Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;2;3;4;...;100} \right\}\). Gọi S là tập hợp gồm tất cả các tập con của A, mỗi tập con này gồm 3 phần tử của A và có tổng bằng 91. Chọn ngẫu nhiên một phần tử của S. Xác suất chọn được phần tử có 3 số lập thành cấp số nhân bằng?
A. \(\frac{4}{{645}}\)
B. \(\frac{2}{{645}}\)
C. \(\frac{3}{{645}}\)
D. \(\frac{1}{{645}}\)
Lời giải của giáo viên
Giả sử tập con bất kì \(\left\{ {a;b;c} \right\} \in S \Rightarrow 1 \le a,b,c \le 100;a,b,c\) phân biệt
a + b + c = 91.
Đây là bài toán chia kẹo Euler nên số bộ a, b, c là \(C_{91 - 1}^{3 - 1}\)
Tuy nhiên trong các bộ trên vẫn chứa các bộ có 2 chữ số giống nhau, số bộ có 2 chữ số giống nhau là 3.45 = 135 (bộ). Vậy \(n\left( \Omega \right) = \left( {C_{90}^2 - 3.45} \right):3! = 645\).
Gọi A là biến cố: “a, b, c lập thành cấp số nhân”
Gọi q là công bội của cấp số nhân theo bài ra ta có q > 0
\(a + aq + a{q^2} = 91 \Leftrightarrow a\left( {1 + q + {q^2}} \right) = 1.91 = 13.7\)
Trường hợp 1: \(\left\{ \begin{array}{l}
a = 1\\
1 + q + {q^2} = 91
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 1\\
q = 9
\end{array} \right.\)
Trường hợp 2: \(\left\{ \begin{array}{l}
a = 91\\
1 + q + {q^2} = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 91\\
q = 0
\end{array} \right.\) (loại)
Trường hợp 3: \(\left\{ \begin{array}{l}
a = 13\\
1 + q + {q^2} = 7
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 13\\
q = 2
\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Trường hợp 4: \(\left\{ \begin{array}{l}
a = 7\\
1 + q + {q^2} = 13
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 7\\
q = 3
\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy n(A) = 3
\(P\left( A \right) = \frac{3}{{645}}\).
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho cấp số cộng (un) có số hạng tổng quát là un = 3n - 2. Tìm công sai d của cấp số cộng.
Giá trị nhỏ nhất m và giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = \frac{{\sin x + 2\cos x + 1}}{{\sin x + \cos x + 2}}\) là
Cho cấp số nhân (un) có u1 = -3, công bội q = -2. Hỏi -192 là số hạng thứ mấy của (un) ?
Cho hàm số y = f(x) xác định trên R và hàm số y = f’(x) có đồ thị như hình vẽ. Tìm số điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( {{x^2} - 3} \right)\).
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC biết \(A\left( {1;3} \right),B\left( { - 2; - 2} \right),C\left( {3;1} \right)\). Tính cosin góc A của tam giác.
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x - y + 1 = 0. Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \) nào sau đây biến đường thẳng d thành chính nó?
Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 3}}{{x - 1}}\) là đường thẳng có phương trình?
Tính đạo hàm của hàm số \(y = \tan \left( {\frac{\pi }{4} - x} \right)\):
Cho hình chóp đều S.ABCD, cạnh đáy bằng a, góc giữa mặt bên và mặt đáy là 60°. Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SCD).
Cho tập \(A = \left\{ {0;2;4;6;8} \right\}\); \(B = \left\{ {3;4;5;6;7} \right\}\). Tập A \ B là
Cho tứ diện MNPQ. Gọi I; J; K lần lượt là trung điểm của các cạnh MN, MP, MQ. Tỉ số thể tích \(\frac{{{V_{MIJK}}}}{{{V_{MNPQ}}}}\) bằng
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{5x + 1 - \sqrt {x + 1} }}{{{x^2} + 2x}}\) có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận?
Nghiệm của phương trình \(\cos \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) là