Đa dạng nấm
I. Đa dạng nấm
- Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.
- Hình dạng và kích thước đa dạng
- Môi trường sống ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,...
- Phân loại dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào:
+ Nấm đơn bào.
Nấm nhầy đơn bào
+ Nấm đa bào.
Nấm tai mèo
- Phân loại dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản:
+ Nấm đảm sinh sản bằng bào tử mọc trên đảm: Nấm rơm, nấm sò,...
Nấm sò
+ Nấm túi sinh sản bằng bào tử nằm trong túi: Nấm men, nấm mốc,...
Nấm bụng dê
- + Nấm tiếp hợp là những loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn.
Nấm mốc
- Một số nấm độc có màu sắc rực rỡ bắt mắt.
-
II. Cấu tạo của nấm
- Cơ thể nấm hầu hết có cấu tạo bao gồm: mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm và sợi nấm.
III. Vai trò của nấm
- Trong tự nhiên: phân hủy xác sinh vật và rác hữu cơ, làm sạch môi trường.
- Trong thực tiễn: làm thức ăn, thuốc, sản xuất bia rượu, làm men nở, chế biến thực phẩm.
IV. Tác hại của nấm
- Nấm gây bệnh cho người, động vật, thực vật.
Bệnh nấm da ở người
Bệnh nấm ở lá cây
- Con đường lây truyền bệnh do nấm: tiếp xúc với mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.
- Biện pháp phòng chống: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh; vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường.
V. Kĩ thuật trồng nấm
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu như rơm rạ, bã mía, bẹ chuối khô, mùn cưa đã hoai mục,...
Bước 2: Chọn vị trí trồng nấm rơm là nơi tránh ánh sáng trực tiếp, thoáng mát, sạch sẽ.
Bước 3: Chọn giống nấm, đóng khuôn và gieo giống nấm.
Bước 4: Chăm sóc nấm mỗi ngày tưới 1 lần nhưng không được quá nhiều nước.
Bước 5: Thu hoạch nấm thường sau 7-10 ngày.