Đa dạng thực vật
I. Đa dạng thực vật
- Thực vật trên Trái Đất vô cùng đa dạng:
+ Môi trường sống: Trên cạn (cây xoài, cây vải...), dưới nước(cây sen, cây súng...), đới lạnh (cây lá kim,...), đới nóng (cây xương rồng,...)…
- Dựa vào đặc điểm hình thái, cấu tạo bên trong, đặc điểm sinh sản…người ta chia thực vật làm hai nhóm chính với các ngành đại điện:
Các nhóm thực vật
II. Thực vật không có mạch dẫn (Rêu)
Đại diện: rêu tường
Đây là nhóm thực vật bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.
Đặc điểm:
+ Mọc thành từng thảm, chưa có rễ chính thức, một số có rễ giả, chưa có mạch dẫn
+ Kích thước nhỏ bé
+ Sinh sản bằng bào tử
Môi trường sống: những nơi ẩm ướt (chân tường, trên thân cây to, dưới tán rừng, trên đá…)
III. Thực vật có mạch dẫn, không hạt (Dương xỉ)
Đại diện: cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo ong…
Đây là nhóm thực vật có mạch, không hạt
Đặc điểm:
+ Cấu tạo cơ thể gồm rễ, thân, lá
+ Có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển nước và các chất trong cây
+ Sinh sản bằng bào tử
Môi trường sống: nơi đất ẩm (chân tường,bờ ruộng, dưới tán rừng…)
IV. Thực vật hạt trần
Đại diện: cây thông, powmu,hoàng đàn, vạn tuế…
Là nhóm thực vật bậc cao có mạch, có hạt
Đặc điểm:
+ Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân
+ Chưa có hoa và quả
+ Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm lộ trên noãn xếp liền nhau thành nón, có hai loại nón: nón đực có kích thước nhỏ và nón cái có kịch thước lớn hơn.
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm: rễ, thân, lá. Hầu hết các cây hạt trần có lá hình kim
Môi trường sống: trên cạnV. Thực vật hạt kín
Đại diện: cây hoa, cây ăn quả….
Là nhóm thực vật bậc cao có mạch, có hạt
Đặc điểm:
+ Hệ mạch dẫn hoàn thiện.
+ Cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả.
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá phát triển và có nhiều hình dạng,kích thước khác nhau.
Môi trường sống: đa dạng cả trên cạn và dưới nước, ở các điều kiện khí hậu khác nhau.