Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật m = 0,1 kg, k = 100N/m. Từ vị trí lò xo không biến dạng đẩy vật sao cho lò xo nén 2 √ 3 cm rồi buông nhẹ, khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên tác dụng lực F = 2N không đổi cùng chiều vận tốc của vật, khi đó vật dao động điều hòa với biên độ A1, sau 1/30 s kể từ khi tác dụng lực F, ngừng tác dụng lực F, khi đó vật dao động với A2, tính A2/A1. Lấy π2 = 10.
A. 2/ √3.
B. √7/2.
C. 2 √7.
D. √7.
Lời giải của giáo viên
Chu kì dao động của con lắc lò xo:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = \frac{1}{5}\)(s)
+ Khi chưa có lực vật dao động với biên độ A = 2 √3 xung quanh vị trí cân bằng O. Khi vật đến O có lực tác dụng F, lúc này vị trí cân bằng dịch đi đoạn
\({x_0} = \frac{F}{k} = 0,02\left( m \right) = 2\left( {cm} \right)\) đến vị trí O1 theo chiều hướng tác dụng.
+ Vậy, tại thời điểm tác dụng lực vật có li độ và vận tốc là:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{x_0} = - 2\left( {cm} \right)\\
{v_0} = \omega A
\end{array} \right.\)
+ Do đó biên độ dao dộng của vật lúc này là:
\({A_1} = \sqrt {x_0^2 + \frac{{v_0^2}}{{{\omega ^2}}}} = \sqrt {x_0^2 + {{\left( {\frac{{\omega A}}{\omega }} \right)}^2}} = \sqrt {x_0^2 + {A^2}} = 4\left( {cm} \right)\)
+ Vậy sau khi tác dụng lực F vật dao động với biên độ A1 = 4 cm xung quanh VTCB O1. Khi tác dụng lực F vật đang ở O có li độ
\({x_1} = - \frac{{{A_1}}}{2} = - 2\left( {cm} \right);\Delta t = \frac{1}{{30}}\left( s \right) = \frac{T}{6}\)
vật sẽ đến M có li độ \({x_2} = \frac{{{A_1}}}{2} = 2\left( {cm} \right)\).
Khi đến M thì mất lực tác dụng nên VTCB lại về O, lúc đó vật có li độ và vận tốc là:
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = 4\left( {cm} \right)\\
v = \frac{{\omega {A_1}\sqrt 3 }}{2}
\end{array} \right.\)
+ Vậy biên độ dao động sau khi bỏ lực là:
\({A_2} = \sqrt {{x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}} = \sqrt {{4^2} + \frac{3}{4}{4^2}} = 2\sqrt 7 \Rightarrow \frac{{{A_2}}}{{{A_1}}} = \frac{{\sqrt 7 }}{2}\)
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cho hai dđdh cùng phương \({x_1} = 5\sqrt 3 \cos 10\pi t\)(cm) và \({x_2} = {A_2}\sin \left( {10\pi t} \right)\) (cm). Biết biên độ của dao động tổng hợp là 10cm. Giá trị của A2 là:
Chọn câu đúng. Mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm L = 25 µH. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung của tụ điện có giá trị là:
Kết luận nào sau đây không đúng? Đối với một chất điểm dao động cơ điều hoà với tần số f thì
Li độ của một vật phụ thuộc vào thời gian theo phương trình x = 12sinωt (x đo bằng cm, t đo bằng s). Giạ tốc có độ lớn cực đại là:
Một mạch dao động điện từ có độ tự cảm 5 mH và điện dung của tụ điện 1,5 µF, điện áp cực đại trên tụ 8V. Xác định độ lớn cường độ dòng điện trong mạch khi điện áp là 4V.
Vào cùng một thời điểm nào đó hai dòng điện xoay chiều \({i_1} = {I_0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \){i_2} = {I_0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\) có cùng trị tức thời 0,5√3I0, nhưng một dòng đang tăng còn một dòng đang giảm. Hai dòng này lệch pha nhau một góc có độ lớn bằng:
Một dòng điện xoay chiều AC có biểu thức i = 2√2cos100πt (A). Trong thời gian 1 s số lần cường độ dòng điện có độ lớn bằng 1A là bao nhiêu?
Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức \(i = 5\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\)(A). Ở thời điểm t = 1/50(s), cường độ trong mạch có giá trị:
Đồ thị biểu diễn thế năng của một vật có khối lượng m = 200g dao động điều hòa ở hình vẽ bên ứng với phương trình dao động nào sau đây:
Đặt một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\)(V) vào hai đầu một đoạn mạch cảm thuần có độ tự cảm L = 1/2π(H) . Thương số \(\frac{{{u_{\left( t \right)}}}}{{{i_{\left( {t + \frac{T}{4}} \right)}}}}\) có giá trị
Để xảy ra hiện tượng quang điện trên bề mặt một tấm kim loại, tần số ánh sáng kích thích cần thỏa mãn f > 1015Hz. Công thoát của kim loại này là:
Một con lắc đơn có chiều dài l thực hiện được 8 dao động trong thời gian Δt. Nếu thay đổi chiều dài đi một lượng 0,7m thì cũng trong khoảng thời gian đó nó thực hiện được 6 dao động. Chiều dài ban đầu là:
Một vật dao động điều hòa, thương số giữa gia tốc và đại lượng nào của vật có giá trị KHÔNG đổi theo thời gian?