề dày e= 10 cm, i = 600 => r =420
IK = 2e tan r = 18 cm
Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm t = t0 , cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng 0,5E0 . Đến thời điểm \(t = {t_0} + \frac{T}{4}\) , cảm ứng từ tại M có độ lớn là
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn cùng pha nhau
+ tại thời điểm t0 cảm ứng từ đang có giá trị \(\frac{{{B_0}}}{2}\)
+ để ý rằng hai thời điểm này vuông pha nhau vậy, tại thời điểm t ta có \(B=\frac{{\sqrt 3 {B_0}}}{2}\)
Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe S1S2 là 0,4 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát bằng 3 m. Nguồn sáng đặt trong không khí có bước sóng trong khoảng 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 27 mm. Giá trị trung bình của các bước sóng cho vân sáng tại M trên màn gần nhất với giá trị nào sau đây?
vị trí của vân sáng → \({x_M} = k\frac{{D\lambda }}{a} \to \lambda = \frac{{a{x_M}}}{{kD}} = \frac{{0,{{4.10}^{ - 3}}{{.27.10}^{ - 3}}}}{{3k}} = \frac{{3,6}}{k}\) µm.
→ lập bảng, với khoảng giá trị của bước sóng, ta tìm được các bức xạ cho vân sáng là 0,72 µm, 0,6 µm, 0,542 µm, 0,45 µm, 0,4 µm
→ Giá trị trung bình \(\overline {{\lambda _{}}} = 0,53684\) µm.
Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 24 cm. Đây là thấu kính
Ảnh cao hơn vật → thấu kính là hội tụ.
→ Trường hợp ảnh ngược chiều so với vật, đây là ảnh thật.
\(\left\{ \begin{array}{l} d + d' = 24\\ d' = 2d \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} d = 8\\ d' = 16 \end{array} \right.\)
\(\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} \to f = \frac{{16}}{3}cm\)
Cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số, đồ thị biễu diễn mối hệ giữa li độ x1 và x2 giữa hai dao động được cho như hình vẽ. Độ lệch pha giữa hai dao động này gần nhất giá trị nào sau đây?
Từ đồ thị, ta có: A1=A2=4
tại x1=2 đang tăng thì x2=1 và đang giảm.
→ Biễu diễn trên đường tròn \(\Delta \varphi = \arccos \left( {\frac{{{x_1}}}{A}} \right) + \arccos \left( {\frac{{{x_2}}}{A}} \right) = \arccos \left( {\frac{2}{4}} \right) + \arccos \left( {\frac{1}{4}} \right) \approx 2,4rad\)
Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức hợp với nhau một góc 600 . Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với biên độ góc 80 và có chu kì tương ứng là T1 và T2= T1 + 0,1s. Giá trị của T2 là
Ta có: \({\alpha _{01}} = {\alpha _{02}}\) => g1 cùng phương, cùng chiều g2
T2 > T1 => g1 > g2
Ta biễu diễn các gia tốc bằng vecto nối đuôi.
a1 = a2 và (a1,a2) =600 và → tam giác đều.
vậy \({\beta _1} = {60^0},{\beta _2} = {120^0},\alpha = 52^\circ \)
Áp dụng định lí sin, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} \frac{g}{{\sin {\beta _2}}} = \frac{{{g_2}}}{{\sin \alpha }}\\ \frac{g}{{\sin {\beta _1}}} = \frac{{{g_1}}}{{\sin \left( {\alpha + {{60}^0}} \right)}} \end{array} \right.\)=> \(\frac{{{g_1}}}{{{g_2}}} = \frac{{\sin {\beta _2}}}{{\sin {\beta _1}}}.\frac{{\sin \left( {\alpha + {{60}^0}} \right)}}{{\sin \alpha }} \approx 1,18\)
Kết hợp với \({T_1} = {T_2}\sqrt {\frac{{{g_2}}}{{{g_1}}}} \approx 0,92{T_2}\) => \({T_2} = \frac{{0,1}}{{1 - 0,92}} = 1,28s\)
Điện năng được truyền tải từ hai máy phát đến hai nơi tiêu thụ bằng các đường dây tải một pha. Biết công suất của các máy là không đổi và lần lượt là P1 và P2, điện trở trên các đường dây tải là như nhau và bằng 50 Ω, hệ số công suất của cả hai hệ thống điện đều bằng 1. Hiệu suất truyền tải của hai hệ thống H1 và H2 phụ thuộc vào điện áp hiệu dụng hai đầu các máy phát. Hình vẽ bên biểu diễn sự phụ thuộc của các hiệu suất vào \(\frac{1}{{{U^2}}}\) . Biết P1 + P2 = 10 kW. Giá trị của P1 là
Hiệu suất của quá trình tuyền tải \(H = 1 - \frac{{PR}}{{{U^2}}}\) → đồ thị \(H\left( {\frac{1}{{{U^2}}}} \right)\) có dạng là một đường thẳng với hệ số góc \(\tan \beta = - PR\)
Ta có: \(\tan \left( \alpha \right) = - {P_2}R,\tan \left( {2\alpha } \right) = - {P_1}R\)
P1 + P2 = 10 kW nên\(\tan \alpha + \tan \left( {2\alpha } \right) = - \left( {{P_1} + {P_2}} \right)R = - \left( {10} \right).\left( {{{50.10}^{ - 3}}} \right)\)
\(\tan \left( {2\alpha } \right) = - 0,3365\) => P1= 6,73kW
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) ( U0, \(\omega \) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Khi L=L0 hoặc L=3L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện bằng nhau và bằng UC. Khi L=2L0 hoặc L=6L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm bằng nhau và bằng UL. Tỉ số \(\frac{{{U_L}}}{{{U_C}}}\) bằng
Theo giả thuyết bài toán: ZL=ZL0 và ZL=3ZL0 cho cùng UC => \({Z_{L0}} + 3{Z_{L0}} = 2{Z_C}\)
Để đơn giản, ta chọn ZL0=1 => ZC=2
ZL=2ZL0 và ZL=6ZL0 cho cùng UL
\(\frac{1}{{2{Z_{L0}}}} + \frac{1}{{6{Z_{L0}}}} = \frac{{2{Z_C}}}{{{R^2} + Z_C^2}} \to \frac{1}{{\left( 2 \right)}} + \frac{1}{{\left( 6 \right)}} = \frac{{2.\left( 2 \right)}}{{{R^2} + \left( {{2^2}} \right)}}\) => R2=2
Ta có tỉ số \(\frac{{{U_L}}}{{{U_C}}} = \frac{{\frac{{2{Z_{L0}}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {2{Z_{L0}} - {Z_C}} \right)}^2}} }}}}{{\frac{{{Z_C}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L0}} - {Z_C}} \right)}^2}} }}}} = \frac{{\frac{2}{{\sqrt {2 + {{\left( {2 - 2} \right)}^2}} }}}}{{\frac{2}{{\sqrt {2 + {{\left( {1 - 2} \right)}^2}} }}}} = \sqrt {\frac{3}{2}} \)
Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tại điểm M có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng \({\lambda _1}\) =735 nm; \({\lambda _2}\)= 490 nm; \({\lambda _3}\) và \({\lambda _4}\). Hiệu năng lượng của hai photon tương ứng với hai bức xạ này là
Ta có:
\(\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{{490}}{{735}} = \frac{2}{3}\)
→ vị trí trùng nhau của bức xạ \({\lambda _1}\) với \({\lambda _2}\) sẽ ứng với \({k_1} = 2,4,6...\)
Điều kiện để bức xạ \({\lambda }\) bất kì cho vân sáng trùng với bức xạ \({\lambda _1}\)
\(\frac{{{k_1}}}{k} = \frac{\lambda }{{{\lambda _1}}} \to \lambda = {\lambda _1}\frac{{{k_1}}}{k}\)
để vân sáng của \({\lambda }\) trùng với vân sáng của \({\lambda_2 }\) thì \({k_1} = 2,4,6...\)
\(\lambda = \frac{{\left( {2n} \right)735}}{k}\) với n = 1,2,3...
Lập bảng :
với n = 2 thì ta có \({\lambda_3 }\)= 588 nm và \({\lambda_4}\)= 420 nm
\(\Delta \varepsilon = hc\left( {\frac{1}{{{\lambda _4}}} - \frac{1}{{{\lambda _3}}}} \right) = \left( {6,{{625.10}^{ - 34}}} \right).\left( {{{3.10}^8}} \right)\left( {\frac{1}{{{{420.10}^{ - 9}}}} - \frac{1}{{{{588.10}^{ - 9}}}}} \right) = 0,85eV\)
Khi bắn hạt \(\alpha \) có động năng K vào hạt nhân \({}_7^{14}N\) đứng yên thì gây ra phản ứng \({}_2^4He + {}_7^{14}N \to {}_8^{17}O + X\). Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là \({m_{He}} = 4,0015u\), \({m_N} = 13,9992u\) , \({m_N} = 13,9992u\), \({m_X} = 1,0073u\)Lấy MeV. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng
Ta có:
\(\Delta E = \left( {{m_\alpha } + {m_N} - {m_O} - {m_X}} \right){c^2}\)
\(\Delta E = {K_O} - K\)
Phương trình bảo toàn động lượng cho phản ứng
\(\overrightarrow {{p_\alpha }} = \overrightarrow {{p_O}} \to p_\alpha ^2 = p_O^2 \to {K_O} = \frac{{{m_\alpha }}}{{{m_O}}}K\)
→ Từ các phương trình trên, ta thu được
\(K = \frac{{\left( {{m_\alpha } + {m_N} - {m_O} - {m_X}} \right){c^2}}}{{\frac{{{m_\alpha }}}{{{m_O}}} - 1}} = \frac{{\left( {4,0015 + 13,9992 - 16,9947 - 1,0073} \right).931,5}}{{\frac{{1,0073}}{{16,9947}} - 1}} = 1,58\)MeV.