Một số dụng cụ đo trong phòng thực hành

Lý thuyết về một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành khoa học tự nhiên lớp 6 sách cánh diều với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(391) 1303 26/09/2022

I. Một số dụng cụ đo trong môn khoa học tự nhiên

Dụng cụ đo là các dụng cụ dùng để đo các đại lượng vật lí của một vật thế (kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ,…)

Tên và công dụng của một số dụng cụ đo phổ biến :

Tên dụng cụ

Công dụng

Thước cuộn

Dùng để đo đạc, đo lường khoảng cách, chiều dài, bè dày của vật dụng hay các công trình thiết bị nào đó

Đồng hồ bấm giây

Dùng bấm giây để đo thành tích, so sánh thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây,...

Lực kế

Dùng để đo lực

Nhiệt kế

Được sử dụng để đo nhiệt độ hoặc nhiệt độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau. Dùng nhiệt kế có khả năng đo nhiệt độ chất rắn, chất lỏng hoặc khí.

Pipette

Dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.

Ống chia độ (ống đong)

Được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn

Cốc chia độ

Đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.

Cân đồng hồ

Dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật

Cân điện tử

Dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ

 
- Hình ảnh của một số dụng cụ đo:

+ Dụng cụ đo độ dài

+ Dụng cụ đo khối lượng

+ Dụng cụ đo thể tích chất lỏng

+ Dụng cụ đo thời gian

+ Dụng cụ đo nhiệt độ

Khi sử dụng các dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ – giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – hiệu giá trị đo của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo) phù hợp với vật cần đo và phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó.

Ví dụ: Khi cần đo một lượng chất nhỏ hơn 100g, chúng ta nên sử dụng cân điện tử thay vì sử dụng cân đồng hồ, khi cần lấy một lượng chất lỏng lớn hơn 500 ml, chúng ta nên sử dụng ống đong, cốc đong, bình tam giác thay vì sử dụng pipette.











II. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

Trong phòng thực hành, người ta dùng các dụng cụ đo thể tích (cốc đong, ống đong, bình tam giác, pipette…) để do thể tích chất lỏng.

Mỗi dụng cụ đều có độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo, khi đo cần phải chú ý để chọn dụng cụ phù hợp với lượng chất lỏng cần đo.

Khi cần lấy một lượng chất lỏng nhỏ, chúng ta có thể dùng ống hút nhỏ giọt, ống pipette…

+ Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng nhỏ chất lỏng

 

Bước 1: Bóp đầu cao su của ống trước khi cho vào dung dịch để đẩy hết không khí bên trong ống ra, nhúng đầu nhọn của ống ngập vào chất lỏng, đảm bảo giữ ống thẳng đứng

Bước 2: Từ từ nhả đầu bóp cao su để dung dịch cần lấy đi vào bên trong thân ống.

Bước 3: Nếu lượng chất lỏng lấy vào bên trong vượt quá dung tích cần thiết, nhẹ nhàng bóp nhẹ phần đầu ống nhỏ giọt để đẩy dung dịch chảy ra.

+ Dùng pipeet để lấy một lượng nhỏ chất lỏng

Khi cần lấy một lượng chất lỏng lớn hơn chúng ta có thể sử dụng cốc đong, ống đong, bình tam giác…Ngoài ra, chúng ta có thể ứng dụng trong việc đo thể tích  các vật như hòn đá hay đo thể tích nước bốc hơi

+ Dùng bình chia độ đo thể tích chất lỏng

Bước 1: Cho từ từ lượng chất lỏng vào bình chia độ

Bước 2: Để bình thẳng đứng và đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc

+ Đo thể tích hòn đá

Bước 1: Đổ một lượng nước vừa phải vào ống đong có chia các mức đo thể tích.

Bước 2: Buộc dây vào hòn đá thả vào ống đong đến khi viên đá ngập hẳn trong nước.

Bước 3: Quan sát thể tích nước trong ống dâng lên, chênh lệch thể tích nước lúc đầu và lúc sau khi thẻ hòn đá chính là thể tích hòn đá.

(391) 1303 26/09/2022