Mắc nối tiếp ba phần tử gồm một tụ điện, một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần vào điện áp xoay chiều \(u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t\,\,\,V\) thì dung kháng của tụ điện và cảm kháng của cuộn dây lần lượt là \(100\Omega \) và \(110\Omega \), đồng thời công suất tiêu thụ của mạch là 400W. Để mắc ba phần tử này thành một mạch dao động và duy trì dao động trong mạch đó với điện áp cực đại 10V thì phải cung cấp năng lượng cho mạch với công suất lớn nhất là
A. 0,113W.
B. 0,560 W.
C. 0,090 W.
D. 0,314 W.
Lời giải của giáo viên
Với công suất tiêu thụ trên mạch là 400W, thì có hai giá trị của R thỏa mãn
\(P=R.\frac{{{U}^{2}}}{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}\Leftrightarrow {{R}^{2}}-25R+{{10}^{2}}=0\Leftrightarrow \left( \begin{align} & R=50\Omega \\ & R=20\Omega \\ \end{align} \right.\)
Dòng điện cực đại trong mạch LC: \(\frac{1}{2}LI_{o}^{2}=\frac{1}{2}CU_{o}^{2}\Rightarrow I_{o}^{2}=\frac{C}{L}U_{o}^{2}=\frac{U_{o}^{2}}{{{Z}_{L}}{{Z}_{C}}}\)
Để duy trì dao động của mạch thì công suất cần cung cấp cho mạch đúng bằng công suất tỏa nhiệt trên R: \(P=\frac{I_{o}^{2}}{2}{{R}_{2}}=0,09W.\)
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?
Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn \(0,62\mu m\). Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số \({{f}_{1}}=4,{{5.10}^{14}}Hz;\,{{f}_{2}}=5,{{0.10}^{13}}Hz;\,{{f}_{3}}=6,{{5.10}^{13}}Hz;{{f}_{4}}=6,{{0.10}^{14}}H\text{z}\) thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với chùm bức xạ nào?
Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hidro được tính theo công thức \({{E}_{n}}=-13,6/{{n}^{2}}\left( eV \right)\,(n=1,2,3,...)\). Khi electron trong nguyên tử Hidro chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 sang quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử Hidro phát ra proton ứng với bức xạ có bước sóng bằng
Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,75\mu m\) và \({{\lambda }_{2}}=0,25\mu m\) vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện \({{\lambda }_{o}}=0,35\mu m.\) Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
Một khung dây phẳng diện tích \(20c{{m}^{2}}\), gồm 10 vòng được đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng làm thành góc \({{30}^{o}}\) với mặt phẳng khung dây và có độ lớn bằng \({{2.10}^{-4}}T.\) Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi
Một ánh sáng đơn sắc màu lam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết \(R=50\Omega ,\) điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch U = 150V, hệ số công suất đoạn mạch \(\cos \varphi =0,8.\)Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch và công suất của đoạn mạch có giá trị
Một con lắc lò xo vật nặng 100g và một lò xo có độ cứng 40N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức với biên độ \({{F}_{o}}\) và tần số \({{f}_{1}}=3,5Hz\) thì biên độ dao động ổn định của hệ là \({{A}_{1}}\). Nếu giữ nguyên biên độ \({{F}_{o}}\) và tăng tần số ngoại lực lên đến giá trị \({{f}_{2}}=6Hz\) thì biên độ dao động ổn định của hệ là \({{A}_{2}}\). So sánh \({{A}_{1}}\) và \({{A}_{2}}\).
Điện áp xoay chiều có biểu thức \(u=200\cos \left( 100\pi t \right)\,\,\left( V \right)\) (t tính bằng giây) vào hai đầu cuộn thuần cảm có độ tự cảm \(\frac{1}{2\pi }(H)\). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là
Một con lắc đơn, trong khoảng thời gian \(\Delta t=10\) phút nó thực hiện 299 dao động. Khi giảm độ dài của nó bớt 40cm, trong cùng khoảng thời gian \(\Delta t\) như trên, con lắc thực hiện 386 dao động. Gia tốc rơi tự do tại nơi thí nghiệm là
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình\(x=8\cos (2\pi t)\,cm\). Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm bằng
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có
Để xác định suất điện động \(\xi \) của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên \(\left( {{H}_{1}} \right)\). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của \(\frac{1}{I}\) (nghịch đảo số chỉ ampe kế A) vào giá trị R của biến trở như hình vẽ bên \(\left( {{H}_{2}} \right)\). Giá trị trung bình của E được xác định bởi thí nghiệm này là