Câu hỏi Đáp án 2 năm trước 12

Một electron chuyển động tròn đều trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,91T và vecto vận tốc của nó vuông góc với các đường sức từ. Tại thời điểm ban đầu electron ở điểm O như hình vẽ. Biết khối lượng của electron là \(m=9,{{1.10}^{-31}}kg\), điện tích e là \(-1,{{6.10}^{-19}}C\) và vận tốc đầu \({{v}_{o}}=4,{{8.10}^{6}}m/s\). Kể từ thời điểm ban đầu, khoảng cách từ O đến electron bằng \(30\mu m\) lần thứ 2020 vào thời điểm nào? Không tính vị trí electron ở O tại t = 0

A. \(1,26\pi {{.10}^{-8}}s.\)

Đáp án chính xác ✅

B. \(1,{{26.10}^{-8}}s.\) 

C. \(\pi {{.10}^{-8}}s.\)

D. \(2,{{92.10}^{-8}}s.\)

Lời giải của giáo viên

verified HocOn247.com

Khi e chuyển động trong từ trường nó chịu tác dụng của lực Lorenxo và lực này đóng vai trò lực hướng tâm, làm cho hạt e chuyển động tròn đều.

Ta có: \(f=\left| q \right|.v.B\sin \alpha =\frac{m{{v}^{2}}}{R}\Rightarrow R=\frac{mv}{\left| q \right|.B.\sin 90}=\frac{9,{{1.10}^{-31}}.4,{{8.10}^{6}}}{1,{{6.10}^{-19}}.0,91}={{3.10}^{-5}}m=30\mu m\)

Chu kì chuyển động của e trên quỹ đạo là: \(T=\frac{2\pi }{\omega }=\frac{2\pi }{\frac{v}{R}}=\frac{2\pi R}{v}=\frac{2\pi {{.30.10}^{-6}}}{4,{{8.10}^{6}}}=12,5\pi {{.10}^{-12}}s\)

Quỹ đạo chuyển động của e được biểu diễn như hình vẽ:

Giả sử ban đầu \({{t}_{o}}\) electron ở vị trí O và chuyển động theo chiều từ O đến M. Trên quỹ đạo có 2 điểm cùng cách O khoảng \(30\mu m\) (M, N). Khoảng cách này bằng bán kính quỹ đạo \(\left( 30\mu m \right)\) nên các tam giác OMI và ONI là các tam giác đều, góc ở tâm \(\alpha ={{60}^{o}}\).

Trong một chu kì, thì e sẽ có 2 lần có khoản cách đến O là \(30\mu m\). Electron đi qua lần thứ 2020 = 2018 + 2 lần.

Với \(\Delta t\) là thời gian electron đi hết cung \(OM:\Delta t=T-\frac{1}{6}T=\frac{5T}{6}\)

Vậy thời gian lần thứ 2020 mà electron có khoảng cách trên là: \(t=1009.T+\Delta t\)

Vậy tổng thời gian là: \(t=1009T+\frac{5}{6}T=1,26\pi {{.10}^{-8}}s\)

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1: Trắc nghiệm

Đặt một điện áp xoay chiều \(u={{U}_{o}}\cos \left( \omega t \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự \({{R}_{1}},{{R}_{2}}\) và tụ điện có điện dung C có thể thay đổi. Biết \({{R}_{1}}=2{{R}_{2}}=50\sqrt{3}\Omega .\) Điều chỉnh giá trị của C đến khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha cực đại so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch chứa điện trở \({{R}_{2}}\) và tụ điện. Giá trị \({{Z}_{C}}\) khi đó là

Xem lời giải » 2 năm trước 132
Câu 2: Trắc nghiệm

Cho ba con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Biết ba lò xo giống hệt nhau và vật nặng có khối lượng tương ứng là \({{m}_{1}},{{m}_{2}}\) và \({{m}_{3}}\) . Lần lượt kéo ba vật sao cho ba lò xo giãn cùng một đoạn A như nhau rồi thả nhẹ cho ba vật dao động điều hòa. Khi đi qua vị trí cân bằng vận tốc của hai vật \({{m}_{1}},{{m}_{2}}\) có độ lớn lần lượt \({{v}_{1}}=20cm/s,\,\,{{v}_{2}}=10cm/s.\)  Biết \({{m}_{3}}=9{{m}_{1}}+4{{m}_{2}}\), độ lớn vận tốc cực đại của vật \({{m}_{3}}\)  là

Xem lời giải » 2 năm trước 34
Câu 3: Trắc nghiệm

Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ \(2,{{5.10}^{15}}Hz\) đến \({{3.10}^{15}}Hz.\) Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c={{3.10}^{8}}m/s\) .Dải sóng trên thuộc về

Xem lời giải » 2 năm trước 32
Câu 4: Trắc nghiệm

Dùng hạt \(\alpha \) có động năng K bắn vào hạt nhân \(_{7}^{14}N\) đứng yên gây ra phản ứng: \(_{2}^{4}He+_{7}^{14}N\to X+_{1}^{1}H\) . Phản ứng này thu được năng lượng 1,21MeV và không kèm theo bức xạ gam-ma. Lấy  khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt nhân \(_{1}^{1}H\)  bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt \(\alpha \) các góc lần lượt \({{20}^{o}}\)  và \({{70}^{o}}\) . Động năng của hạt nhân \(_{1}^{1}H\) là

Xem lời giải » 2 năm trước 32
Câu 5: Trắc nghiệm

Trên mặt nước nằm ngang tại hai điểm A và B người ta đặt hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Hình chữ nhật ABCD nằm trên mặt nước sao cho \(\frac{AD}{AB}=\frac{3}{4}\) . Biết rằng trên CD có 7 điểm dao động với biên độ cực đại. Trên AB có tối đa bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại?

Xem lời giải » 2 năm trước 32
Câu 6: Trắc nghiệm

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, vuông pha nhau, có biên độ tương ứng là \({{A}_{1}}\) và \({{A}_{2}}\) . Biết dao động tổng hợp có phương trình \(x=16\cos \left( \omega t \right)\left( cm \right)\) và lệch pha so với dao động thứ nhất một góc \({{\alpha }_{1}}\) . Thay đổi biên độ của hai dao động, khi biên độ của dao động thứ hai tăng lên \(\sqrt{15}\) lần so với ban đầu (nhưng vẫn giữ nguyên pha của hai dao động thành phần) thì dao động tổng hợp có biên độ không đổi nhưng lệch pha so với dao động thứ nhất một góc là \({{\alpha }_{2}}\) với \({{\alpha }_{1}}+{{\alpha }_{2}}=\frac{\pi }{2}\) . Giá trị ban đầu của biên độ \({{A}_{2}}\) là

Xem lời giải » 2 năm trước 32
Câu 7: Trắc nghiệm

Đặt hiệu điện thế \(u=200\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh với C, R có độ lớn không đổi và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L=\frac{2}{\pi }H\) . Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử L và C có độ lớn như nhau và bằng một nửa hiệu điện thế giữa hai đầu R. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

Xem lời giải » 2 năm trước 32
Câu 8: Trắc nghiệm

Đoạn mạch AB gồm ba linh kiện mắc nối tiếp là điện trở thuần \(R=50\Omega \), cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }H\) và tụ điện C có điện dung \(\frac{{{2.10}^{-4}}}{\pi }F\). Đặt điện áp xoay chiều \(u=120\sqrt{2}\cos 100\pi t\left( V \right)\) vào đoạn mạch AB. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch là

Xem lời giải » 2 năm trước 32
Câu 9: Trắc nghiệm

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

Xem lời giải » 2 năm trước 31
Câu 10: Trắc nghiệm

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây N là một điểm nút, B là một điểm bụng gần N nhất. NB = 25 cm, gọi C là một điểm trên NB có biên độ \({{A}_{C}}=\frac{{{A}_{B}}\sqrt{3}}{2}\). Khoảng cách NC là

Xem lời giải » 2 năm trước 31
Câu 11: Trắc nghiệm

Hạt proton có năng lượng toàn phần lớn gấp 3 lần năng lượng nghỉ của nó. Tốc độ của hạt proton này là:

Xem lời giải » 2 năm trước 31
Câu 12: Trắc nghiệm

Máy biến áp là một thiết bị:

Xem lời giải » 2 năm trước 31
Câu 13: Trắc nghiệm

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

Xem lời giải » 2 năm trước 30
Câu 14: Trắc nghiệm

Cho mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u vào đoạn mạch. Gọi \({{u}_{1}},{{u}_{2}},{{u}_{3}}\) lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem lời giải » 2 năm trước 30
Câu 15: Trắc nghiệm

Tâm của vòng dây tròn có dòng điện cường độ 5A cảm ứng từ được đo là \(31,{{4.10}^{-6}}T.\) Đường kính của vòng dây điện đó là

Xem lời giải » 2 năm trước 30

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »