Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 25N/m một đầu được gắn với hòn bi nhỏ có khối lượng m = 100g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng, tại thời điểm t = 0 người ta thả cho con lắc rơi tự do sao cho trục lò xo luôn nằm theo phương thẳng đứng và vật nặng ở phía dưới lò xo. Đến thời điểm \({t_1} = 0,02\sqrt {15} \) s thì điểm chính giữa của lò xo đột ngột bị giữ lại cố định. Bỏ qua ma sát, lực cản. Tốc độ của hòn bi tại thời điểm \({t_2} = {t_1} + 0,07\)s có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45 cm/s.
B. 60 cm/s.
C. 90 cm/s.
D. 120 cm/s.
Lời giải của giáo viên
Ban đầu lò xo giãn một đoạn \(\Delta {l_0}\) , sau khoảng thời gian thả rơi lò xo và vật → lò xo co về trạng thái không biến dạng. Khi ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo, con lắc sẽ dao động quanh vị trí cân bằng mới.
+ Khi giữ cố định điểm chính giữa của lò xo, phần lò xo tham gia vào dao động có độ cứng \(k = 2{k_0} = 50\)N/m.
→ Tần số góc của dao động \(\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} = \sqrt {\frac{{50}}{{0,1}}} c = 10\sqrt 5 \)rad/s → T = 0,28s.
→ Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng mới \(\Delta l = \frac{{mg}}{k} = \frac{{0,1.10}}{{50}} = 2\)cm.
+ Vận tốc của con lắc tại thời điểm t1 là \({v_0} = g{t_1} = 10.0,02\sqrt {15} = 0,2\sqrt {15} \) m/s.
→ Biên độ dao động của con lắc \(A = \sqrt {\Delta {l^2} + {{\left( {\frac{{{v_0}}}{\omega }} \right)}^2}} = \sqrt {{2^2} + {{\left( {\frac{{20\sqrt {15} }}{{10\sqrt 5 }}} \right)}^2}} = 4\) cm.
+ Ta chú ý rằng tại thời điểm t1 vật ở vị trí có li độ \(\left| x \right| = \frac{A}{2} = 2\) cm → sau khoảng thời gian \(\Delta t = {t_2} - {t_1} = \frac{T}{4} = 0,07\) s vật đi vị trí có li độ \(\left| x \right| = \frac{{\sqrt 3 }}{2}A\)→ \(v = \frac{{{v_{max}}}}{2} = \frac{{\omega A}}{2} = \frac{{4.10\sqrt 5 }}{2} = 20\sqrt 5 \approx 44,7\)cm/s
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Đặt điện áp \(u = 100\sqrt 2 \cos \left( {{\rm{100}}\pi t} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại; khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm là UL = 97,5V. So với điện áp hai đầu đoạn mạch thì điện áp hai đầu điện trở thuần:
Đồ thị li độ – thời gian của hai dao động điều hòa cùng tần số được cho như hình vẽ. Phương trình dao động tổng hợp của chúng là
Sơ đồ của một quá trình truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được mô tả bởi hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?
Theo mẫu nguyên tử của Bo, bán kính quỹ đạo dừng ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử Hiđro là \({r_0} = 0,{53.10^{ - 10}}\) m và năng lượng của nguyên tử ứng với các trạng thái dừng được xác định bằng biểu thức \({E_n} = \frac{{ - 13,6}}{{{n^2}}}\)eV, với n = 1, 2, 3…. Một đám nguyên tử Hiđro đang ở trạng thái kích thích ứng với bán kính quỹ đạo dừng là 1,908 nm. Tỉ số giữa phôtôn có năng lượng lớn nhất và phôtôn có năng lượng nhỏ nhất có thể phát ra là
Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 5 mH và tụ điện có C = 2 µF. Điện áp hai bản tụ điện có biểu thức \(u = 2\cos \left( {\omega t} \right)\)V. Từ thông cực đại qua cuộn cảm là
Trong chân không, ánh sáng màu vàng của quang phổ hơi natri có bước sóng bằng
Một phần đồ thị li độ – thời gian của một dao động điều hòa trên trục Ox được cho như hình vẽ. Biên độ dao động của vật là
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 c{\rm{os}}\left( {\omega {\rm{t}}} \right)\)chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L . Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn cảm là
Một nhà máy phát điện hạt nhân có công suất phát điện là 1000 MW và hiệu suất 25% sử dụng các thanh nhiên liệu đã được làm giàu \(_{92}^{235}U\) đến 35% (khối lượng \(_{92}^{235}U\) chiếm 35% khối lượng thanh nhiên liệu). Biết rằng trung bình mỗi hạt nhân \(_{92}^{235}U\) phân hạch tỏa ra 200 MeV cung cấp cho nhà máy. Cho \({N_A} = 6,{022.10^{23}}\) mol–1. Khối lượng các thanh nhiên liệu cần dùng trong một năm (365 ngày) là
Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_A} = {u_B} = a\cos \left( {20\pi t} \right)\) (t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là
Một hạt nhân X có số khối A , độ hụt khối \(\Delta m\) Với c là vận tốc của ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức
Cho phản ứng hạt nhân A -> B + C . Gọi mA, mB và mC lần lượt là khối lượng của các hạt nhân A, B, C. Phản ứng tỏa năng lượng khi
So với hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) , hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) có nhiều hơn
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad ở một nơi có gia tốc trọng trường là m/s2. Vào thời điểm vật qua vị trí có li độ dài 8 cm thì vật có vận tốc \(20\sqrt 3 \)cm/s. Chiều dài dây treo con lắc là