40 câu trắc nghiệm chuyên đề Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu có lời giải ôn thi THPTQG năm 2019 -

40 câu trắc nghiệm chuyên đề Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu có lời giải ôn thi THPTQG năm 2019 -

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 48 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 172216

Cho hình lập phương có cạnh bằng 40 cm và một hình trụ có hai đáy là hai hình tròn nội tiếp hai mặt đối diện của hình lập phương. Gọi \(S_1, S_2\) lần lượt là diện tích toàn phần của hình lập phương và diện tích toàn phần của hình trụ. Tính \(S=S_1+S_2\) \(cm^2\).

Xem đáp án

Ta có: \({S_1} = {6.40^2} = 9600\).

Bán kính đường tròn nội tiếp hai mặt đối diện của hình lập phương là: \(r = 20{\rm{ cm}}\); hình trụ có đường sinh \(h = 40{\rm{ cm}}\) 

Diện tích toàn phần của hình trụ là: \({S_2} = 2.\pi {.20^2} + 2\pi .20.40 = 2400\pi \).

Vậy: \(S = {S_1} + S{}_2 = 9600 + 2400\pi  = 2400\left( {4 + \pi } \right)\).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 172217

Cho tam giác SAB vuông tại A, \(\widehat {ABS} = 60^0 \), đường phân giác trong của \(\widehat {ABS}\) cắt SA tại điểm I. Vẽ nửa đường tròn tâm I bán kính IA ( như hình vẽ). Cho \(\Delta SAB\) và nửa đường tròn trên cùng quay quanh SA tạo nên các khối cầu và khối nón có thể tích tương ứng \(V_1, V_2\). Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Đặt \(AB = x \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
IA = x\tan 30^0 \\
SA = x\tan 60^0 
\end{array} \right.\).

Khối cầu: \({V_1} = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi I{A^3} = \frac{4}{3}\pi {\left( {x\tan 30^0} \right)^3}\).

Khối nón \({V_2} = \frac{1}{3}\pi A{B^2}SA = \frac{1}{3}\pi {x^2}.\left( {x\tan 60^0 } \right)\).

Vậy \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{4}{9}\) hay \(9{V_1} = 4{V_2}\).

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 172218

Cho lăng trụ tam giác đều có cạnh đáy bằng \(a\) cạnh bên bằng \(b\). Tính thể tích của khối cầu đi qua các đỉnh của lăng trụ.

Xem đáp án

Gọi \(I, I'\) lần lượt là tâm hai đáy, O là trung điểm của \(II'\). Khi đó ta có O là tâm mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ.

Ta có: \(AI = \frac{{a\sqrt 3 }}{3},\,IO = \frac{b}{2}\) suy ra bán kính mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ là \(R = \sqrt {\frac{{{a^2}}}{3} + \frac{{{b^2}}}{4}}  = \frac{1}{{2\sqrt 3 }}\sqrt {4{a^2} + 3{b^2}} \) 

Vậy \({V_{\left( {O;\,R} \right)}} = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{\pi }{{18\sqrt 3 }}\sqrt {{{\left( {4{a^2} + 3{b^2}} \right)}^3}} .\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 172219

Cho hình trụ có thiết diện qua trục là hình vuông ABCD cạnh bằng \(2\sqrt 3 \,\left( {{\rm{cm}}} \right)\) với AB là đường kính của đường tròn đáy tâm O. Gọi M là điểm thuộc cung AB của đường tròn đáy sao cho \(\widehat {ABM} = 60^\circ \). Thể tích của khối tứ diện ACDM là:

Xem đáp án

Ta có: \(\Delta MAB\) vuông tại Mcó \(\widehat B = 60^0 \) nên \(MB = \sqrt 3 ;\)\(MA = 3\).

Gọi H là hình chiếu của M lên AB, suy ra \(MH \bot \left( {ACD} \right)\) và \(MH = \frac{{MB.MA}}{{AB}} = \frac{3}{2}.\) 

Vậy \({V_{M.ACD}} = \frac{1}{3}MH.S{ _{ACD}} = \frac{1}{3}.\frac{3}{2}.6 = 3\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}} \right).\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 172220

Cho hình nón tròn xoay có chiều cao \(h = 20\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\), bán kính đáy \(r = 25\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\). Một thiết diện đi qua đỉnh của hình nón có khoảng cách từ tâm đáy đến mặt phẳng chứa thiết diện là \(12\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\). Tính diện tích của thiết diện đó.

Xem đáp án

Theo bài ra ta có \(AO = r = 25;SO = h = 20;\,OK = 12\) (Hình vẽ).

Lại có \(\frac{1}{{O{K^2}}} = \frac{1}{{O{I^2}}} + \frac{1}{{O{S^2}}} \Rightarrow OI = 15\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\) 

\(AB = 2AI = \sqrt {{{25}^2} - {{15}^2}}  = 40\,\left( {{\rm{cm}}} \right);\;SI = \sqrt {S{O^2} + O{I^2}}  = 25\,\left( {{\rm{cm}}} \right) \Rightarrow {S_{\Delta SAB}} = \frac{1}{2}.25.40 = 500\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^2}} \right).\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 172221

Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O) và (O]), chiều cao \(R\sqrt 3 \) và bán kính đáy R. Một hình nón có đỉnh là O' và đáy là hình tròn (O;R). Tỷ số diện tích xung quanh của hình trụ và hình nón bằng

Xem đáp án

Ta có diện tích xung quanh của hình trụ là \({S_1} = 2\pi Rh = 2\pi R.R\sqrt 3  = 2\pi {R^2}\sqrt 3 .\)

Diện tích xung quanh của hình nón là \({S_2} = \pi Rl = \pi R.\sqrt {{{\left( {R\sqrt 3 } \right)}^2} + {R^2}}  = 2\pi {R^2}.\)

Tỷ số diện tích xung quanh của hình trụ và hình nón bằng \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{2\pi {R^2}\sqrt 3 }}{{2\pi {R^2}}} = \sqrt 3 .\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 172222

Cho hình thang ABCD vuông tại A và B với \(AB = BC = \frac{{AD}}{2} = a\) . Quay hình thang và miền trong của nó quanh đường thẳng chứa cạnh BC. Tính thể tích V của khối tròn xoay được tạo thành

Xem đáp án

Gọi \(V_1\) là thể tích khối nón có đường sinh là CD , bán kính \(R=AB=a\), chiều cao \(h=a\)

\({V_1} = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {a^2}.a = \frac{{{a^3}}}{3}\pi \).

Gọi \(V_2\)  là thể tích khối trụ có đường sinh là \(AD=2a\) , bán kính \(R = AB = a\), chiều cao \(h'=2a\).

\({V_2} = \pi {R^2}h' = \pi .{a^2}.2a = 2{a^3}\pi \) .

Thể tích V của khối tròn xoay được tạo thành là : \(V = {V_2} - {V_1} = 2{a^3}\pi  - \frac{{{a^3}\pi }}{3} = \frac{{5{a^3}\pi }}{3}\) .

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 172223

Cho hình tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AB, BD. Các điểm G, H lần lượt trên cạnh AC, CD sao cho NH cắt MG tại I. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

Xem đáp án

Do NH cắt MG tại I nên bốn điểm M, N, H, G cùng thuộc mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\). Xét ba mặt phẳng (ABC), (BCD), \(\left( \alpha  \right)\) phân biệt, đồng thời \(\left\{ \begin{array}{l}
\left( \alpha  \right) \cap \left( {ABC} \right) = MG\\
\left( \alpha  \right) \cap \left( {BCD} \right) = NH\\
\left( {ABC} \right) \cap \left( {BCD} \right) = BC
\end{array} \right.\) mà \(MG \cap NH = I\)

Suy ra MG, NB, BC đồng quy tại I nên B, C, I thẳng hàng.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 172224

Hình nón có thiết diện qua trục là tam giác đều và có thể tích \(V = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\pi {a^3}\). Diện tích xung quanh S của hình nón đó là

Xem đáp án

Vì thiết diện là tam giác đều nên \(l=2r\) và \(h = r\sqrt 3 \) 

Ta có \(V = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\pi {a^3} \Leftrightarrow \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\pi {a^3} \Leftrightarrow r = a \Rightarrow l = 2a\)

Vậy \(S = \pi rl = 2\pi {a^2}\).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 172225

Cho một khối nón có chiều cao bằng 4cm, độ dài đường sinh 5cm. Tính thể tích khối nón này.

Xem đáp án

Theo giả thiết ta có: \(h = SO = 4cm,l = SB = 5cm \Rightarrow R = 3cm\).

Vậy thể tích khối nón cần tìm là : \({V_{n\'o n}} = \frac{1}{3}h.\pi {R^2} = 12\pi c{m^3}\).

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 172226

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh bằng \(3a\). Quay đường tròn ngoại tiếp tam giác A'BD quanh một đường kính của đường tròn ta có một mặt cầu, tính diện tích mặt cầu đó.

Xem đáp án

Tam giác A'BD là tam giác đều, cạnh bằng \(3a\sqrt 2 \).

Quay đường tròn ngoại tiếp tam giác A'BD quanh một đường kính của đường tròn, ta được mặt cầu có bán kính bằng: \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}.3a\sqrt 2  = a\sqrt 6 \).

Diện tích mặt cầu được tạo ra: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi .6{a^2} = 24\pi {a^2}\).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 172227

Một hình nón có đường sinh bằng \(a\) và góc ở đỉnh bằng \(90^0\). Cắt hình nón bằng một mặp phẳng \(\left( \alpha  \right)\) sao cho góc giữa \(\left( \alpha  \right)\) và mặt đáy hình nón bằng \(60^0\). Khi đó diện tích thiết diện là

Xem đáp án

Gọi S là đỉnh hình nón, O là tâm đường tròn đáy; I là trung điểm AB, Góc tạo bởi mp thiết diện và đáy là góc \(\widehat {SIO}\) 

+ Trong tam giác vuông SOA có \(OA = OS = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\);

+ Trong tam giác vuông SOI có \(SI = \frac{{SO}}{{\sin 60^\circ }} = \frac{{a\sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\); \(OI = \frac{{SO}}{{\tan 60^\circ }} = \frac{{a\sqrt 6 }}{6}\);

\(AI = \sqrt {O{A^2} - O{I^2}}  = \frac{a}{{\sqrt 3 }};AB = \frac{{2a}}{{\sqrt 3 }}\)

\({S_{td}} = \frac{1}{2}AB.SI = \frac{{\sqrt 2 {a^2}}}{3}\).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 172228

Cho một khối trụ có độ dài đường sinh bằng 10 cm. Biết thể tích khối trụ bằng \(90\pi {\rm{ c}}{{\rm{m}}^3}\). Tính diện tích xung quanh của khối trụ.

Xem đáp án

Ta có: \(h = l = 10{\rm{ cm}}\)

 \(V = 90\pi  \Leftrightarrow \pi {r^2}.h = 90\pi  \Leftrightarrow {r^2} = 9 \Leftrightarrow r = 3{\rm{ cm}}\)

Vậy \({S_{xq}} = 2\pi rl = 60\pi {\rm{ c}}{{\rm{m}}^2}\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 172229

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng \(a\). Một hình nón có đỉnh là tâm hình vuông A'B'C'D' và có đường tròn đáy ngoại tiếp hình vuông ABCD. Gọi S là diện tích xung quanh của hình nón đó. Tính S.

Xem đáp án

Ta có \(r = \frac{{AC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2},h = OO' = AA' = a,l = \sqrt {{h^2} + {r^2}}  = \sqrt {{a^2} + \frac{{{a^2}}}{2}}  = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\)

\(S = \pi rl = \pi .\frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\frac{{a\sqrt 6 }}{2} = \pi \frac{{\sqrt 3 }}{2}{a^2}\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 172230

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, SA vuông góc với đáy, \(SA=a, AD = 5a,\;AB = 2a.\) Điểm E thuộc cạnh BC sao cho \(CE=a\). Tính theo \(a\) bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện S.AED.

Xem đáp án

Ta có \(A{E^2} = A{B^2} + B{E^2} = 4{a^2} + {\left( {4a} \right)^2} = 20{a^2},D{E^2} = D{C^2} + C{E^2} = 4{a^2} + {a^2} = 5{a^2}.\)

Do đó \(A{E^2} + D{E^2} = A{D^2} = 25{a^2}\), suy ra tam giác AED suy ra tam giác AED vuông ở

E. Suy ra \(ED \bot \left( {SAE} \right) \Rightarrow ED \bot SE\). Vậy A và E đều nhìn SD dưới một góc vuông. Do đó mặt cầu ngoại tiếp tứ diện SAED có bán kính là \(R = \frac{{SD}}{2} = \frac{1}{2}\sqrt {S{A^2} + A{D^2}}  = \frac{{a\sqrt {26} }}{2}.\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 172231

Cho mặt cầu \((S_1)\) có bán kính \(R_1\), mặt cầu \((S_2)\) có bán kính \(R_2=2R_1\). Tính tỉ số diện tích của mặt cầu \((S_2)\) và \((S_1)\).

Xem đáp án

\({S_{\left( {{S_1}} \right)}} = 4\pi R_1^2;{S_{\left( {{S_2}} \right)}} = 4\pi R_{_2}^2 = 16\pi R_{_1}^2\)

Vậy \(\frac{{{S_{\left( {{S_2}} \right)}}}}{{{S_{\left( {{S_1}} \right)}}}} = 4\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 172232

Cho tứ diện đều S.ABC cạnh \(a\). Diện tích xung quanh của hình nón đỉnh S và đường tròn đáy là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là

Xem đáp án

\(r = AO = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

\({S_{xq}} = \pi rl = \pi r.SA = \frac{{\pi \sqrt 3 }}{3}{a^2}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 172233

Cho hình chóp S.ABC có tam giác ABC vuông tại B, SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). \(SA=5, AB=3, BC=4\). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.

Xem đáp án

Ta có \(BC \bot SA\) và \(BC \bot AB\) nên \(BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow BC \bot SB.\) Vậy hai điểm A, B cùng nhìn cạnh SC dưới một góc vuông. Điều đó chứng tỏ SC là đường kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC. Do đó bán kính

\(R = \frac{{SC}}{2} = \frac{1}{2}\sqrt {S{A^2} + A{C^2}}  = \frac{1}{2}\sqrt {S{A^2} + A{B^2} + B{C^2}}  = \frac{1}{2}\sqrt {{5^2} + {3^2} + {4^2}}  = \frac{{5\sqrt 2 }}{2}.\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 172234

Một hình trụ có bán kính đáy là 2 cm. Một mặt phẳng đi qua trục của hình trụ, cắt hình trụ theo thiết diện là một hình vuông. Tính thể tích khối trụ đó.

Xem đáp án

Giả sử ABCD là thiết diện qua trục của hình trụ (hình vẽ). Theo giả thiết ABCD là hình vuông nên chiều cao của hình trụ \(h = OO' = 2r = 4\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\).

Vậy thể tích khối trụ \(V = \pi {r^2}h = \pi {.2^2}.4 = 16\pi \,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}} \right)\).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 172236

Cho hình trụ (T) được sinh ra khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AB. Biết \(AC = 2\sqrt 3 a\) và góc \(\widehat {ACB} = 45^\circ \). Diện tích toàn phần \(S_{tp}\) của hình trụ (T) là

Xem đáp án

Theo đề bài suy ra ABCD là hình vuông và \(AB = \frac{{AC}}{{\sqrt 2 }} = a\sqrt 6 \).

Hình trụ sinh ra có bán kính \(r = AD = a\sqrt 6 \) và độ dài đường sinh \(l = CD = a\sqrt 6 \).

Vậy diện tích toàn phần của hình trụ là \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d} = 2\pi {\left( {a\sqrt 6 } \right)^2} + 2\pi {\left( {a\sqrt 6 } \right)^2} = 24\pi {a^2}\).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 172237

Thể tích của khối nón có độ dài đường sinh bằng \(2a\) và diện tích xung quanh bằng \(2\pi {a^2}\) là

Xem đáp án

Gọi \(R, h, l\) lần lượt là bán kính đáy, độ dài đường sinh, chiều cao của hình nón.

\(\begin{array}{l}
{S_{xq}} = 2\pi {a^2} \Leftrightarrow \pi Rl = 2\pi {a^2} \Leftrightarrow Rl = 2{a^2} \Leftrightarrow R = \frac{{2{a^2}}}{l} = \frac{{2{a^2}}}{{2a}} = a\\
h = \sqrt {{l^2} - {R^2}}  = \sqrt {4{a^2} - {a^2}}  = a\sqrt 3 \\
V = \frac{1}{3}\pi {R^2}h \Leftrightarrow V = \frac{1}{3}\pi {a^2}a\sqrt 3  = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\pi {a^3}.
\end{array}\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 172238

Cắt một hình trụ bởi một mặt phẳng qua trục của nó, ta được thiết diện là một hình vuông có cạnh bằng \(3a\). Tính diện tích toàn phần của hình trụ đã cho.

Xem đáp án

Do mặt phẳng cắt hình trụ đi qua trục của nó nên ta có:

Đường sinh \(l=3a\) và bán kính đáy \(r = \frac{{3a}}{2}\).

Vậy diện tích toàn phần của hình trụ: \({S_{tp}} = 2\pi r\left( {r + l} \right) = \frac{{27\pi {a^2}}}{2}\).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 172239

Cho tam giác ABC vuông tại A, \(AB=6cm, AC=8cm\). Gọi \(V_1\) là thể tích khối nón tạo thành khi quay tam giác ABC quanh cạnh AB và \(V_2\) là thể tích khối nón tạo thành khi quay tam giác ABC quanh cạnh AC. Khi đó, tỷ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng:

Xem đáp án

Khi quay tam giác ABC quanh cạnh AB ta có:

\(h = AB,r = AC \Rightarrow {V_1} = \frac{1}{3}\pi .{r^2}.h = \frac{1}{3}\pi {.8^2}.6 = 128\pi \,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}} \right)\).

Khi quay tam giác ABC quanh cạnh AC ta có:

\(h = AC,r = AB \Rightarrow {V_2} = \frac{1}{3}\pi .{r^2}.h = \frac{1}{3}\pi {.6^2}.8 = 96\pi \,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}} \right)\).

Vậy \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{128}}{{96}} = \frac{4}{3}\).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 172240

Cho mặt cầu \(S(O;R)\) và điểm A cố định nằm ngoài mặt cầu với \(OA=d\). Qua A kẻ đường thẳng \(\Delta \) tiếp xúc với mặt cầu \(S\left( {O;R} \right)\) tại M. Công thức nào sau đây được dùng để tính độ dài đoạn thẳng AM?

Xem đáp án

Vì \(\Delta \) tiếp xúc với mặt cầu \(S\left( {O;R} \right)\) tại M nên \(\Delta \) tiếp xúc với một đường tròn lớn của mặt cầu  \(S\left( {O;R} \right)\) tại M. Do đó \(\Delta OMA\) vuông tại M, suy ra \(AM = \sqrt {O{A^2} - O{M^2}}  = \sqrt {{d^2} - {R^2}} \).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 172241

Trong không gian, cho hình chữ nhật ABCD có AB = 1 và AD = 2. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Quay hình chữ nhật đó xung quanh trục MN, ta được một hình trụ. Tính diện tích toàn phần \(S_{tp}\) của hình trụ đó.

Xem đáp án

Ta có \({S_{xq}} = 2\pi rl = 2.\pi .1.1 = 2\pi \)

\({S_d} = 2.\pi .{r^2} = 2.\pi .1 = 2\pi \)

Suy ra \({S_{tp}} = {S_{sq}} + {S_d} = 2\pi  + 2\pi  = 4\pi \)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 172242

Cho hình nón có đường sinh bằng đường kính đáy và bằng 2. Bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình nón đó là:

Xem đáp án

Gọi các điểm như hình vẽ bên.

Trong đó H là tâm đường tròn đáy (C) suy ra \(SH \bot \left( C \right)\), và \(HA=1\).

Điểm I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình nón (N).

Trong tam giác vuông IHA ta có \(IH = \sqrt {{R^2} - 1} \).

Khi đó: \(SH = SI + IH = R + \sqrt {{R^2} - 1}  = \sqrt 3  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\sqrt 3  - R > 0\\
{R^2} - 1 = {R^2} - 2\sqrt 3 R + 3
\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow R = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 172243

Cho tam giác ABC có \(\widehat {ABC} = 45^\circ \widehat {,ACB} = 30^\circ ,AB = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\). Quay tam giác ABC xung quanh cạnh BC ta được khối tròn xoay có thể tích V bằng:

Xem đáp án

Ta có \(\frac{{AB}}{{\sin 30^\circ }} = \frac{{AC}}{{\sin 45^\circ }} = \frac{{BC}}{{\sin 105^\circ }} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
AC = 1\\
BC = \sqrt 2 \sin \frac{{5\pi }}{{12}} = \frac{{1 + \sqrt 3 }}{2}
\end{array} \right.\).

Gọi H là chân đường cao kẻ từ đỉnh A. Ta \(AH.BC = AB.AC.\sin 105^0  \Rightarrow AH = \frac{1}{2}\).

Suy ra thể tích khối tròn xoay cần tìm là \(V = \frac{1}{3}\pi .A{H^2}.BC = \frac{{\pi \left( {1 + \sqrt 3 } \right)}}{{24}}\).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 172245

Cắt khối trụ bởi một mặt phẳng qua trục ta được thiết diện là hình chữ nhật có và thuộc hai đáy của hình trụ, \(AB = 4a,AC = 5a\). Tính thể tích khối trụ.

Xem đáp án

Ta có

+ Bán kính đường tròn đáy là: \(r = \frac{{AB}}{2} = 2a\).

+ Chiều cao khối trụ: \(h = AD = \sqrt {A{C^2} - C{D^2}}  = \sqrt {{{\left( {5a} \right)}^2} - {{\left( {4a} \right)}^2}}  = 3a\).

+ Thể tích khối trụ: \(V = \pi .{r^2}.h = \pi .{(2a)^2}.3a = 12\pi {a^3}\).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 172246

Cho mặt cầu bán kính R ngoại tiếp một hình hộp chữ nhật có các kích thước \(a, 2a, 3a\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Gọi hình hộp chữ nhật đã cho là ABCD.EFGH. Mặt cầu bán kính ngoại tiếp hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH nhận đường chéo BH là đường kính.

Do đó bán kính \(R = \frac{{BH}}{2} = \frac{1}{2}\sqrt {{a^2} + 4{a^2} + 9{a^2}}  = \frac{{a\sqrt {14} }}{2} \Rightarrow a = \frac{{2R}}{{\sqrt {14} }} = \frac{{R\sqrt {14} }}{7}\).

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 172247

Tam giác ABC vuông cân đỉnh A có cạnh huyền là 2. Quay tam giác ABC quanh trục BC thì được khối tròn xoay có thể tích là

Xem đáp án

Ta có: \(AB = AC = \sqrt 2 \).

Gọi H là trung điểm của cạnh AB thì \(AH \bot BC\) và AH = 1.

Quay tam giác ABC quanh trục BC thì được khối tròn xoay có thể tích là

\(V = 2.\frac{1}{3}HB.\pi A{H^2} = \frac{{2\pi }}{3}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 172248

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, \(BD=2a\). Tam giác SAC vuông cân tạiÁC và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp đó là

Xem đáp án

Vì tam giác SAC vuông cân tại S \( \Rightarrow OS = OA = OC\) (1).

Mặt khác ta có đáy ABCD là hình vuông \( \Rightarrow OA = OC = OB = OD = \frac{{BD}}{2} = a\) (2).

Từ (1) và (2), suy ra O là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABCD. Do đó \(R = OA = a\).

Thể tích khối cầu: \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {a^3}\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 172249

Cho hình nón đỉnh S, đáy là hình tròn tâm O, bán kính, \(R=3cm\), góc ở đỉnh hình nón là \(\varphi  = 120^0 \). Cắt hình nón bởi mặt phẳng qua đỉnh S tạo thành tam giác đều SAB, trong đó A, B thuộc đường tròn đáy. Diện tích tam giác SAB bằng

Xem đáp án

Theo đề bài ta có góc ở đỉnh hình nón là \(\varphi  = 120^0 \) và khi cắt hình nón bởi mặt phẳng qua đỉnh S tạo thành tam giác đều SAB nên mặt phẳng không chứa trục của hình nón.

Do góc ở đỉnh hình nón là \(\varphi  = 120^0 \) nên \(\widehat {OSC} = 60^0 \).

Xét tam giác vuông SOC ta có \(\tan \widehat {OSC} = \frac{{OC}}{{SO}} \Rightarrow SO = \frac{{OC}}{{\tan \widehat {OSC}}} = \frac{3}{{\tan 60^\circ }} = \sqrt 3 \).

Xét tam giác vuông SAO ta có \(SA = \sqrt {S{O^2} + O{A^2}}  = 2\sqrt 3 \)

Do tam giác SAB đều nên \({S_{\Delta SAB}} = \frac{1}{2}{\left( {2\sqrt 3 } \right)^2}.\sin 60^0 = 3\sqrt 3 \left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right)\).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 172251

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC. Hình nón có đỉnh S và có đường tròn đáy là đường tròn nội tiếp tam giác ABC gọi là hình nón nội tiếp hình chóp S.ABC, hình nón có đỉnh S và có đường tròn đáy là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC gọi là hình nón ngoại tiếp hình chóp S.ABC. Tỉ số thể tích của hình nón nội tiếp và hình nón ngoại tiếp hình chóp đã cho là

Xem đáp án

Gọi M là trung điểm của BC.

Gọi O là trọng tâm của tam giác ABC.

Ta có: \(SO \bot \left( {ABC} \right)\) tại O.

Suy ra, Ô là tâm đường tròn nội tiếp và cũng là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Gọi \(a\) là độ dài cạnh của tam giác ABC.

Gọi \(V_1, V_2\) lần lượt là thể tích của hình nón nội tiếp và hình nón ngoại tiếp hình chóp S.ABC.

Do \(OM = \frac{1}{2}OA\) nên ta có: \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{\frac{1}{3}.\pi .O{M^2}.SO}}{{\frac{1}{3}.\pi .O{A^2}.SO}} = \frac{{O{M^2}}}{{O{A^2}}} = {\left( {\frac{{OM}}{{OA}}} \right)^2} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} = \frac{1}{4}\).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 172252

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng \(a\). Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và \(SA = a\sqrt 2 \). Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD theo \(a\).

Xem đáp án

Ta chứng minh được các tam giác SBC, SAC và SCD là các tam giác vuông lần lượt tại B, A, D.

Suy ra các điểm B, A, D nhìn cạnh SC dưới một góc vuông.

Gọi I là trung điểm SC \( \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD.

Khi đó bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD là:

\(R = AI = \frac{1}{2}\sqrt {S{A^2} + A{C^2}}  = \frac{1}{2}\sqrt {{{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}}  = a\).

Vậy thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD là: \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi .{a^3} = \frac{{4\pi {a^3}}}{3}\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 172254

Một cái nồi nấu nước người ta làm dạng hình trụ, chiều cao của nồi là 60cm, diện tích đáy \(900\pi cm^2\). Hỏi người ta cần miếng kim loại hình chữ nhật có kích thước là bao nhiêu để làm thân nồi đó? (bỏ qua kích thước các mép gấp).

Xem đáp án

Gọi R là bán kính mặt đáy. Ta có: \({S_d} = \pi {R^2} \Rightarrow 900\pi  = \pi {R^2} \Leftrightarrow {R^2} = 900 \Leftrightarrow R = 30\).

Suy ra chu vi đáy là \(2\pi R = 60\pi \).

Vậy cần miếng kim loại hình chữ nhật có chiều dài \(60\ pi\) cm, chiều rộng 60 cm để làm thân nồi đó.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »