Đa dạng động vật không xương sống
I. Đa dạng động vật
Động vật đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của chúng:
+ Số lượng loài: hiện nay có khoảng hơn 1,5 triệu loài động vật đã được xác định, mô tả và định tên.
+ Môi trường sống: khắp mọi nơi trên Trái Đất
Tuy khác nhau về kích thước, hình dạng, cấu tạo và nhiều đăc điểm khác nhưng hầu hết động vật đều là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, không có thành tế bào và hầu hết có khả năng di chuyển
Dựa vào đặc điểm xương sống, người ta chia động vật thành hai nhóm chính là động vật không xương sống và động vật có xương sống
+ Động vật không xương sống:
Là nhóm động vật không có xương sống (cột sống), chiếm khoảng 95% các loài động vật
+ Động vật có xương sống:
Là nhóm động vật có bộ xương trong, trong đó có xương sống (hay cột sống) ở dọc lưng, trong cột sống có chứa tủy sống
Hiện nay có khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả
II. Đa dạng động vật chưa có xương sống
- Động vật không có xương sống là nhóm động vật không có xương sống (cột sống)
- Trên Trái Đất, động vật không xương sống chiếm khoảng 95% các loài động vật
- Chúng rất đa dạng về hình dạng, kích thước, lối sống
- Động vật không xương sống gồm các ngành: ngành Ruột khoang, các ngành Giun, ngành Thân mềm, ngành Chân khớp
III. Ngành ruột khoang
Đặc điểm: là động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn.
Môi trường sống:ở nước, đa số ở biển, một số ít sống ở nước ngọt (thủy tức)
Đại diện: thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô,...
Đặc điểm của một số đại diện của ruột khoang
IV. Các ngành giun
1. Giun dẹp
Đặc điểm: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
Môi trường sống: một số sống tự do trong nước, còn lại hầu hết sống kí sinh trong cơ thể người và động vật
Đại diện: sán lá gan, sán dây, sán lông...
1.Sán dây; 2,3.Sán lá gan; 4.Sán lông ở biển
Hầu hết giun dẹp gây hại cho con người và động vật
Sán dây kí sinh trong cơ thể người
2. Giun tròn
Đặc điểm: cơ thể có hình trụ
Môi trường sống: môi trường nước, đất hoặc sống kí sinh
Đại diện: giun kim, giun đũa...
Hầu hết gây hại cho con người và động vật. Giun đũa ở trong ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của cơ thể. Chúng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ
Giun đũa kí sinh trong cơ thể người
3. Giun đốt
Đặc điểm: cơ thể phân đốt
Môi trường sống: môi trường ẩm ướt như đất ẩm, nước (nước mặn, nước ngọt...)
Đại diện: giun đất, giun quế, rươi...
V. Ngành thân mềm
Đặc điểm: Các loài thuộc nhóm này có cơ thể rất mềm, không phân đốt, thường được bao bọc bởi vỏ cứng bên ngoài, một số vỏ ngoài bị tiêu biến hoặc không có
Môi trường sống: nước, một số sống trên cạn
Đại diện: trai, ốc, mực, bạch tuộc...
Đặc điểm của một số loài thuộc ngành thân mềm
VI. Ngành chân khớp
Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể chia ba phần (đầu, ngực, bụng), phần phụ (chân) phân đốt và nối với nhau bằng các khớp động, một số loài có lớp vỏ ngoài bằng kitin.
Đây là nhóm số lượng đa dạng nhất
Môi trường sống: khắp các dạng môi trường
Đại diện: nhện, gián, bọ xít, ong, kiến, bướm, tôm, cua...
Đặc điểm của một số loài thuộc ngành chân khớp