Đa dạng nguyên sinh vật
I. Đa dạng nguyên sinh vật
- Nguyên sinh vật có kích thước hiển vi, cấu tạo tế bào nhân thực, đa số là cơ thể đơn bào. Một số có cấu tạo đa bào, nhân thực, cố thể quan sát bằng mắt thường (tảo lục).
- Môi trường sống: nước mặn và nước ngọt
- Đa dạng về hình dạng như hình cầu, hình thoi, hình giày, hình dạng biến đổi,...
II. Vai trò của nguyên sinh vật
- Trong tự nhiên:
+ Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước
+ Tảo và nguyên sinh động vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn
+ Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
- Đối với con người:
+ Có giá trí dinh dưỡng cao, được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho con người ( tảo xoắn)
+ Sử dụng trong chế biến thực phẩm (thạch, kem…)
+ Một số nguyên sinh vật có vai trò quan trọng trong hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.
III. Bệnh do nguyên sinh vật gây ra
- Bệnh sốt rét:
+ Tác nhân: Trùng sốt rét.
+ Cơ chế: Muỗi đốt truyền trùng sốt rét từ cơ thể người bệnh vào cơ thể người lành.
+ Biểu hiện: Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa,...
- Bệnh kiết lị:
+ Tác nhân: Trùng kiết lị.
+ Cơ chế: Bào xác của trùng kiết lị theo phân người bệnh ra ngoài → bám vào cơ thể ruồi, nhặng → truyền bệnh cho người qua thức ăn.
+ Biểu hiện: Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt.
IV. Các biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật
- Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy,...
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách.
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.