Đo chiều dài

Lý thuyết về đo chiều dài khoa học tự nhiên lớp 6 sách cánh diều với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(412) 1374 26/09/2022

I. Sự cảm nhận hiện tượng

- Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng hiện tượng đang xảy ra.

=> Giác quan có thế làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.

- Vì thế, đối với những hiện tượng cần sự chính xác, thay vì tin vào giác quan thì ta cần thực hiện thêm các phép đo.

- Kết quả đo gồm số đo và đơn vị đo.

II. Đo chiều dài - CD

1. Đơn vị đo chiều dài

- Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là: m.

- Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét.

- Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng:

1 năm ánh sáng \( \approx \) 9461 tỉ kilômet.

- Ở một số nước trên thế giới, người ta còn dùng đơn vị đo chiều dài là in (inch) và dặm (mile):

1 in = 2,54 cm và 1 dặm = 1609,344 m.

2. Cách đo chiều dài

- Để đo chiều dài người ta dùng thước. Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, …

- Mỗi thước đo đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN):

+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

- Khi đo chiều dài bằng thước, cần:

+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.

+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.

(412) 1374 26/09/2022